- Thuốc Aspirin pH8 là một sản phẩm của Công ty cổ phần hóa dược phẩm MEKOPHAR, chứa hoạt chất chính là acid acetylsalicylic với hàm lượng 500 mg. Thuốc dùng để điều trị các cơn đau nhẹ và vừa, giảm đau, hạ sốt; điều trị viêm cấp và mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm (thoái hóa) xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp
- Aspirin pH8 được bào chế dạng viên nén tròn bao phim tan trong ruột, màu trắng hoặc trắng ngà, hai mặt trơn
Aspirin pH8 Mekophar – giảm cơn đau nhẹ và vừa, hạ sốt (20 vỉ x 10 viên)
Liên hệ
Đổi trả trong 30 ngày kể từ ngày mua hàng
Miễn phí 100% đổi thuốc
Miễn phí vận chuyển theo chính sách giao hàng
- Dược chất chính: Acid acetylsalicylic
- Loại thuốc: Thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không steroid
- Dạng thuốc: Viên nén bao phim tan trong ruột
- Ðiều trị các cơn đau nhẹ và vừa, giảm đau, hạ sốt.
- Ðiều trị viêm cấp và mạn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm (thoái hóa) xương khớp và viêm đốt sống dạng thấp.
Cách dùng
Thuốc được nuốt nguyên viên với chất lỏng (như nước, sữa, nước trái cây).
Liều dùng
Người lớn:
- Giảm đau, hạ sốt: 1 – 2 viên, lặp lại sau mỗi 4 – 6 giờ nếu cần, tối đa 8 viên/ngày.
- Kháng viêm (viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp):
– Viêm cấp tính: có thể dùng liều 4 – 8 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
– Viêm mạn tính: liều đến 5 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.
Trẻ em: Chỉ định rất hạn chế vì nguy cơ hội chứng Reye.
– Chống viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
- Trẻ em từ 30 – 50 kg (khoảng 9 – 15 tuổi): Liều khuyến cáo hàng ngày của aspirin khoảng 60 mg/kg, chia thành 4 hoặc 6 lần, tương đương khoảng 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10 mg/kg mỗi 4 giờ.
- Trẻ em từ 30 – 40 kg (khoảng 9 – 13 tuổi): 1 viên/lần, lặp lại nếu cần thiết sau 6 giờ, tối đa 4 viên/ngày.
- Trẻ em từ 41 – 50 kg (khoảng từ 12 – 15 tuổi): 1 viên/lần, lặp lại nếu cần thiết sau 4 giờ, tối đa 6 viên/ngày.
– Tần suất dùng thuốc để giảm đau hoặc hạ sốt:
- Trẻ em (từ 30 – 60kg, khoảng 9 – 15 tuổi): Uống với khoảng cách đều nhau, cả vào ban đêm, tốt nhất là cách 6 giờ, ít nhất là cách 4 giờ với liều lượng qui định như trên.
- Người lớn: Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ.
Thời gian điều trị: Bệnh nhân không nên dùng aspirin nhiều hơn 3 ngày đối với sốt, và 5 ngày khi đau mà không có lời khuyên của bác sỹ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
- Liều gây độc của aspirin là khoảng 200 mg/kg ở người lớn và 100 mg/kg ở trẻ em, liều gây chết khoảng 25 – 30 g. Nồng độ salicylat huyết tương gây độc là trên 300 mg/L, nồng độ huyết tương trên 500 mg/L ở người lớn và 300 mg ở trẻ em thường gây ngộ độc nghiêm trọng.
- Triệu chứng nhiễm độc vừa phải: Ù tai, rối loạn thính giác, nhức đầu, chóng mặt, nhầm lẫn và các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn và đau bụng).
- Triệu chứng nhiễm độc nghiêm trọng: Các triệu chứng có liên quan đến sự phá vỡ nghiêm trọng cân bằng kiềm – toan. Giai đoạn đầu tiên xảy ra sự gia tăng thông khí, dẫn đến chứng kiêm hô hấp. Tiếp theo là nhiễm toan hô hấp do trung tâm hô hấp bị ức chế. Ngoài ra, nhiễm toan chuyển hóa xảy ra do sự hiện diện của salicylat. Trẻ em thường không được phát hiện ở giai đoạn sớm của ngộ độc cho đến khi đang ở giai đoạn nhiễm toan.
- Các triệu chứng khác có thể xảy ra là: Tăng thân nhiệt và mồ hôi dẫn đến mất nước, bồn chồn, co giật, ảo giác và hạ đường huyết. Suy nhược hệ thân kinh dẫn đến tình trạng hôn mê, trụy tim mạch hay ngừng thở.
Xử trí:
- Làm sạch dạ dày bằng cách gây nôn (chú ý thận trọng để không hít vào) hoặc rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính. Theo dõi và nâng đỡ các chức năng cần thiết cho sự sống. Điều trị sốt cao, truyền dịch, chất điện giải, hiệu chỉnh mất cân bằng acid-base; điều trị chứng tích ceton; giữ nồng độ glucose huyết thích hợp. Theo dõi nồng độ salicylat huyết thanh cho đến khi thấy rõ nồng độ đang giảm tới mức không độc.
- Ngoài ra, cần theo dõi thời gian dài nếu uống quá liều mức độ lớn, vì sự hấp thu có thể kéo dài; nếu xét nghiệm thực hiện từ khi uống đến trước 6 giờ không cho thấy nồng độ độc salicylat, cần làm xét nghiệm nhắc lại. Gây bài niệu bằng kiềm hóa nước tiểu để tăng thải trừ salicylat. Tuy vậy, không nên dùng bicarbonat đường uống vì có thể làm tăng hấp thu salicylat.
- Nếu dùng acetazolamid, cần xem xét kỹ tăng nguy cơ nhiễm acid chuyển hóa nghiêm trọng và ngộ độc salicylat (do tăng thâm nhập salicylat vào não vì nhiễm acid chuyển hóa). Thực hiện truyền thay máu, thẩm tách máu, thẩm tách màng bụng khi quá liều nghiêm trọng nếu cần. Theo dõi phù phổi và co giật, thực hiện liệu pháp thích hợp nếu cần. Truyền máu hoặc dùng vitamin K nếu cần để điều trị chảy máu. Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Hộp 20 vỉ x 10 viên nén bao phim tan trong ruột
CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA - DƯỢC PHẨM MEKOPHAR
Việt Nam