Tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển có diễn biến phức tạp, gây ra các biến chứng nguy hiểm ở nhiều hệ cơ quan của cơ thể. Hiện nay, do chế độ ăn uống cùng với lối sống thiếu khoa học đã dẫn đến sự trẻ hóa ở bệnh tiểu đường, có thể bắt gặp tiểu đường ở bệnh nhân 30 tuổi, thậm chí sớm hơn. Vậy triệu chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ là gì, có nguy hiểm không và làm thế nào để phòng ngừa bệnh?
1. Tiểu đường ở người trẻ là gì?
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn dung nạp glucose do sự thiếu hụt hormone insulin dẫn đến gia tăng lượng đường trong máu. Theo ADA (hiệp hội Đái Tháo Đường Mỹ) năm 2017, đái tháo đường được phân thành 4 loại: type 1, type 2, đái tháo đường thai kỳ và tiểu đường thứ phát. Trong đấy tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 và một số ít tiểu đường thai kỳ là các dạng tiểu đường thường gặp ở người trẻ.
2. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường ở người trẻ tuổi
2.1. Di truyền và tiểu đường thai kỳ
Di truyền từ cha mẹ là một trong các nguyên nhân khiến trẻ có thể mắc tiểu đường từ rất sớm, do tụy tạng không tiết đủ insulin gây ra hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, người mẹ tăng cân quá mức hay bị nhiễm virus cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin ở trẻ.
Do vậy, trong thời gian thai nghén, mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ mà bác sĩ khuyến cáo để theo dõi cũng như kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe mẹ và bé. Có khoảng 10-20% tiểu đường ở người trẻ là do di truyền và tiểu đường thai kỳ.
2.2. Lối sống ít vận động
Với lối sống hiện ngày càng hiện đại, khi mà các hình thức giải trí hay các tiện ích đều được công nghệ hóa, con người không phải mất quá nhiều thời gian cũng như công sức. Chính điều này đã làm cho chúng ta, đặc biệt là những người trẻ có xu hướng lười vận động hơn. Lối sống ít vận động này đã dẫn đến việc năng lượng không được đốt cháy, tích tụ thành mỡ thừa. Đây là cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi.
2.3. Chế độ ăn thiếu khoa học
Với thói quen ăn uống thiếu khoa học như hiện nay thì bệnh tiểu đường ở người trẻ có xảy ra không? Câu trả lời chắc chắn là có. Thay bằng việc lựa chọn các thực phẩm tươi sống, đảm bảo an toàn thực phẩm tốt cho sức khỏe thì các bạn trẻ lại yêu thích các món ăn được chế biến sẵn, đồ chiên rán, nước uống có gas hay bánh ngọt,… bởi độ ngon và sự tiện lợi của chúng. Chính điều này đã khiến nồng độ hormone insulin tăng cao đột ngột, dẫn tới mất cân bằng lượng đường trong máu và gây ra bệnh tiểu đường.
2.4. Stress, căng thẳng
Khi cơ thể căng thẳng mệt mỏi, một vài hormone tăng sẽ tiết glucose khiến trong máu, hiện tượng kháng insulin xảy ra. Insulin sản sinh ra không dung nạp hết lượng đường trong máu. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi.
2.5. Dùng nhiều bia rượu, chất kích thích
Sử dụng nhiều bia rượu và các chất kích thích đã ảnh hưởng xấu các hormone cân bằng đường huyết. Ngoài ra, hàm lượng đường trong rượu cũng cao. Do vậy, uống nhiều bia rượu, chất kích thích cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường cho người trẻ tuổi. Trong trường hợp này, bạn hãy kiểm tra và làm các xét nghiệm tiểu đường type 2 để chẩn đoán xem liệu mình có mắc bệnh hay không.
3. Triệu chứng tiểu đường ở người trẻ
Thông thường, tiểu đường tuýp 1 có triệu chứng khởi phát rầm rộ, các chức năng cơ thể thay đổi rõ rệt nên dễ phát hiện bệnh. Đối với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ hay tiểu đường tuýp 2, dấu hiệu thường tiến triển âm thầm, rất khó nhận biết. Do đó, người bệnh cần lưu ý đến triệu chứng bất thường do đái tháo đường gây ra để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
3.1 Khát nhiều, đi tiểu nhiều
Dấu hiệu sớm và dễ nhận biết nhất, đó là người bệnh luôn trong trạng thái khát nước, uống nhiều và đi tiểu thường xuyên. Nguyên nhân là do khi đường máu tăng cao, kéo theo nước trong tế bào ra ngoài để tạo môi trường đẳng trương dẫn đến tế bào bị thiếu hụt nước. Các tế bào này kích thích não bộ, gây ra cảm giác khát, buộc người bệnh phải uống nhiều nước và dẫn đến việc đi tiểu nhiều hơn.
Hơn nữa, glucose máu tăng cao vượt quá khả năng tái hấp thu của thận dẫn đến lượng glucose thừa sẽ được bài tiết qua đường nước tiểu, kéo theo đó hiện tượng đào thải nhiều nước, người bệnh sẽ tiểu nhiều và uống nhiều hơn.
Trung bình, một người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 6-7 lần/ngày. Nếu xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần hơn và kéo dài nhiều ngày, hoặc thấy kiến bu nước tiểu, bạn có thể nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường.
3.2 Sụt cân bất thường là biểu hiện của tiểu đường ở người trẻ
Khi bị tiểu đường, những bệnh nhân trẻ có thể sút đến 5 kg trong vòng 2 tháng. Nguyên nhân là do thiếu hụt insulin dẫn đến việc đường không được dung nạp vào tế bào để chuyển hóa thành năng calo, khiến cơ thể tăng phân hủy protein, lipid để cung cấp đủ calo cho cơ thể. Nồng độ protein, lipid giảm đáng kể đã dẫn đến sự sụt cân nhanh chóng ở người bệnh.
3.3 Nhanh đói, ăn nhiều nhưng vẫn gầy
Khi bị tiểu đường, glucose không được dung nạp vào tế bào để chuyển hóa thành calo khiến cơ thể luôn cảm thấy đói và muốn ăn. Đồng thời, cơ thể cũng không tích trữ được đường nên sau khi ăn, quá trình phân hủy lipid, protein diễn ra mạnh mẽ, khiến người bệnh ăn nhiều nhưng vẫn gầy. Do đó, khi xuất hiện tình trạng săn nhiều nhưng mau đói hay vẫn gầy, bạn cần đi đến các cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời.
3.4 Thường xuyên mệt mỏi, khó chịu
Thiếu năng lượng dẫn đến tình trạng cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu. Do đó, người thiếu sức sống, luôn mệt mỏi, hay cắt gắt, chỉ muốn ngủ nhiều là biểu hiện của bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi. Bệnh nhân tiểu đường có thể ngủ nhiều hơn bình thường 3-4 tiếng mỗi ngày.
Tiểu đường ở người trẻ có thể diễn biến rất phức tạp và nhanh chóng, đặc biệt đối với các trường hợp tiểu đường tuýp 1. Khi xuất hiện những triệu chứng tê bì chân tay, nhiễm trùng, hoại tử chi, nhìn mờ, hôn mê…. có thể bệnh đã tiến triển đến mức độ nặng, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi phát hiện thấy một trong những dấu hiệu trên, bạn cần đi thăm khám ngay để phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời, tránh tai biến không mong muốn.
4. Tiểu đường ở người trẻ có nguy hiểm không?
Tiểu đường ở người trẻ tuổi hay tiểu đường nói chung đều là căn bệnh nguy hiểm, do sự tiến triển âm thầm của bệnh và các biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra. Những biểu hiện của bệnh thường không được người bệnh chú ý do giống với các bệnh lý thông thường hay hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể.
Đặc biệt, người trẻ tuổi thường hay chủ quan, không đi kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng kể cả khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường cũng không chịu đi khám, khi phát hiện, bệnh đã diễn biến nặng, gây khó khăn trong việc kiểm soát và chữa trị. Tóm lại, khi phát hiện thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường đã kể trên, bạn cần đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra pháp đồ điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng.
5. Phòng ngừa tiểu đường ở người trẻ
Thông thường, tiểu đường type 1 thường sẽ khó kiểm soát do đây là bệnh tự miễn dịch. Đối với tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường type 2, chúng ta hoàn toàn có thể tự phòng nếu tuân thủ theo đúng lời khuyên của các bác sĩ. Dưới đây là các biện pháp giúp người trẻ phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.
5.1 Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường tuýp 2 là bệnh béo phì. Do đó, người trẻ cần kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể bằng cách luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, nhằm đốt cháy lượng mỡ thừa đồng thời nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Bạn có thể lựa chọn các bài tập hay một môn thể thao đơn giản như bơi lội, đạp xe, chạy bộ, bơi lội,.… duy trì đều đặn mỗi ngày 30 phút để giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.
5.2 Duy trì chế độ ăn hợp lý
Người trẻ tuổi có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường bằng cách duy trì chế độ ăn thanh đạm, hạn chế các thức ăn, đồ uống nhiều đường như bánh kẹo ngọt, trà sữa, nước có gas, kem…,tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin c như các loại rau xanh, củ quả. Đặc biệt trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên kiểm soát chế độ ăn một cách nghiêm ngặt để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ cho cả mẹ và bé.
5.3 Khám sức khỏe định kỳ
Người trẻ tuổi cần có thói quen đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh lý, dấu hiệu bất thường của cơ thể để chữa trị sớm, tránh dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
5.4 Sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh
Hiện nay, để phòng ngừa và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường ở người trẻ, các công ty dược phẩm đã nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng. Trong đó, những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên đảm bảo an toàn và có công dụng hiệu được nhiều người ưu tiên lựa chọn.
Trong đó TĐ Kingphar, TĐ care, Low Glu là top 3 sản phẩm được nhiều người truyền tai nhau về chất lượng cũng như hiệu quả điều trị bệnh. Các sản phẩm trên đã được bộ y tế kiểm duyệt về chất lượng và hiệu quả trong việc nâng cao sức đề kháng, giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng, giảm nhanh lượng đường máu. Hiện các sản phẩm này đã và đang được bày bán tại quầy thuốc của Nhà thuốc Minh Châu. Bạn có thể đặt mua sản phẩm tại website của nhà thuốc hoặc liên hệ 0909 407 570.
Ngoài ra, người bệnh cần ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, căng thẳng, stress và hạn chế sử dụng các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm, nhất là bệnh tiểu đường.
Như vậy, tiểu đường ở người trẻ tuổi là căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Do đó, những người ở độ tuổi từ 30 đổ xuống cần đặc biệt quan tâm đến chế độ sinh hoạt, ăn uống của mình, đồng thời đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất.