Tăng huyết áp là căn bệnh khá phổ biến trong thời đại ngày nay. Trong đó tình trạng bị tăng huyết áp thứ phát chiếm 5-10% số ca bệnh. Vậy tăng huyết áp thứ phát là gì có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng bệnh ra sao cùng theo dõi bài viết sau để nắm thêm thông tin chi tiết.
1. Tăng huyết áp thứ phát là gì?
Ở những người khỏe mạnh chỉ số huyết áp trong ngưỡng bình thường là 140/90 mmHg. Khi huyết áp vượt qua chỉ số này thì được gọi là tăng huyết áp. Tăng huyết áp được chia làm hai nhóm nguyên phát và nhóm thứ phát.
Trong đó tăng huyết áp có nguyên nhân, xác định được nguồn gốc của bệnh gọi là thứ phát. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh cao huyết áp thứ phát chỉ chiếm 5-10% số ca bệnh.
2. Nguyên nhân gây cao huyết áp thứ phát
Cao huyết áp thứ phát được xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Theo các nghiên cứu cho thấy các nguyên gây bệnh cao huyết áp thứ phát đó là:
- Do các bệnh lý về thận như sỏi thận, viêm cầu thận cấp và mạn, hẹp động mạch thận…
- Do các bệnh lý về nội tiết: cường Aldosteron, Cushing, cường giáp, u tủy thượng thận,…
- Do tác dụng phụ khi dùng thuốc như cam thảo, thuốc tránh thai…
- Do nhiễm độc thai nghén như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ…
3. Triệu chứng bệnh cao huyết áp thứ phát
Người bệnh cần nghĩ đến bệnh cao huyết áp thứ phát trong các trường hợp sau đây:
- Bệnh tăng huyết áp xuất hiện ở những người dưới 30 tuổi hoặc trên 60 tuổi
- Cao huyết áp kháng trị:
- Mỗi nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp thứ phát lại có những triệu chứng bệnh khác:
- Do hẹp mạch thận gây ra thường có tiếng thổi ở bụng, khi dùng ức chế men chuyển thường tăng creatinin trên 30%, ức chế thụ thể, phù phổi tái phát với những cơn tăng huyết áp.
- Do cường Aldosteron gây ra thường hạ kali máu không rõ nguyên nhân
- Do u tủy thượng thận thì thường có triệu chứng là các cơn tăng huyết áp kịch phát, vã mồ hôi, đau đầu, tim đập nhanh,…
- Do hội chứng Cushing gây ra thì người bệnh thường tăng huyết áp kèm béo bụng, teo cơ, rạn da, béo mặt,…
4. Đối tượng nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp thứ phát
Những đối tượng có nguy cơ bị cao huyết áp thứ phát đó là:
- Những phụ nữ sinh con muộn sau tuổi 35, đa thai, dễ có nguy cơ bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật…
- Người lạm dụng các thuốc giảm đau corticoid
- Những đối tượng mắc các bệnh lý làm tổn thương thận cấp tính, mãn tính.
5. Phương pháp trị tăng huyết áp thứ phát
Phương pháp điều trị và những điều người bệnh cần lưu ý:
5.1. Phương pháp điều trị
Để điều trị bệnh cao huyết áp thứ phát đầu tiên phải điều trị nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là:
- Với tăng huyết áp trong thai kỳ thì sử dụng thuốc methyldopa, chẹn kênh canxi như nifedipin, không dùng thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể.
- Can thiệp mạch thận nếu mạch thận loạn sản xơ cơ.
- Tiến hành phẫu thuật nếu có u thượng thận gây tăng huyết áp.
- Tiến hành điều trị cường giáp bằng các loại thuốc kháng giáp dạng tổng hợp.
Các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị tăng huyết áp nhằm đưa chỉ số huyết áp về mức bình thường:
- Thuốc lợi tiểu: Ngăn ngừa tình trạng giữ nước và loại bỏ muối tích tụ trong cơ thể.
- Thuốc ức chế men chuyển: Ức chế hormone gây tình trạng tăng huyết áp.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Ức chế vận chuyển canxi vào tế bào nhằm ngăn ngừa co thắt mao mạch.
- Thuốc chẹn kênh beta: Điều hòa nhịp tim nhằm kiểm soát lượng máu lưu thông trong mao mạch.
5.2 Lưu ý khi điều trị tăng huyết áp vô căn
Bệnh nhân đã mắc tăng huyết áp thứ phát cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh về chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc. Không được tự ý dừng, bỏ uống thuốc khi thấy chỉ số huyết áp trở về mức bình thường mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị. Việc tự ý dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí mất mạng.
6. Các biện phòng ngừa bệnh cao huyết áp thứ phát
Để phòng ngừa căn bệnh cao huyết áp thứ phát nên áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:
- Không nên sinh con muộn sau độ tuổi 35.
- Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc.
- Sử dụng thuốc corticoid theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Điều trị triệt để các bệnh lý có thể gây ra các tổn thương cho thận như sỏi thận, viêm thận bể thận,…
Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu thêm về bệnh lý tăng huyết áp thứ phát cũng như cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Để tăng huyết áp thứ phát không còn là nỗi lo lắng của sức khỏe người bệnh nên tiến hành điều trị sớm nguyên nhân gây bệnh.