Bệnh thường gặp ở trẻ mầm non và hướng dẫn phòng tránh cho phụ huynh

bệnh thường gặp ở trẻ mầm non 1

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền vì sức đề kháng còn kém và hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện. Đặc biệt khi trẻ bắt đầu đi học, sự thay đổi môi trường sẽ làm thay đổi sức đề kháng của bé. Làm bố mẹ ai cũng muốn con mình không bị bệnh tật, nhưng ở một đứa trẻ rất khó tránh khỏi. Vậy bệnh thường gặp ở trẻ mầm non là gì và cách phòng tránh như thế nào, bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc biết được thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

1. Bệnh cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh là một bệnh lây do bị nhiễm khuẩn qua đường hô hấp, có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác khi chơi và tiếp xúc với nhau cũng gây nên bệnh. Phần lớn trẻ nào cũng gặp phải bệnh này, tuy nhiên bệnh không có gì đáng lo lắng nguy hại, nhưng các bạn nên chú ý và chăm sóc trẻ tốt như vậy sẽ giúp trẻ nhanh khỏi hơn.

bệnh thường gặp ở trẻ mầm non 1
Biểu hiện khi trẻ bị cảm lạnh thông thường

1.1 Triệu chứng

Bệnh cảm lạnh là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non. Biểu hiện của bệnh là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Ở trẻ em, khoảng 2, 3 ngày sau khi cơ thể trẻ em tiếp xúc với virus cúm, biểu hiện ban đầu có thể là sốt nhẹ rồi tăng dần, ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi, mệt mỏi, kém ăn.Ngoài ra có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Ở một số trẻ lớn có thể thấy biểu hiện rõ rệt như  đau cơ, đau mỏi chân tay, đau họng, ho và nhức ở hốc mắt…

Nếu trẻ được chăm sóc tốt sau từ 4-7 ngày, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần, sốt và các triệu chứng khác có thuyên giảm nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Vậy để giải đáp thắc mắc trẻ mầm non hay mắc bệnh gì và cách phòng tránh, thì cách phòng tránh bệnh cảm cúm cũng là một phương pháp giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé.

1.2 Cách phòng bệnh

Cách chữa bệnh này không khó chỉ cần lưu ý vệ sinh và chế độ ăn uống để cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp trẻ có có sức đề kháng chống lại bệnh tật.

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc nhiều với trẻ bị bệnh.
  • Thường xuyên cho trẻ uống nhiều nước và tắm rửa vệ sinh sạch sẽ.
  • Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
  • Khi ra ngoài phải đeo  khẩu trang cho trẻ.
  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị nặng hơn cần đưa đi bác sĩ để chữa kịp thời để không để lại biến chứng.

2. Chấy rận

Chấy rận hay còn gọi là chấy rận, loại ký sinh trùng này rất nhỏ sống trên da, tóc hút máu vật chủ, khó chịu như bị kim chích gây nhiễm trùng da đầu và gây rụng tóc.

1.1. Biểu hiện

Bệnh chấy rận thường không nằm trong danh sách câu hỏi trẻ mầm non hay mắc bệnh gì và cách phòng tránh. Tuy nhiên chấy rận lại luôn là nỗi ám ảnh của bậc làm cha mẹ.

Tình trạng bị lây nhiễm chấy rận hiện nay rất phổ biến, đặc biệt trong các trường học mầm non khi bọn trẻ vui chơi, ăn uống cùng nhau. Chấy rận là loại động vật ký sinh, thường sống kí sinh trên da đầu, sinh sản và lây lan rất nhanh. Khi trẻ bị nhiễm sẽ cảm thấy ngứa, kèm theo nổi mẩn đỏ gây khó chịu, bức bối.

bệnh thường gặp ở trẻ mầm non 2
Bệnh chấy rận thường không nằm trong danh sách câu hỏi trẻ mầm non hay mắc bệnh gì và cách phòng tránh

2.2. Cách phòng tránh

Để đảm bảo an toàn cho bé tốt nhất các mẹ nên điều trị chấy tại nhà cho bé bằng cách vệ sinh sạch sẽ đầu tóc gọn gàng, tránh dùng chung khăn, gối, đồ chơi hoặc kẹp tóc. Một trong những giải pháp hiệu quả nhất là thường xuyên kiểm tra đầu tóc của trẻ để kịp thời diệt chấy ngay khi mới bị lây nhiễm. Ngoài ra còn có một số loại dầu gội thảo dược dành riêng cho bé cũng có khả năng xử lý được loài ký sinh này.

3. Bệnh thường gặp ở trẻ mầm non: Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng cũng là một trong số các bệnh được rất nhiều người quan tâm, trẻ mầm non hay mắc bệnh gì và cách phòng tránh chính là chìa khóa để giải đáp cho bệnh nói trên. Đây cũng là loại bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ do vi rút gây nên thường là ở các bé dưới 5 tuổi. 

Bệnh chân tay miệng rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh vào khoảng tháng 3-5 và tháng 8- 9 hằng năm.

3.1. Biểu hiện

Đặc trưng của căn bệnh này là tình trạng xuất hiện các nốt bọng nước trong khoang miệng cùng với tình trạng phát ban ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông, đầu gối, hoặc quanh hậu môn… Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn. Bệnh chân tay miệng chủ yếu do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra.

bệnh thường gặp ở trẻ mầm non 3
Nổi hạt mẩn ngứa khi trẻ bị chân tay miệng

 3.2. Cách điều trị và phòng ngừa

Đây là bệnh do virus gây nên không có loại thuốc đặc hiệu mà chỉ có các biện pháp điều trị nhằm giải quyết các triệu chứng và biến chứng của bệnh

  •  Khi trẻ có biểu hiện sốt cao từ 38,5 độ C trở lên cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol).
  • Cho trẻ uống đủ nước đủ nước: Cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol; hydrite).
  • Bổ sung vitamin C và Kẽm khi trẻ sốt.

Ngoài ra còn có các biện pháp phòng ngừa:

  • Hạn chế tiếp xúc với trẻ bị chân tay miệng nếu không thực sự cần thiết
  • Vệ sinh sạch sẽ, ăn mặc rộng thoáng, sau khi chăm sóc trẻ cần rửa tay kỹ với xà phòng.
  • Khi nào khỏi bệnh mới cho trẻ tới trường.

Xem thêm: Hạ canxi huyết ở trẻ sơ sinh nguy hiểm đến mức độ nào?

4. Viêm kết mạc – bệnh thường gặp ở trẻ mầm non

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi đến trường. Đặc điểm của căn bệnh này là tình trạng mắt bé bị đỏ một hoặc hai bên, ngứa và chảy nước mắt liên tục. Vào ban đêm mắt trẻ còn chảy dịch và hình thành lớp ghèn khiến đôi mắt ngứa, khó chịu và bé khó mở mắt vào sáng hôm sau.

4.1. Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh viêm kết mạc có thể là do virus, vi khuẩn hoặc do trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.Tùy thuốc vào nguyên nhân và cách chăm sóc kiêng cữ cho bé mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau. Đây là bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và thời gian khoảng 4-7 ngày sẽ khỏi. Khi bị đau mắt đỏ sẽ có cảm giác cộm như có cát trong mắt, nhức mắt, hay chảy nước mắt, buổi sáng ngủ dậy 2 mắt khó mở, mắt nhiều dử có thể màu xanh hay màu vàng.

4.2. Cách phòng bệnh

Hãy cho trẻ nghỉ ngơi và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để tránh lây lan nếu trẻ mắc phải bệnh này. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ:

  • Hạn chế cho trẻ ra đường nhiều bụi bặm.
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ an toàn cho mắt, nhỏ mắt cho trẻ một lần một ngày.
  • Khi phát hiện có trẻ bị đau mắt không cho bé nhìn thẳng vào bạn đó tránh bị lây nhiễm.

5. Bệnh truyền nhiễm trẻ nhỏ hay mắc phải là sởi

Cái tên sởi cũng được nhắc đến trong vô số bệnh mà bạn đọc hay thắc mắc trẻ mầm non hay mắc bệnh gì và cách phòng tránh. Sởi cũng là bệnh rất hay phổ biến ở trẻ, dễ lây thành dịch bệnh chính vì vậy các mẹ hãy chủ động tiêm phòng để tránh bị sởi.

bệnh thường gặp ở trẻ mầm non 5
Sởi cũng là bệnh rất hay phổ biến ở trẻ, dễ lây thành dịch bệnh

5.1. Triệu chứng

  • Bệnh này thường khởi phát với triệu chứng sốt nhẹ kèm phát ban.
  • Trẻ biếng ăn, đau họng, sau đó phát ban khắp người.
  • Thời gian ủ bệnh và nhiễm trùng kéo dài khoảng 2-3 tuần.

5.2. Cách phòng bệnh

  • Trước tiên là vệ sinh môi trường sạch sẽ, không để ô nhiễm.
  • Thường xuyên giữ gìn thân thể cho trẻ, tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh.
  • Tập cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước.

6. Bệnh viêm họng

Viêm họng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều bởi hầu hết các trẻ nhỏ trên thế giới đều mắc phải bệnh này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm họng biểu hiện là tình trạng niêm mạc cổ họng bị sưng viêm cấp hoặc mãn tính. Bệnh có thể khởi phát riêng biệt nhưng cũng có thể bùng phát cùng lúc với một số bệnh như sốt, viêm tai giữa, viêm VA, viêm Amidan, ho gà, bạch hầu….

6.1. Triệu chứng

Bệnh đau họng rất phổ biến nên khi phát hiện một số triệu chứng sau đây của trẻ sẽ nhận biết được trẻ nhà mình có bị viêm họng:

  • Triệu chứng sốt, buồn nôn, khi trẻ ăn vào rất dễ hay bị nôn ra ngoài.
  • Khi bị viêm họng trẻ rất biếng ăn.
  • Đau họng, sưng họng, có đờm đặc ở họng.

Tuy nhiên bệnh viêm họng không có gì nguy hiểm chỉ cần uống thuốc và chăm sóc trẻ sẽ rất nhanh khỏi.

6.2. Cách phòng bệnh thường gặp ở trẻ mầm non

Cách chữa trị bệnh viêm họng cũng rất đơn giản:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh bụi bặm, vệ sinh đường hô hấp, thực hiện ăn chín uống sôi, ăn nhiều rau củ quả.
  • Tranh đồ ăn lạnh, nước đá sẽ dẫn đến bệnh viêm họng bị nặng hơn
  • Và cũng cần có kiến thức nuôi dạy trẻ nhỏ để giúp trẻ phòng và chữa bệnh tốt nhất.

7. Bệnh quai bị

Bệnh thường gặp ở trẻ mầm non không thể không nhắc đến quai bị. Đây là căn bệnh không phải hiếm gặp và để lại hậu quả nghiêm trọng. Bệnh quai bị là bệnh do virus gây ra, xảy ra ở mọi lứa tuổi và phổ biến nhất là ở trẻ em độ tuổi từ 5-14 tuổi.

bệnh thường gặp ở trẻ mầm non 6
Quai bị nỗi lo của các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi từ 5-14

7.1. Các triệu chứng

Bệnh quai bị rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng sau đây:

  • Đặc trưng của bệnh  này là sưng đau tuyến nước bọt, có kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy và một số cơ quan khác.
  •  Biểu hiện sốt cao đột ngột, chán ăn, đau đầu.
  • Sau khi sốt 1-3 ngày, quai hàm mặt có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt của trẻ bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt.
  • Ngoài ra còn biểu hiện cơ thể suy nhược, kém ăn, buồn nôn, nôn, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, mệt mỏi.
  • Một trong những triệu chứng nguy hiểm là sưng bìu và đau tinh hoàn.

7.2. Cách phòng bệnh

Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh quai bị, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng. Vacxin có thể miễn dịch với với bệnh trọng một thời gian dài hoặc có thể suốt đời không bị bệnh này nữa.

Trẻ em đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay để có thể sức khỏe tránh bị nhiễm. Lưu ý trong vòng 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị cần tiêm vacxin ngay. 

Khi trẻ mắc bệnh quai bị cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác, đặc biệt là ở các trường học, khu vui chơi, giải trí… Ngoài ra có thể cải thiện sức khỏe bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, tăng sức đề kháng giữ gìn vệ sinh đặc  biệt là đường hô hấp.

Một số cách điều trị khi bị quai bị bạn nên tham khảo để chữa trị cho bé nhanh khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm:

  • Phát hiện bị bệnh nên cách ly 2 tuần tính từ lúc phát hiện mắc bệnh, để phòng tránh lây lan cho người khác.
  •  Cho trẻ được nghỉ ngơi hạn chế vui chơi, học tập.
  • Sử dụng khăn ấm để lau người giúp hạ nhiệt cho cơ thể của bé.
  • Đắp  ấm cho vùng má bị sưng để giảm đau.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống nước thường xuyên và súc miệng bằng nước muối sinh lý nhằm chống khô miệng.
  • Sử dụng thực phẩm dễ ăn, mềm, dễ nuốt cho bé.
  • Ngoài ra khi phát hiện các biến chứng nên đến bệnh viện ngay để được tư vấn và chăm sóc.

8. Bệnh thường gặp ở trẻ mầm non – Nhiễm giun ở trẻ em

Việc ăn uống và vệ sinh không sạch sẽ là một tác nhân lớn gây ra bệnh nhiễm giun. Để hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách chữa khi bị nhiễm giun là điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng nhiễm giun cho trẻ.

8.1. Nguyên nhân bị nhiễm giun ở trẻ

Nhiễm giun ở trẻ đa số là từ việc sinh hoạt và ăn uống chưa sạch sẽ, khoa học dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nhiễm giun:

  • Trẻ chơi chân đất trong vườn, sân chơi hoặc bất cứ vùng đất bị nhiễm bệnh nào, ví dụ như ấu trùng giun móc chui qua da khi đi chân trần
  • Ăn phải trứng giun khi ăn trái cây, rau, ngũ cốc, cá và thịt có chứa giun tròn hoặc trùng roi.
  • Trẻ hay chơi với các con vật dẫn đến truyền giun ký sinh từ vật nuôi đến chủ nhân.
  • Không cho trẻ  rửa tay bằng xà bông và nước sau khi đi vệ sinh. Việc đi vệ sinh ngoài trời cũng làm tăng khả năng cơ thể trẻ bị nhiễm giun.
bệnh thường gặp ở trẻ mầm non 7
Nhiễm giun cũng là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

8.2. Các dấu hiệu của trẻ bị nhiễm giun và cách phòng tránh

Dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm giun giữa trẻ em và người lớn có sự khác nhau. Riêng ở trẻ em có nhiều triệu chứng xuất hiện ở vùng bụng vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên nguy cơ tắc nghẽn cao hơn. 

  • Trong phân của trẻ có giun.
  • Bé có biểu hiện đau bụng, sốt.
  • Có thể khó thở hoặc ho.
  • Cơ thể ngứa ngáy, đặc biệt vùng quanh hậu môn.
  • Trẻ ngủ không sâu giấc, giật mình khi ngủ.

Nếu không phát hiện sớm được bệnh của trẻ, để lâu giun càng phát triển sẽ gây nên tình tình trạng suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên tẩy giun cho bé mỗi 6 tháng một lần. Khi đó thuốc tẩy giun sẽ giết chết giun trưởng thành chứ không phải trứng giun.Vậy nên tẩy giun 6 tháng 1 lần là điều rất cần thiết cho trẻ.

Theo phác đồ của các bác sĩ thì hai loại thuốc được quy định để tẩy sán dây là Praziquantel và Niclosamide. Liều lượng của thuốc tùy thuộc trọng lượng hoặc độ tuổi của bé, ví dụ  bố mẹ cho bé dùng liều 500 mg Niclosamide dành cho trẻ dưới 2 tuổi, 1.000 mg cho trẻ từ 2 đến 6 tuổi và 2.000 mg cho trẻ em trên 6 tuổi.

Với hàng loạt các bệnh thường gặp ở trẻ mầm non kể trên, hi vọng rằng bố mẹ sẽ tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả cho bé một cách tốt nhất. Đồng thời cũng trang bị thêm kiến thức để nuôi dạy trẻ, tránh được các hậu quả không mong muốn. Nhà thuốc Minh Châu 5 sẽ đồng hành cùng mẹ và bé để có một tinh thần và thể lực tốt nhất  giúp trẻ vững bước trên đường đời.

 

Bài viết có liên quan
0909 407 570