Tổng quan hạ canxi máu: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

hạ canxi

Hạ canxi là gì? Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong huyết thanh toàn phần thấp hơn 8.8 mg/dl (2.2 mmol/l) hay nồng độ canxi ion hóa thấp hơn 4.7 mg/dl (1.17mmol/l). Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị và dẫn đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe và cuộc sống. Nhà thuốc Minh Châu sẽ gửi đến bạn những thông tin tổng quan nhất về hạ canxi đường huyết ngay trong bài viết sau đây.

1. Canxi cần thiết như thế nào trong cơ thể?

Là một khoáng chất cần thiết trong cơ thể, canxi đóng vai trò như một chất dẫn truyền thần kinh, tham gia vào quá trình đông máu, hoạt động co cơ cũng như giải phóng hormone bên trong cơ thể. Lượng canxi trong cơ thể dự trữ hầu hết tại xương (chiếm 99%), chỉ có 1% còn lại là ở dạng tự do có tác dụng như một hệ đệm, điều chỉnh nồng độ canxi máu bằng cách trao đổi với dịch ngoại bào. 

Hạ canxi 1
Canxi là chất đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý của cơ thể

Nồng độ canxi trong máu nằm ở ngưỡng 8.8 đến 10.4 mg/dl (2.2-2.6 mmol/l). Khi nồng độ dưới ngưỡng ổn định này thì dẫn đến tình trạng hạ canxi huyết. Nồng độ canxi trong máu được giữ ổn định dựa vào 3 yếu tố đó là:

  • Lượng canxi được nạp vào cơ thể qua thực phẩm hoặc thuốc uống bổ sung (cơ thể người trưởng thành cần khoảng 1000mg canxi/ngày).
  • Quá trình hấp thu canxi ở ruột (khoảng 200 – 400mg được hấp thu tại ruột).
  • Bài tiết canxi ở thận (200mg đào thải qua mật, dịch tiêu hóa và phân; 200mg bài tiết qua thận).

2. Đối tượng có nguy cơ bị hạ canxi máu

Cả trẻ em và người trưởng thành đều có khả năng bị hạ canxi huyết. Một số nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ bị nhất đó là:

  • Người có chế độ ăn thiếu lượng canxi cần thiết.
  • Người bị rối loạn hấp thu, chuyển hóa và bài tiết canxi.
  • Người mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, suy thận, suy gan, viêm tụy, rối loạn lo âu, rối loạn nội tiết (tăng tiết calcitonin, suy tuyến cận giáp…) thiếu magie, thiếu vitamin D,…
  • Trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai.

3. Nguyên nhân dẫn đến hạ canxi máu

Khi có bất cứ nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến quá trình dung nạp, hấp thu, bài tiết canxi của cơ thể đều có thể dẫn đến nguy cơ bị hạ canxi huyết. Vậy nguyên nhân dẫn đến hạ canxi là gì? Các nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Lượng canxi nạp vào không đủ: Đặc biệt ở nhóm đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ đang phát triển, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có nhu cầu canxi cao hơn người bình thường. 
  • Thiếu vitamin D: Do tác dụng phụ của thuốc (như phenobarbital, rifampicin,…), ruột kém hấp thu hay ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D, từ đó làm hạ canxi máu.
  • Thiếu Magnesi: Có liên quan đến tình trạng hạ canxi máu ở những người ruột kém hấp thu, nghiện rượu,…
  • Suy tuyến cận giáp (có thể là do nhầm lẫn trong phẫu thuật cắt tuyến giáp): Dẫn tới giảm hormon PTH, tăng phospho máu dẫn đến hạ canxi huyết mạn tính.
  • Các bệnh lý ở thận: Ví dụ như chứng nhiễm toan ống lượn xa, hội chứng Fanconi, suy thận làm tổn thương tế bào thận, giảm bài tiết phosphate, mất canxi tại thận, giảm chuyển hóa vitamin D.
  • Viêm tụy cấp: Dẫn tới tình trạng giảm nồng độ canxi trong máu và nhiều tình trạng khác.
  • Hạ protein máu: Tuy lượng canxi ion hóa không đổi nhưng lượng canxi gắn với protein lại giảm dẫn đến tình trạng hạ canxi máu giả tạo (không biểu hiện lâm sàng).
  • Một số nguyên nhân khác: Tăng tiết calcitonin, nhiễm trùng huyết, tăng phosphat máu, tăng tạo chelat trong lòng mạch, tăng lắng canxi ngoài lòng mạch, do một số loại thuốc như như phenytoin (dilantin), phenobarbital và rifampicin,…
  • Yếu tố ngoại sinh: Như căng thẳng, lo lắng, tập thể dục cường độ mạnh, rối loạn đường ruột (tiêu chảy, táo bón).
  • Do tế bào ung thư đang phát triển và lan rộng.
  • Do mẹ bị tiểu đường thai kỳ dẫn tới trẻ sơ sinh bị hạ canxi máu.
Hạ canxi 2
Ăn uống thiếu canxi và vitamin D là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng hạ canxi huyết

4. Triệu chứng của hạ canxi máu

Trẻ nhỏ bị hạ canxi máu

  • Ngủ gà, chậm chạp hoặc kích thích quá mức.
  • Chán ăn, mệt mỏi, bỏ bú.
  • Tăng phản xạ gân xương (sử dụng phương pháp chẩn đoán dấu Chvostek, cụ thể sẽ được nêu ở phần tiếp theo).
  • Cơ bị co rút (sử dụng phương pháp chẩn đoán dấu Trousseau)
  • Run rẩy, co giật.

Người lớn bị hạ canxi máu

  • Tăng phản xạ gân xương (dấu Chvostek).
  • Co thắt cơ (dấu Trousseau).
  • Chuột rút.
  • Co giật.
  • Bàn tay, bàn chân bị rối loạn cảm giác.
  • Bụng bị đau thắt.
  • Dễ bị u uất, trầm cảm.
  • Trí nhớ kém.
  • Huyết áp thấp.
  • Parkinson.
  • Eczema.
  • Phù gai thị hoặc sưng đĩa quang.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Suy tim sung huyết.
  • Co thắt thanh quản.
  • Một số biểu hiện khác như da khô, móng tay dễ gãy, đục thủy tinh thể, sỏi thận, tiền gửi canxi khác…

Biểu hiện của tình trạng hạ canxi cấp

Cơn Tenany: Dị cảm ở đầu chi, môi, lưỡi, dấu bàn đạp, co giật cơ mặt, đau cơ toàn thân. Đây là biểu hiện nặng của hạ canxi huyết, nồng độ khi này đã ở mức dưới 7 (< 1.75mmol/l) rất nghiêm trọng.

Khi bất cứ biểu hiện nghiêm trọng của tình trạng canxi huyết cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để kịp thời xử trí, tránh các biến chứng như loãng xương, nhuyễn xương, chậm phát triển,…

Hạ canxi 3
Hạ canxi gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm ở mọi lứa tuổi

5. Các biến chứng của hạ canxi máu

  • Tổn thương mắt.
  • Nhịp tim bất thường.
  • Loãng xương.
  • Khuyết tật.
  • Gãy xương.
  • Đi lại khó khăn.
  • Trẻ em bị chậm phát triển, gặp vấn đề về vận động.

6. Phương pháp chẩn đoán hạ canxi máu

Để chẩn đoán tình trạng hạ canxi máu, các chuyên viên sẽ sử dụng các kỹ thuật y tế tùy đối tượng và tình trạng. Đầu tiên đó chính là xác định nồng độ canxi thông qua xét nghiệm máu. Ngoài ra một số phương pháp chẩn đoán có thể được thực hiện như:

  • Kiểm tra cơ bắp, tóc, da.
  • Khám nghiệm tâm thần: ảo giác, nhầm lẫn, mất trí, cáu gắt, co giật,..
  • Khám dấu Chvostek và Trousseau: Dấu Chvostek là phản ứng co giật trên mặt do sự kích thích dây thần kinh tại vùng này. Dấu Trousseau là phản ứng co thắt tại bàn tay, bàn chân mà nguyên nhân có thể do tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc máu bị hạn chế cung cấp cho các mô.

7. Phương pháp điều trị hạ canxi huyết

Ở một số người, tình trạng hạ canxi máu có thể tự hết và không có nguy hiểm nào đối với sức khỏe. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân khác, nếu không can thiệp điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm. Khi này bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau:

  • Tiêm canxi qua tĩnh mạch: Đối với tình trạng hạ canxi máu cấp, giúp bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt nhanh, khôi phục sức khỏe nhanh chóng.
  • Sử dụng viên uống bổ sung canxi.
  • Điều trị bệnh lý nền là các yếu tố nguy cơ gây hạ canxi máu.
Hạ canxi 4
Tiêm canxi tĩnh mạch là phương pháp phục hồi nhanh chóng nhất cho người bị hạ canxi

8. Kiểm soát và phòng ngừa tình trạng hạ canxi huyết

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ canxi, vitamin D, magie như hải sản, sữa, trứng, rau lá xanh đậm…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng viên uống bổ sung.
  • Tăng thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tăng lượng hấp thụ vitamin D.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia rượu và cả muối bởi chúng tác động đến sự hấp thu canxi.
  • Kiểm soát cân nặng, tập thể dục cường độ hợp lý,…

Hạ canxi máu tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu có bất cứ biểu hiện sớm nào của bệnh, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị sớm.

Bài viết có liên quan
0909 407 570