Theo nhiều nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO thì cứ 3 người trưởng thành (≥25 tuổi) lại có 1 người bị tăng huyết áp. Đây là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, đây là tình trạng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, não thận và các bệnh khác. Việc tìm hiểu đầy đủ thông tin về tăng huyết áp sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ được nguyên nhân, giúp ngăn ngừa được nguy cơ gây bệnh, kiểm soát tốt huyết áp và có phương pháp chữa trị phù hợp.
1. Bệnh tăng huyết áp là gì?
Huyết áp chính là áp lực chảy của dòng máu lên thành mạch. Huyết áp thường được biểu thị bởi hai chỉ số tâm thu và tâm trương, ví dụ 140/80mmHg, 130/90mmHg. Số cao hơn là tâm thu đây là huyết áp tối đa (huyết áp khi tim co bóp), số thấp hơn là tâm trương là huyết áp tối thiểu (huyết áp giữa hai nhịp đập của tim).
Huyết áp tăng là khi tình trạng huyết áp cao hơn bình thường. Thông thường huyết áp sẽ tăng giảm trong cả ngày và nó sẽ trở thành bệnh lý khi huyết áp cao hơn bình thường trong một thời gian dài. Bệnh cao huyết áp sẽ được chẩn đoán khi đo huyết áp vào hai ngày khác nhau mà chỉ số thu được ở tâm thu cả hai ngày đều là ≥140 mmHg và /hoặc chỉ số huyết áp tâm trương cả hai ngày ≥90mmHg.
1.1. Các cấp độ của cao huyết áp
Sau khi thực hiện đo huyết áp đúng quy trình và được thực hiện bởi các cán bộ y tế có chuyên môn thì phân độ huyết áp được chia thành các cấp độ như bảng dưới đây:
Trong trường hợp chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương không cùng chung phân độ như trên thì lúc này ưu tiên chọn mức cao hơn để xếp loại.
1.2. Các thể của bệnh huyết áp tăng
Tăng huyết áp được chia làm hai thể chính đó là tăng huyết áp nguyên phát (vô căn) và tăng huyết áp thứ phát ( có nguyên nhân).
1.2.1. Tăng huyết áp nguyên phát
Là tình trạng thường gặp nhất, thường chiếm khoảng 90%. Tình trạng này thường không được xác định rõ nguyên nhân. và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
1.2.2. Tăng huyết áp thứ phát
Đây là tình trạng huyết áp tăng mà bác sĩ xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Thường thì tình trạng này ít gặp hơn nó chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng ca bệnh.
2. Nguyên nhân gây cao huyết áp
Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp tăng cũng được chia ra dạng, đó là nguyên nhân cao huyết áp nguyên phát và nguyên nhâncao huyết áp thứ phát.
2.1. Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát thường không chỉ ra được nguyên nhân gây bệnh một cách rõ ràng. Chính vì vậy, các nghiên cứu chỉ chỉ ra mối liên kết giữa bệnh và một số nguy cơ dẫn tới bệnh như sau:
- Người lớn tuổi mạch máu lúc này mất dần đi sự đàn hồi dẫn đến tăng nguy cơ bị cao huyết áp. So với nam giới ở cùng nhóm tuổi trên 60 thì phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh huyết áp tăg cao hơn.
- Yếu tố di truyền, không chỉ người lớn tuổi mới bị cao huyết áp mà trẻ em cũng có thể gặp phải tình trạng này. Lý giải cho điều này là bởi trong gia đình có tiền sử bị cao huyết áp.
- Đối tượng bị béo phì, đái tháo đường có nguy cơ bị cao huyết áp cao hơn bình thường nhiều lần. Thói quen ít vận động cơ thể cùng chế độ ăn uống không khoa học khiến cho tỷ lệ người bị béo phì và mắc bệnh tiểu đường tăng lên.
- Muối có khả năng giữ nước. Nếu bạn ăn quá nhiều muối sẽ dễ dẫn tới tình trạng cao huyết áp.
2.2. Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát
Khác với tình trạng cao huyết áp nguyên phát, cao huyết áp thứ phát luôn xác định được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cao huyết áp. Cụ thể như sau:
- Do những rối loạn hóc môn ở tuyến thượng thận.
- Do các bệnh lý như suy thận, tắc mạch vùng thận, u thận.
- Do các tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giảm cân…
- Do chứng rối loạn hô hấp khi nằm ngủ.
- Thai phụ mang thai lần đầu và biến chứng của các bệnh như bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh tiền sản giật.
- Do khiếm khuyết bẩm sinh như bệnh động mạch chủ bị hẹp eo.
Việc xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp sẽ giúp cho việc áp dụng được đúng phương pháp điều trị và việc điều trị trở nên đơn giản hơn.
3. Các triệu chứng của tăng huyết áp
Tăng huyết áp được gọi là “sát thủ người thầm lặng” bởi vì hầu như những người bị bệnh đều không có dấu hiệu cảnh báo hoặc các triệu chứng đi kèm. Một số những triệu chứng thường thấy đó là bị đau đầu vào sáng sớm, chảy máu cam, choáng váng, chóng mặt, nhịp tim trở nên không đều, thị lực thay đổi ù tai. Nếu bị cao huyết áp nặng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, nôn, lo lắng, nhầm lẫn, đau ngực và run cơ.
Nếu có các triệu chứng như trên người bệnh cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, xác định bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh gây gây những biến chứng không mong muốn.
4. Bệnh tăng huyết áp có nguy hiểm không
Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nặng nề cho người bệnh, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Các biến chứng thường gặp của cao huyết áp, cụ thể là:
4.1. Động mạch tổn thương vĩnh viễn
Khi động mạch khỏe mạnh sẽ giúp máu lưu thông tốt tới các cơ quan trong cơ thể mà không bị cản trở. Việc cao huyết áp trong thời gian dài khiến cho động mạch bị tổn thương, trở nên cứng hơn và ít co giãn. Chính vì vậy mà cháy béo trong máu dễ dàng tích tụ trong mạch máu, dần dần hạn chế lưu lượng máu lưu thông, gây ra tình trạng tắc nghẽn, cao huyết áp, đau tim, đột quỵ.
4.2. Các biến chứng tại tim do tăng huyết áp
Khi bị tăng huyết áp trái tim sẽ phải hoạt động quá sức, áp lực lên mạch máu càng cao thì cơ tim cần phải bơm nhiều máu hơn do đó tim hoạt động mạnh hơn co bóp nhiều hơn bình thường. Tình trạng này lâu dần tim sẽ bị giãn nở, đến lúc nào đó sẽ làm rối loạn nhịp tim, suy tim đau tim,…
4.3. Những biến chứng về não bộ
Não bộ và những cơ quan trong cơ thể đầu cần máu giàu oxy được tim bơm đến để có thể hoạt động bình thường. Cao huyết áp làm giảm lượng máu được tim bơm đến não bộ gây ra những cơn thiếu máu thoáng qua cho cơ quan này (TIAs). Nếu tình trạng dòng máu bị tắc nghẽn đáng kể và kéo dài có thể khiến tế bào não chết, đột quỵ.
4.4. Biến chứng ngoài tim và não
Khi huyết áp tăng lâu dẫn sẽ dẫn đến tăng áp lực lọc lên tổ chức thận, Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn tới suy thận. Còn ở mắt tăng huyết áp cơ thể dẫn tới phù đáy mắt. Ngoài ra, huyết áp tăng không kiểm soát cũng có thể làm ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, giao tiếp và suy đoán của người bệnh.
Khi cơ thể có những triệu chứng của cao huyết áp bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán bệnh để có phương án điều trị kịp thời tránh gây ra biến chứng nghiêm trọng.
5. Đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp
Huyết áp cao có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh, những đối tượng có những yếu tố sau đây sẽ dễ mắc tăng huyết áp:
- Theo độ tuổi: Nguy cơ bị huyết áp cao tăng khi bạn cao tuổi. Cho đến khoảng 64 tuổi, huyết áp cao phổ biến hơn ở nam giới, còn phụ nữ sau tuổi 65 có nhiều khả năng bị huyết áp cao.
- Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có tiền sử huyết áp cao thì bạn cũng sẽ cơ nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe này.
- Béo phì, thừa cân.
- Không vận động thể chất.
- Hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu.
- Chế độ ăn nhiều muối.
- Thiếu kali: Trong chế độ ăn uống thiếu Kali cơ thể sẽ tích lũy nhiều natri trong máu dẫn tới tình trạng huyết áp tăng cao.
- Cơ thể căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
- Những đối tượng mắc bệnh nền mãn tính như bệnh thận tiểu đường, ngưng thở khi ngủ…
- Phụ nữ có thai.
6. Phương pháp Chẩn đoán tăng huyết áp
Kiểm tra và đo huyết áp thường xuyên là phương pháp tốt nhất để có thể theo dõi tình trạng huyết áp của cơ thể. Chỉ số huyết áp được thể hiện dưới dạng phân số, ví dụ như 120/80 mmHg. Trong đó mmHg là đơn vị đo huyết áp.
Như đã nói ở trên chỉ số huyết áp được thể hiện ở chỉ số tâm thu và tâm trương. Các chỉ số này có thể thay đổi trong ngày, khi tập thể dục, nghỉ ngơi, căng thẳng, tức giận. Thỉnh thoảng chỉ số huyết áp của bạn tăng cao không có nghĩa là bạn bị cao huyết áp. Bạn chỉ bị chẩn đoán cao huyết áp khi kết quả đo ở 2-3 ngày khác nhau và các chỉ số đều vượt quá mức bình thường.
Để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm sau đây để kiểm tra các vấn đề liên quan đến tim và thận khi có các dấu hiệu của tăng huyết áp:
- Xét nghiệm cholesterol để kiểm tra nồng độ cholesterol có trong máu.
- Siêu âm tim để kiểm tra các dấu hiệu bất thường của tim nếu có.
- Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG) ghi lại hoạt động điện tim.
- Xét nghiệm thận và các chức năng khác để biết các cơ quan này đang hoạt động như thế nào, có bình thường không.
7. Các phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp
Các phương pháp điều trị huyết áp tăng với mục tiêu là đưa huyết áp về mức bình thường dưới 120/80 mmHg. Những người lớn hơn 65 tuổi tăng huyết áp nên đưa huyết áp xuống dưới mức 140/90 mmHg, những người dưới 65 tuổi hoặc bị mắc các bệnh lý như thận, tiểu đường bị tăng huyết áp nên đưa huyết áp về mức 130/80 mmHg. Dưới đây là một số phương pháp điều trị huyết áp tăng đang được áp dụng hiện nay:
7.1. Thuốc điều trị tăng huyết áp
Nếu bạn được chẩn đoán bị tăng huyết áp các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị là dùng thuốc để kiểm soát chỉ số huyết áp mục tiêu. Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị cao huyết áp bao gồm:
- Thuốc chẹn beta: Đây là thuốc giúp làm chậm nhịp tim, giãn mạch máu và làm hạ huyết áp. Thuốc chẹn beta được xem là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị cao huyết áp với các loại thuốc như Propranolol, Bisoprolol, Nebivolol, Metoprolol…
- Thuốc lợi tiểu: Nếu cơ thể bị dư nồng độ natri và chất lỏng có thể dẫn tới cao huyết áp. Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ lượng natri và chất lỏng dư thừa. Một số thuốc lợi tiểu điển hình như Chlorothiazide, Hydrochlorothiazide, Furosemide…
- Thuốc ức chế men chuyển: Angiotensin có trong máu làm cho mạch máu và thành mạch bị thắt chặt và thu hẹp lại. Thuốc ức chế men chuyển ức chế cơ thể sản sinh ra chất này giúp các mạch máu thư giãn.
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) giúp ngăn chặn angiotensin liên kết với các thụ thể giúp thư giãn mạch và hạ huyết áp. Một số thuốc điển hình như Losartan, Telmisartan, Valsartan, Irbesartan…
- Thuốc chẹn kênh canxi đây là nhóm thuốc chặn dòng ion calci đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, giúp làm giãn mạch, giảm sức co bóp của cơ tim và tăng cường cung cấp oxy cho tim. Từ đó làm giảm nhịp tim và hạ huyết áp. Các thuốc chẹn kênh canxi gồm Amlodipin, Verapamil, Diltiazem…
- Chất chủ vận Alpha-2, đây là nhóm thuốc làm thay đổi các xung thần kinh gây co thắt mạch máu giúp mạch máu thư giãn, giảm huyết áp. các thuốc thuộc nhóm này bao gồm Clonidin, Methyldopa…
7.2. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bệnh tăng huyết áp
Bên cạnh việc duy trì thói quen sinh hoạt tốt, dùng thuốc đặc trị do bác sĩ kê đơn, các bệnh nhân cao huyết áp nên dùng thêm sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh. Nên lựa chọn những sản phẩm có uy tín đảm bảo chất lượng, có chứng nhận lâm sàng để đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
Các sản phẩm này có tác dụng giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, cao huyết áp. Bên cạnh đó, nên dùng các sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạ huyết áp, tốt cho hệ tim mạch,… Hiện nay tại Nhà Thuốc Minh Châu 5-6-9 Bình Dương đang phân phối các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ tim mạch và điều trị cao huyết áp như:
- Viên Uống Hỗ Trợ Giảm Mỡ Máu Cholesterol Aid Vitamins For Life.
- Viên Uống Hỗ Trợ Tim Mạch Omexxel Cardio Excelife 3X10.
- Thực Phẩm Chức Năng Bảo Vệ Tim Mạch Co Enzyme Q10.
- Coq10 Mỹ – Viên Uống Bổ Tim Mạch.
- Viên Uống Cho Người Rối Loạn Nhịp Tim Ninh Tâm Vương.
- Viên Uống Giúp Giảm Đau Thắt Ngực Vaso New.
- Viên Uống Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Đau Tim Vương Tâm Thống…
8. Phòng ngừa tăng huyết áp
Để phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
8.1. Kiểm soát cân nặng
Luôn duy trì mức cân nặng hợp lý, Bởi bị béo phì thường làm tăng nguy cơ cao huyết áp hơn bình thường. Những trường hợp thừa cân và có vòng bụng quá to so với tiêu chuẩn thì nên áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học như tập luyện thể thao, giảm lượng tinh bột tiêu thụ, uống đủ nước và tăng cường trái cây, rau củ.
8.2. Chế độ ăn uống khoa học
Để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị tăng huyết áp cần thực hiện một chế độ ăn khoa học như sau:
- Tăng cường các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin E hoặc Kali như cam, quýt, bưởi, bơ, thanh long, dưa hấu , táo, dâu, t chuối, dứa.
- Bổ sung ngũ cốc cho bữa ăn, ngoài tác dụng chống táo bón chất xơ có trong các loại ngũ cốc như gạo lứt, bo bo, bắp, yến mạch, bánh mì đen… có tác dụng hạn chế việc cơ thể hấp thụ cholesterol vào máu, tăng cường khả năng tiết axit mật hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- Nên bổ sung đạm từ cá thay cho các loại thịt, 1 tuần bạn nên ăn 2-3 lần ăn cá biển axit béo không bão hòa có trong cá giúp giảm cholesterol máu
- Sử dụng các loại chất béo không bão hòa từ dầu oliu, dầu bắp, dầu hướng dương, dầu đậu nành… hạn chế các món chiên, xào nên thay thế bằng các món luộc hoặc hấp.
8.3. Hạn chế những thực phẩm làm tăng nguy cơ tăng huyết áp
Song song với việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho huyết áp, người bệnh cũng cần hạn chế các thực phẩm làm tăng nguy cơ cao huyết áp như:
- Giảm bớt lượng muối dung nạp vào cơ thể, Không nên ăn thực phẩm kho quá mặn, thực phẩm giàu natri như trứng vịt muối, thịt chà bông…
- Hạn chế tối đa các loại chất béo bão hòa, không ăn nhiều đồ chiên, xào lòng đỏ trứng gà, da, nội tặng động vật, nước xương hầm…
- Giảm tinh bột đường (glucid) ăn vừa đủ lượng cơm, bún… tránh các loại thức ăn nhiều đường cũng như trái cây quá ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, mứt, xoài, na nhãn, mít, vải, tươi…
- Hạn chế các loại thịt từ động vật, đặc biệt là thịt đỏ sẽ làm tăng cholesterol dẫn đến cao huyết áp như thịt bò, cừu, dê, chó.
- Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích. Bởi đây đều là những thực phẩm có chứa tỉ lệ muối và chất bảo quản rất cao.
- Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như cà phê, bia rượu, trà, gia vị cay nóng những thứ này thường làm thần kinh hưng phấn gây mất ngủ, rối loạn nhịp tim, từ đó dẫn đến cao huyết áp.
8.4. Luyện tập và vận động thường xuyên
Nên lên kế hoạch và duy trì chế độ tập luyện thường xuyên từ 30 – 60 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Điều này giúp bạn thư giãn, tránh xa stress nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Các hình thức tập luyện tốt cho sức khỏe và giảm nguy cơ tăng huyết áp đó là đi bộ, bơi lội, các môn thể thao ….
8.5. Nếp sinh hoạt lành mạnh
Nên thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh như:
- Ăn đủ bữa và không ăn quá nhiều hay quá muộn.
- Không thức quá khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Duy trì lối sống lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
8.6. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Bên cạnh việc tập luyện và có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý,… thì việc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần không nên bỏ qua. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất bạn cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đã có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh mà không biết cho tới khi đi khám bệnh. Vậy nên hãy duy trì thói quen khám bệnh định kỳ để cơ thể luôn được đảm bảo trong tình trạng sức khỏe tốt nhất.
Tăng huyết áp đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. do thói quen sinh hoạt và sự chủ quan trong bảo vệ sức khỏe. Bệnh thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử xong. Hiểu rõ về bệnh huyết áp tăng và có hướng điều trị kịp thời là điều bạn nên làm đảm bảo cơ thể luôn được bảo vệ tốt nhất. Hy vọng những thông tin trên từ bài viết của Nhà Thuốc Minh Châu 5-6-9 Bình Dương đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về căn bệnh này.