Hiện nay, tình trạng thiếu máu não diễn ra ngày càng nhiều ở mọi đối tượng đặc biệt là ở trẻ em. Tìm hiểu những thông tin liên quan đến căn bệnh này của trẻ là điều các bậc phụ huynh cần nắm rõ, để có được những hướng khắc phục kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc nhận biết được nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp xử lý bệnh thiếu máu não ở trẻ em.
Nguyên nhân và những khó khăn của bệnh thiếu máu não ở trẻ em
Bệnh thiếu máu não trẻ em xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến lượng hồng cầu trong máu suy giảm không đủ lưu thông ổn định lên não. Từ đó gây ra những khó khăn trong quá trình phát triển thể chất, cũng như sự phát triển trí tuệ và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bệnh nhân thiếu máu não là do lượng hồng cầu trong máu thay đổi, có thể suy giảm cả về chất lượng và số lượng. Từ đó, lượng máu cung cấp lên não không đủ, hoặc lưu thông không ổn định. Điều này khiến trẻ thiếu máu não, không cung cấp đủ oxy cho não bộ hoạt động hiệu quả.
Bệnh thiếu máu não ở trẻ còn do chế độ dinh dưỡng của trẻ, không đủ cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Đặc biệt là tình trạng trẻ thiếu các nhóm chất quan trọng như sắt, vitamin B11, B12 và vitamin E. Những loại chất này có vai trò quan trọng tới lượng máu trong cơ thể của trẻ em.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tủy xương cho biết, tủy xương có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu nuôi dưỡng cơ thể. Nếu tủy xương trẻ gặp vấn đề như sự biến dạng, sẽ khiến quá trình sản xuất hồng cầu suy giảm hoặc ngưng hoạt động.
Điều này sẽ khiến máu trong cơ thể trẻ nhỏ không được lưu thông. Từ đó gây ra bệnh thiếu máu não ở trẻ em. Điển hình ung thư xương tủy và ung thư bạch cầu là những căn bệnh liên quan tới thiếu máu não ở trẻ.
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng thiếu máu não ở trẻ là do sinh non hoặc không được bú sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời. Điều này đã được chứng minh bởi sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác khiến máu không được cung cấp lên não ở trẻ như mắc các bệnh tự miễn, thiếu máu, các bệnh về thận, bệnh do di truyền, nhiễm ký sinh trùng,….Từ đó làm cơ thể trẻ nhỏ giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt.
Những nguyên nhân trên sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em từ đó gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất lẫn trí tuệ. Xuất hiện nhiều triệu chứng thiếu máu não ở trẻ như hay quên, chậm lớn, suy giảm về kết quả học tập, hệ miễn dịch kém,…. Thậm chí tình trạng kéo dài còn gây ảnh hưởng tới tính mạng, nguy cơ đột quỵ tăng cao ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu cha mẹ có thể quan sát ở bệnh thiếu máu não ở trẻ em
Bệnh thiếu máu lên ở trẻ em rất dễ nhận biết bởi những biểu hiện rõ ràng ở thể chất, trí tuệ và một số biểu hiện khác:
Các biểu hiện về phát triển thể chất của thiếu máu não ở trẻ em
Trước hết là những dấu hiệu về sự phát triển thể chất của trẻ có sư khác biệt và thay đổi. Các bậc phụ huynh nên nắm rõ để tìm cách khắc phục.
- Khi trẻ bị thiếu máu não sẽ thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không muốn vận động, không linh hoạt như những đứa trẻ cùng chăng lứa.
- Trẻ thường thấy hoa mắt, chóng mặt, cơ thể uể oải, buồn ngủ,….
- Trẻ thiếu máu thường hay cáu gắt, trầm cảm, chán ăn và sút cân.
- Các mốc phát triển sẽ chậm hơn so với các bạn trẻ khác như chiều cao, cân nặng, các vận động như đi, đứng…..
Các biểu hiện về phát triển trí tuệ của thiếu máu não ở trẻ em
Bên cạnh các biểu hiện về thể chất, thì sự phát triển trí tuệ của trẻ em thiếu máu não cũng gặp rất nhiều khó khăn. Những biểu hiện rõ nét khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng như:
- Trẻ gặp khó khăn trong học tập, tiếp thu chậm, xử lý thông tin kém, không ghi nhớ được bài.
- Kết quả học tập sa sút, nhận thức suy giảm.
- Không tập trung, thiếu sự sáng tạo linh hoạt, tư duy kém.
Các biểu hiện khác của bệnh thiếu máu não ở trẻ em
Ngoài ra còn rất nhiều biểu hiện khác do thiếu máu não gây ra, phụ huynh chỉ cần quan sát có thể nhận thấy tình trạng này. Bao gồm:
- Do máu lưu thông lên não trẻ nhỏ kém nên tim phải hoạt động với công suất mạnh. Từ đó nhịp tim của trẻ đập nhanh hơn bình thường, hơi thở ngắn và nông.
- Trẻ thường hay bị rụng tóc, móng tau, móng chân yếu, phát triển bất thường.
- Sức đề kháng yếu, suy giảm miễn dịch trẻ dễ mắc các bệnh khác như cúm, ho,…
Phương pháp ngăn ngừa thiếu máu não ở trẻ em
Nhận biết được nguyên nhân, nắm rõ các dấu hiệu từ đó tìm ra biện pháp xử lý là việc các ông bố bà mẹ cần phải quan tâm hàng đầu để nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho bé. Một số phương pháp cụ thể phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng ngay trong cuộc sống hằng ngày đó là:
Trước tiên cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, bổ sung thực phẩm giàu sắt như cá hồi, thịt bò, trứng, các loại rau có màu xanh đậm, các loại quả mọng,… Chúng sẽ giúp bé tăng cường hàm lượng sắt trong cơ thể giúp máu lưu thông đều đặn lên não.
Cùng với đó, mỗi ngày bố mẹ nên bổ sung cho trẻ 2 ly sữa để tăng cường thêm các khoáng chất và vitamin thiết yếu như vitamin B12, DHR,… Bổ sung các loại nước ép trái cây, nước ép đu đủ, nho, xoài,… cũng góp phần tăng cường sức đề kháng và hấp thụ sắt tốt hơn cho trẻ.
Đặc biệt, nếu mẹ không muốn để lại hậu quả về sau hãy nên bổ sung sắt, canxi trong thời kỳ mang thai. Nếu không bổ sung đầy đủ sẽ khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý trong đó có thiếu máu hoặc dị tật. Điều này rất quan trọng nên các mẹ hãy áp dụng khi đang mang thai cho con phát triển toàn diện nhé.
Hơn nữa, khi sinh xong các mẹ nên cho con bú sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời. Bởi nguồn sữa mẹ là thức ăn tuyệt vời nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Lúc này để đảm bảo nguồn sữa đầy đủ dưỡng chất mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Không những thế, tập luyện thể dục thể thao cũng giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện, nâng cao sức khỏe, tăng cường lưu thông máu lên não. Bổ sung nước và tập thói quen sinh hoạt đúng giờ, từ đó giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
Nếu trường hợp bé có những biểu hiện nặng hơn, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa con tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời. Nên thường xuyên mang trẻ khám định kỳ và kết hợp sử dụng viên sắt nếu được bác sĩ chỉ định.
Thiếu máu não ở trẻ em là bệnh khá nguy hiểm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các bậc cha mẹ nên quan tâm chăm sóc con cái và thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và các biện pháp nêu trên, bạn có thể bổ sung cho con mình một số loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường và bổ sung máu cho bé. Các loại thực phẩm có bán tại Nhà thuốc Minh Châu 5, bạn có thể tham khảo để có biện pháp xử lý tốt nhất.