Sinh con nhanh nhẹn, lanh lợi là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn. Thế nhưng với những đứa trẻ kém may mắn hơn đôi phần, có nhiều biểu hiện sớm về tình trạng kém thông minh. Vậy những dấu hiệu trẻ kém thông minh là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Nhà thuốc Minh Châu 5 sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng theo dõi nhé.
1. Nguyên nhân nào khiến trẻ kém thông minh?
Trẻ có thể bị kém thông minh ngay từ khi còn là thai nhi, hoặc trong quá trình lớn lên phải chịu những tác động khiến làm giảm sự nhạy bén về tư duy do thói quen sinh hoạt, nuôi dạy của cha mẹ. Cụ thể:
1.1 Nguyên nhân do bệnh lý bẩm sinh
Trẻ bị mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng mèo kêu,… khiến não bị kém phát triển, hoặc chỉ phát triển tới một mức độ nào đó thì dừng lại. Những nguyên nhân này đa số trẻ sẽ phải sống một cuộc đời bị khiếm khuyết và ít có cơ hội chữa lành.
1.2 Nguyên nhân từ các yếu tố trước và trong khi sinh do mẹ
- Trẻ sinh non: Kích thước não của trẻ sinh 36 tuần chỉ bằng ⅔ so với trẻ 40 tuần. Thực nghiệm kiểm chứng ở những trẻ sinh ra ở tuần 37, 38 có điểm toán và điểm đọc cũng thấp hơn rất nhiều so với trẻ sinh ra ở tuần 39, 40. Do đó mẹ hãy để trẻ được chào đời đúng ngày, không nên đẻ mổ quá sớm.
- Tuổi làm cha của nam giới là trên 40: Có nguy cơ sinh ra những em bé bị những bất thường trên hộp sọ, khuôn mặt, hội chứng tự kỷ, rối loạn tâm thần… Hoặc trẻ kém thông minh, kém tập trung, khả năng đọc và ghi nhớ kém.
- Độ tuổi mang thai của mẹ: Cứ mỗi 5 năm tăng tuổi, mức độ sinh con bị tự kỷ ở trẻ sẽ tăng thêm 18%.
- Thiếu dinh dưỡng khi mang thai: Mẹ bị thiếu các dưỡng chất đặc biệt quan trọng như acid folic, canxi, i-ốt, sắt, vitamin,… sẽ có nguy cơ cao sinh ra trẻ bị khiếm khuyết về ngôn ngữ, chậm phát triển, rối loạn hành vi, kỹ năng vận động, chỉ số IQ thấp, dị tật ở não và ống thần kinh…
- Ngoài ra còn có các nguyên nhân như công việc của cha thường xuyên phơi nhiễm với các chất hóa học độc hại, mẹ sử dụng thuốc tùy tiện trong thời kỳ mang thai, căng thẳng quá độ, tâm lý bất ổn trong thai kỳ; mẹ mắc Rubella (bệnh sởi Đức) đều gây nên tình trạng trẻ kém phát triển về trí tuệ.
Xem thêm: Bí quyết chọn thực phẩm bổ sung DHA cho bà bầu như thế nào an toàn nhất
Nhiều nguy cơ khiến trẻ bị kém thông minh ngay từ trong bụng mẹ
1.3 Nguyên nhân tác động sau sinh
- Cha mẹ kiểm soát quá nhiều: Áp đặt trẻ về mọi thứ, ngăn cản trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài khiến trẻ bị động, phụ thuộc, hạn hẹp về phát triển nhận thức và tư duy.
- Trẻ ít được chia sẻ cảm xúc cá nhân: Cha mẹ ít chuyện trò, sẻ chia với con, áp đặt suy nghĩ người lớn sẽ dễ khiến cho trẻ bị ức chế cảm xúc, không được định hướng về hành vi, dễ dẫn đến việc thu mình, thụ động, kém trải nghiệm.
- Thường xuyên bị chỉ trích, la mắng, dùng đòn roi: Những hành động này khiến trẻ bị ảnh hưởng đến tâm lý, sinh ra thụ động, sợ sệt, nảy sinh tâm lý chống đối.
- Bị áp lực quá lớn: Về kết quả học tập, sự ngoan ngoãn dần khiến trẻ bị áp lực đè nén, căng thẳng, không dám tự do sáng tạo, khám phá dẫn tới não bộ hoạt động kém hơn.
- Trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá sớm: Ảnh hưởng đến não bộ và thị giác của trẻ, là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tự kỷ, não bộ trì trệ, kém phát triển.
>>> Bố mẹ nên lựa chọn cho bé các trò chơi phát triển trí não ngay đây vừa giúp bộ não của trẻ vận đông, tăng khả năng tư duy, tránh xa các thiết bị điện thử
Sử dụng thiết bị điện tử quá sớm gây ảnh hưởng đến não bộ và thị giác của trẻ
2. Những dấu hiệu trẻ kém thông minh cần nhận biết sớm
Trẻ bị kém thông minh có thể đánh giá dựa vào nhiều phương diện khác nhau, khi mà trẻ chậm phát triển hơn so với mốc phát triển thông thường. Việc nắm bắt được sớm tình hình của trẻ sẽ giúp cha mẹ có định hướng để nhận điều trị thích hợp giúp cải thiện tốt hơn. Sau đây là những dấu hiệu trẻ kém thông minh mà phụ huynh nên nắm được:
2.1 Chậm phát triển về mặt ngôn ngữ
So với những đứa trẻ bình thường có mốc phát triển thông thường, trẻ bị kém thông minh sẽ bị chậm hơn ít hoặc khá nhiều. Ví dụ như trẻ 4 tuổi nhưng khả năng sử dụng và hiểu ngôn ngữ xung quanh chỉ như trẻ lên 2, lên 3. Ngoài ra trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp, truyền đạt mong muốn của bản thân hoặc hiểu ý của người khác. Dấu hiệu này cha mẹ cần hết sức lưu tâm.
2.2 Trẻ chậm nói, rối loạn giao tiếp xã hội
Một thắc mắc mà rất nhiều phụ huynh đưa ra đó là trẻ chậm nói có kém thông minh không? Tuy nhiên trước tiên cha mẹ cần biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ bị chậm nói.
Đó có thể xuất phát từ việc lưỡi của trẻ có vấn đề, dây hãm ngắn làm cử động lưỡi kém, hoặc hở hàm ếch. Ngoài ra nguyên nhân có thể còn do thính giác của trẻ bị khiếm khuyết, hội chứng tăng động giảm chú ý, tự kỷ, chơi thiết bị điện tử quá sớm cũng làm trẻ bị chậm nói. Tuy nhiên chậm nói không đồng nghĩa với việc trẻ bị chậm phát triển.
Chậm nói không đồng nghĩa với việc trẻ bị chậm phát triển
Trẻ chậm nói có phải kém thông minh thực sự hay không cần dựa vào các biểu hiện khác nhau. Tình trạng chậm phát triển về mặt ngôn ngữ do kém thông minh sẽ có những biểu hiện như sau:
- Trước 15 tháng: Trẻ không bập bẹ nói, không biết vẫy tay, đáp ứng lại lời nói của người khác.
- Trẻ 2 tuổi: Chưa nói được từ nào hoặc chỉ có thể nói một vài từ hoặc âm nhất định nhưng không thể giao tiếp được với xung quanh. Trẻ cũng không làm theo được những hướng dẫn từ người khác, không giao tiếp bằng ánh mắt và cử chỉ.
- Trẻ 3 tuổi: Chỉ có thể nói được những từ vô nghĩa, không nói được câu ngắn, phát âm kém, không biết đặt câu hỏi, không nói được một câu dài có đầy đủ chủ vị.
2.3 Trẻ bị rối loạn phát âm
Trẻ không thông minh do chậm phát triển còn có dấu hiệu về rối loạn phát âm. Tình trạng này biểu hiện đó là khi trẻ diễn đạt ý, mặc dù có thể sử dụng đúng từ, đúng ngữ pháp nhưng người xung quanh không thể hiểu bế đang nói gì do tiếng nói bị bóp méo, nói không thành thạo, không ghép được câu theo đúng trật tự.
2.4 Trẻ bị nói lắp
Trẻ bị nói lắp (vấn đề về nhịp điệu của lời nói) cũng là biểu hiện của trẻ bị chậm phát triển, nhất là ở trẻ từ 3-6 tuổi. Mặc dù trẻ biết mình muốn nói những gì nhưng lại không phát hiện ra mình đã nói hay chưa những từ này.
Nguyên nhân là do trẻ bị kẹt ở một âm thanh cụ thể mà không thể chuyển sang âm thanh tiếp theo. Tình trạng này có thể tự khỏi nhờ việc điều chỉnh của cha mẹ, tuy nhiên nếu bị nặng sẽ cần can thiệp các phương pháp trị liệu ngôn ngữ chuyên sâu.
Nói lắp cũng có thể là biểu hiện của trẻ bị chậm phát triển
2.5 Trẻ chậm phát triển về nhận thức
Trẻ kém thông minh, chậm phát triển còn có thể biểu hiện qua khả năng nhận thức của trẻ như việc trẻ nhận thức và học hỏi, khám phá những điều xung quanh cuộc sống. Mất cân bằng cảm xúc là triệu chứng phổ biến nhất, biểu hiện như trẻ thường xuyên có hành vi tiêu cực, bốc đồng, hay tức giận. Trẻ kém về mặt này thường khó phát hiện, cha mẹ cần quan sát kỹ mới có thể nhận ra.
Mất cân bằng cảm xúc là triệu chứng phổ biến của trẻ chậm phát triển
2.6 Trẻ có trí nhớ kém
Trí nhớ của trẻ ngắn hạn cũng là biểu hiện của việc chậm phát triển. Trẻ không thể nhớ được dù là những sự kiện vừa diễn ra vài phút trước.
3. Khắc phục tình trạng trẻ kém thông minh như thế nào?
Với những nguyên nhân bẩm sinh và các dị tật khác, trẻ thường chỉ có khả năng phát triển đến một mức độ nào đó. Nếu được chăm sóc và quan tâm đúng cách, trẻ sẽ có thể học và tự làm được những thao tác cơ bản.
Những dấu hiệu trẻ kém thông minh xuất phát từ yếu tố bên ngoài, cha mẹ nên sớm điều chỉnh cách nuôi dạy con để trẻ không bị lệch lạc trong nhận thức và cuộc sống:
- Cha mẹ nên thường xuyên cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không ép buộc trẻ học tập căng thẳng.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử.
- Thường xuyên hỏi han, quan tâm đến cảm xúc của con.
- Đừng quên cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất, chơi các trò chơi giúp phát triển tư duy để kích thích trẻ khám phá, sáng tạo.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ từ lúc mang thai, cho đến những năm tháng đầu đời, đặc biệt là các chất như acid folic, Omega-3, canxi, sắt, iốt… giúp trẻ có đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện.
Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời giúp trẻ thông minh hơn
Trẻ kém thông minh là nỗi lo của cha mẹ, cũng gây nên nhiều ảnh hưởng đến cuộc đời của con về sau. Để phòng ngừa, cha mẹ hãy loại bỏ những nguy cơ có thể phòng tránh được, đồng thời nếu không may phát hiện tình trạng của con, hãy sớm đưa trẻ đi khám để được tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Xem ngay: Thuốc bổ trí não cho trẻ em cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não ở trẻ như DHA, Omega-3… mà bữa ăn hằng ngày không đáp ứng đầy đủ cho bé