Từ khi bé yêu chào đời, cha mẹ luôn mong muốn mang đến cho con một khởi đầu tốt đẹp nhất tạo nền tảng vững chắc cho con phát triển khỏe mạnh và thông minh. Việc nắm bắt được những những giai đoạn vàng trong phát triển trí não của bé giúp mẹ kịp thời theo dõi và hỗ trợ con phát triển đúng chuẩn, tạo nền tảng vững chắc giúp con phát triển khỏe mạnh và thông minh. Vậy bạn đã biết thời kỳ vàng phát triển của bé là khi nào chưa? Cùng theo dõi bài viết sau đây để nắm vững hơn những kiến thức này nhé.
1. Những giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và thông minh, học hành giỏi giang cũng như thành đạt trong tương lai. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng đã thông minh, trí thông minh còn phụ thuộc rất nhiều vào sự rèn giũa và cách nuôi nấng, giáo dục của bố mẹ.
Theo nghiên cứu của nhóm giáo sư Richard Weissbourd, một nhà khoa học hành vi trẻ em ở Đại học Harvard cho thấy trẻ em có những giai đoạn vàng trong phát triển trí não. Nếu ở những giai đoạn phát triển cao điểm này của trẻ, mẹ biết nắm bắt cơ hội giúp các bé rèn luyện những kỹ năng và hướng dẫn đúng hướng thì bộ não của trẻ sẽ được kích thích phát triển một cách tối đa. Từ đó tăng cường khả năng tư duy, nhận thức, sự ghi nhớ và tập trung.. giúp trẻ trở nên thông minh hơn. Cụ thể của những giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ như sau:
1.1. Giai đoạn mang thai
Theo sự phát triển, hệ thần kinh của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Từ tuần thứ 8 của thai kỳ là giai đoạn phát triển trí não của thai nhi đã bắt đầu. Cho đến khi chào đời não của trẻ đã bằng 25% trọng lượng so với não của người trưởng thành. chính vì vậy. mà muốn con thông minh thì ngay từ giai đoạn mang thai các mẹ cần bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ để cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Những nhóm chất mẹ cần bổ sung để con thông minh khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ là đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất, DHA, sắt, kẽm, iốt, vitamin nhóm B…
Mẹ đừng bỏ qua một vài hướng dẫn lựa chọn thực phẩm bổ sung DHA cho bà bầu vừa an toàn lại tốt cho thai nhi ở đây nhé
Bên cạnh đó, mẹ hãy rèn luyện thói quen kể chuyện, hát ru cũng như bật cho con nghe những bài nhạc ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Đặc biệt là vào ba tháng cuối thai kỳ khi này bé đã có thể cảm nhận được rõ nét những thay đổi bên ngoài môi trường.
Giai đoạn vàng đầu tiên trong sự phát triển trí não của trẻ là thời kỳ còn trong bụng mẹ
1.2. Giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ: 0 – 3 tuổi
Đây là giai đoạn cao điểm thứ hai cho sự phát triển trí não của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ tò mò với thế giới xung quanh, chúng đang dần hình thành sự tự nhận thức và muốn khám phá tất cả mọi thứ và bắt chước tất cả những gì chúng quan sát thấy, nhìn thấy.
Trẻ nhỏ trong giai đoạn này đặc biệt rất thích bắt chước những hành vi của cha mẹ. Chúng luôn rất tập trung quan sát những việc cha mẹ làm và ghi nhớ vào bộ não của mình rồi sau đó lắp lại hành vi đó. Ngoài ra, trẻ em trong giai đoạn này cũng đã có ý thức cạnh tranh mạnh mẽ. Chẳng hạn như khi hai đứa trẻ cùng ăn với nhau chúng sẽ ăn được nhiều hơn và nhanh hơn khi một mình. Hoặc khi cùng chơi trẻ sẽ có xu hướng muốn giành đồ chơi của bạn.
Từ 0 – 3 tuổi này, não trẻ có 3 chức năng hoạt động chính đó là tiếp thu sự mới lạ, lặp lại và cuối cùng là ghi nhớ
Trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi này, não trẻ có 3 chức năng hoạt động chính đó là tiếp thu sự mới lạ, lặp lại và cuối cùng là ghi nhớ. Giai đoạn này các bé có khả năng ghi nhớ vô cùng nhanh gấp 4 lần thời gian ghi nhớ ở những người trưởng thành.
Nếu như bé nhà bạn đang ở giai đoạn này, thì cha mẹ nên chú ý đến những hành vi của chính mình, điều chỉnh những hành xấu cũng như hướng dẫn và khuyến khích con thực hiện những hành vi tốt để xây dựng cho con tính tự lập và tự chịu trách nhiệm. Cha mẹ là tích cực khuyến khích, động viên để con cảm thấy tự tin và có động lực khám phá thế giới muôn màu xung quanh. Càng hiểu biết về thế giới xung quanh, Não bộ con sẽ càng phát triển và thông minh.
1.3. Giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ: 5 – 7 tuổi
Đây là giai đoạn vàng tiếp theo trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Ở giai đoạn này tính cách của trẻ cũng được thể hiện tương đối đầy đủ nên đây cũng là thời kỳ quan trọng để bố mẹ định hướng phát triển tính cách cho trẻ.
Ở độ tuổi này khả năng học tập và tiếp thu của trẻ rất nhanh, tuy nhiên trẻ lại chưa phân biệt rõ đâu là hành vi đúng và đâu là hành vi sai, đâu là hành vi nên thực hiện và không nên làm. Vậy nên chúng có thể nhanh chóng học theo cả những cái tốt lẫn cái xấu. Chính vì vậy ở độ tuổi từ 5-7 tuổi cha mẹ cần chú ý quan sát con một cách cẩn thận để xem con có học theo những hành vi xấu hay không để kịp thời sửa chữa.
Giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ 5 – 7 tuổi tính cách của trẻ cũng được thể hiện tương đối đầy đủ
Việc đánh hay quát mắng trẻ khi trẻ làm sai ở giai đoạn này không được các chuyên gia khuyến cáo bởi chúng thường không mang lại kết quả như mong đợi mà ngược lại còn dễ làm trẻ có xu hướng nổi loạn. Ở giai đoạn phát triển trí não quan trọng này cha mẹ nên quan sát con nhiều hơn, nắm bắt những cơ hội rèn luyện cho con những thói quen tốt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng phải tùy thuộc vào tính cách riêng của mỗi bé mà tìm ra phương pháp định hướng hành vi của con một cách phù hợp để không bỏ lỡ giai đoạn phát triển này. Từ đó giúp trẻ phát triển thông minh hơn.
Bên cạnh đó, để kích thích sự phát triển của các bé trong giai đoạn này bố mẹ nên đưa trẻ đến những khu vui chơi như công viên, khu vui chơi trí tuệ, vườn bách thú hay cho con tiếp xúc với những bộ môn cần sự tư duy và nhạy bén như xếp hình, chơi cờ, rubic…
Mẹ nên đồng hành cùng con khám phá các trò chơi phát triển trí não cho trẻ ngay đây để tăng tính tư duy và sáng tạo cho bé nữa nhé
1.4. Giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ: 8 – 10 tuổi
Các chuyên gia tại Đại học Harvard nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc phát triển trí não của trẻ ở giai đoạn vàng này. Ở giai đoạn này trẻ thường xuất hiện các dấu hiệu chán nản học hành và thể hiện rõ sự nổi loạn của bản thân, chúng thường không có xu hướng nghe theo lời nói của bố mẹ.
8 – 10 tuổi là giai đoạn mà các cảm xúc cạnh tranh cũng như tư duy chiến thắng của bé phát triển một cách mạnh mẽ
Đây chính là giai đoạn mà các cảm xúc cạnh tranh cũng như tư duy chiến thắng của bé phát triển một cách mạnh mẽ. Trong mọi cuộc chơi của trẻ, kể cả với bố mẹ hay bạn bè các bé luôn cố gắng hết mình để có thể giành chiến thắng. Đây chính là yếu tố tác động mạnh tới trí óc của con, kích thích trẻ tư duy theo nhiều chiều hướng khác nhau, sáng tạo ra cách chơi mới, lối chơi mới để có thể tự mình giành chiến thắng.
Trong giai đoạn phát triển vàng này, bố mẹ lại cần phải sát sao hơn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con, bởi nó có tác động rất lớn đến việc hình thành và hoàn thiện tính cách hoàn chỉnh của trẻ trong tương lai.
3. Cha mẹ cần làm gì để con phát triển trí não tối ưu?
Để trẻ phát triển trí não tối ưu cha mẹ cần có những định hướng chuẩn và hỗ trợ con phát triển một cách tối ưu trong những giai đoạn phát triển đỉnh cao này. Ngoài ra cha mẹ cần làm những việc sau:
3. 1. Không áp đặt ý kiến của mình lên con
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng, mình đã sinh con và nuôi dưỡng con thì con phải nghe lời bố mẹ răm rắp. Nhưng cha mẹ nên nhớ rằng, dù trẻ chưa trưởng thành nhưng vẫn là một cá thể độc lập có chính kiến cũng như sở thích riêng. Sự áp đặt của ba mẹ chỉ làm cho trẻ cảm thấy bất mãn và muốn nổi loạn mà thôi.
Bên cạnh đó, nếu cha mẹ chỉ chăm chăm muốn trẻ làm theo ý của mình sẽ kìm hãm sự tự do tư duy và sáng tạo ở trẻ, cản trở con rèn luyện trí não. Điều cha mẹ nên làm đó là cung cấp cho con một môi trường sống và họ tập tốt nhất để con tự do sáng tạo tự do khám phá cũng như tư duy trong sự theo sát, hỗ trợ và định hướng của bố mẹ.
3.2. Đừng bảo vệ con quá mức
Trong mắt bố mẹ, con cái dường như lúc nào cũng bé bỏng và nhỏ dại, cha mẹ sẵn sàng thay con làm tất cả mọi việc, gạt hết chướng ngại vật để con đường của con luôn thuận lợi và suôn sẻ. Nhưng chính sự bao bọc quá mức này của cha mẹ lại ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của con. Cuộc sống quá an toàn khiến trẻ không có cơ hội tự rèn luyện vì vậy cả thể chất và trí não của trẻ không được rèn luyện để tăng trưởng tốt.
3.3. Cho trẻ một môi trường sống phù hợp
Tạo cho con một môi trường sống và học tập tốt nhất cho con là điều mà cha mẹ nên làm. Ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ được tận hưởng mọi thứ, được học tập, vui chơi và rèn luyện hết mình trong môi trường phù hợp. Chỉ có như thế trẻ mới có thể phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ, thể chất và cả tâm lý.
Đồng hành và định hướng cho sự phát triển của trẻ trong quá trình phát triển là việc cần thiết cha mẹ nên làm
4. Những nhóm dưỡng chất vàng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ
Trong những giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất vàng cũng như đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho con có sự phát triển vượt trội cả về trí tuệ lẫn thể chất, giúp con nhanh nhạy hoạt bát và thông minh hơn. Các nhóm chất cụ thể là:
4.1. Nhóm dưỡng chất chứa axit folic, Đồng và Vitamin A.
Đây là những chất cần thiết cho quá trình biệt hóa, phát triển từ phôi thần kinh thành ống thần kinh, từ một bộ phận mà hoàn thiện nên cả hệ thống thần kinh. Quá trình này diễn ra tương đối sớm khoảng ở tuần thứ 7-8 của thai kỳ. Vậy nên mẹ cần bổ sung đầy đủ cho giai đoạn phát triển trí não của thai nhi.
Các thực phẩm giàu acid folic cho bé phát triển trí não phải kể đến các loại ngũ cốc nguyên hạt, gan, lòng đỏ trứng, rau củ họ cải, chuối, cam… hay thịt, trứng, sữa, thủy sản… Bên cạnh đó trong sữa, trứng gan, cá …cũng giàu đồng và vitamin.
4.2. Nhóm dưỡng chất chứa chất sắt
Thiếu sắt có thể dẫn tới giảm kích thước não, giảm sợi trục ngắn đuôi gai vùng hồi hải mã. Đây một cấu trúc dưới vỏ của thùy thái dương có vai trò quan trọng trong học tập và định hướng cúng như trí nhớ dài hạn của não bộ. Ngoài ra, nếu thiếu sắt còn dẫn tới giảm các khớp thần kinh, giảm chất dẫn truyền thần kinh, bên cạnh đó còn làm giảm quá trình My-ê-lin.
Chính vì vậy trong giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ mẹ hãy bổ sung đầy đủ sắt cho bé qua các nhóm thực phẩm như sữa, trứng, cá, các loại thịt, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau có màu xanh đậm…
4.3. Nhóm dưỡng chất chứa kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA phục vụ quá trình phân chia tế bào và là thành tố không thể thiếu của nhiều loại men trong hoạt động của não bộ. Thiếu kẽm sẽ dẫn tới tình trạng giảm số lượng và khối lượng tế bào của khu vực tiểu não, vỏ não và hệ viền.Ngoài ra còn làm giảm quá trình phân nhánh đuôi gai và điều tiết các hoạt động chức năng ở các khớp thần kinh và hạn chế hoạt tính của các loại hoocmon tăng trưởng trong giai đoạn vàng phát triển của trẻ cả về trí não và thể chất
Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất tốt cho trí não và sự phát triển toàn diện của trẻ
4.4. Nhóm dưỡng chất Choline.
Trong những giai đoạn phát triển đỉnh cao trí tuệ của trẻ để giúp tăng trưởng tế bào không thể thiếu nhóm dưỡng chất Choline. Choline tham gia vào quá trình kích thích phân chia các tế bào thần kinh và là tiền chất của các chất có vai trò dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, Choline còn giúp kiểm soát quá trình tự chết theo chương trình. Tất cả những ảnh hưởng đến não bộ trong thời kỳ thai nhi phát triển do thiếu Choline sẽ khó có thể phục hồi. Các thực phẩm giàu Choline như trứng, sữa, cá, thịt, hải sản, rau đậu…
4.5. Nhóm dưỡng chất giàu chất béo không bão hòa
ARA (Arachidonic Acid),DHA (Docosahexaenoic Acid) và Omega 3 – 6 – 9 là các acid béo có vai trò tổng hợp các phospholipid màng, một thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào, màng các khớp thần kinh và cũng là thành phần chủ yếu trong cấu trúc của my-ê-lin. Những thực phẩm bổ sung chất béo như sữa, cá, trứng, đậu, hải sản và các loại dầu/mỡ, …
4.6. Nhóm dưỡng chất i-ốt
I-ốt tham gia vào quá trình tổng hợp hoocmon điều chỉnh sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Nếu thiếu i-ốt sẽ dẫn tới tình trạng giảm trọng lượng não và tổng hợp my-ê-lin. Ngoài ra, còn giảm phân nhánh đuôi gai các khớp thần kinh ở vùng thị giác, thính giác và cả vùng tiểu não. Những thực phẩm giàu i-ốt như hải sản, muối ăn, rau chân vịt, trứng.
4.7. Nhóm dưỡng chất các loại vitamin nhóm B.
Vitamin B giữa vai trò trong tăng sinh tế bào gốc thần kinh, tế bào thần kinh chính và đệm từ ống thần kinh phôi trong những tuần đầu của thai kỳ. Bên cạnh đó nhóm chất này còn hỗ trợ quá trình phát triển phân nhánh đuôi gai ở vùng tân vỏ não, tiểu não, giúp tăng các khớp thần kinh ở vỏ não và các khớp thần kinh đặc biệt ở thể vân.
4.8. Nhóm dưỡng chất đạm và giàu năng lượng
Nếu trẻ bị thiếu năng lượng và duy dinh dưỡng bào thai, suy dinh dưỡng protein có thể dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng, làm giảm khối lượng các tế bào thần kinh, sợi trục, tua gai, các khớp thần kinh cũng như chất xám ở vùng vỏ não. Bên cạnh đó, thiếu năng lượng – protein cũng làm giảm quá trình tổng hợp my-ê- lin, giảm chất dinh dưỡng thần kinh. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm và giàu năng lượng như thịt, trứng, sữa,và các sản phẩm từ sữa, cá, các loại hạt, các loại đậu,…
Có thể thấy rằng các giai đoạn vàng phát triển trí não của trẻ rất quan trọng. Nếu nắm bắt được và có sự hỗ trợ cũng như dẫn dắt đúng hướng sẽ giúp trẻ có sự phát triển vượt bậc cả về trí tuệ, thể chất và tâm lý. Chúc bạn luôn đông hành cùng con yêu trên các chặng đường phát triển.
Xem ngay: Top 7 thuốc bổ sung trí não cho trẻ cung cấp những dưỡng chất cần thiết như DHA, Omega3…hỗ trợ phát triển trí não, tăng tính tập trung, phản xạ tốt giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon