Tổng quan bệnh tiểu đường: Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bệnh tiểu đường đang là căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện nay, được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Minh Châu 5 sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về bệnh đái tháo đường – nguyên nhân, phân loại biểu hiện và cách chữa trị an toàn.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là được biết đến là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Bệnh có đặc điểm chủ yếu là do tăng lượng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết ra insulin, về sự tác động của insulin hoặc do cả hai yếu tố này. Việc tăng glucose mạn tính, nếu kéo dài trong thời gian dài và không can thiệp kịp thời sẽ gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipid, protein, gây ra những tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau hay còn gọi là biến chứng sang tim và mạch máu, thần kinh, thận hay mắt.

bệnh tiểu đường 1
Tiểu đường gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng

Bệnh tiểu đường có những nhóm nào?

Tiểu đường được chia thành có 3 nhóm khác nhau. Tùy thuộc vào đối tượng, tình trạng bệnh và bẩm sinh,… mà bác sĩ chia bệnh nhân thành các tuýp khác nhau. Bao gồm tiểu đường túy 1, tiểu đường túy 2 và tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường tuýp I

Đây là tình trạng bệnh khi cơ thể không còn sản sinh ra được insulin (một chất có vai trò quan trọng giúp chuyển hóa đường thành năng lượng). Những người mắc bệnh thuộc tuýp này sẽ phải phụ thuộc vào việc tiêm insulin nhân tạo suốt đời. Điều này sẽ giúp kéo dài cuộc sống và duy trì sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh. Mức độ và lượng tiêm phụ thuộc vào từng tình trạng của mỗi người.  

bệnh tiểu đường 2
Tuýp 1 là nhóm tiểu đường phụ thuộc 100% vào insulin nhân tạo

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường loại 2 thường dễ chịu hơn so với người tuýp 1. Ở nhóm này có thể vẫn sản sinh ra insulin nhưng không đủ hoặc các tế bào trong cơ thể hiện không phản ứng với chất này hiệu quả như trước đây. Và đây cũng là tuýp tiểu đường phổ biến và nhiều người mắc phải nhất nhất hiện nay.

bệnh tiểu đường 3
Đái tháo đường tuýp 2 có thể ổn định nếu có thói quen sinh hoạt tốt

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Khác với 2 tuýp tiểu đường trên, tiểu đường thai kỳ thường chỉ xảy ra ở những phụ nữ mang thai. Trong khi quá trình nuôi dưỡng em bé trong bụng khiến cơ thể họ trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin. Các sản phụ sẽ được khám trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối để xét nghiệm xem có bị mắc bệnh này không. Tất nhiên không phải ai mang thai cũng mắc tiểu đường và thường sau khi sinh, bệnh nhân sẽ tự khỏi. 

Ngoài ra, một số người sẽ mắc phải tình trạng Tiền đái tháo đường. Người có mức đường huyết rơi vào khoảng 100-125mg/dL thì bác sĩ có thể xét nghiệm và chẩn đoán bạn bị tiền đái tháo đường.Trong khi mức đường huyết của người bình thường là từ 70-99 mg/dL và người mắc tiểu đường thường cao hơn 125mg/dL. Nếu những người này không khám thường xuyên, chế độ sinh hoạt tốt và dùng thuốc tốt thì rất có thể bệnh sẽ có diễn biến xấu và chuyển qua tiểu đường tuýp 2. 

2. Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ tăng cao về người bị tiểu đường trong những năm gần đây. Gây ra nhiều khó khăn hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội. Sau đây là những nguyên nhân gây nên căn bệnh nguy hiểm này.

2.1 Nguy cơ đái tháo đường do tình trạng béo phì

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người bị béo phì thường sản sinh ra chất kháng lại insulin. Trong khi insulin là chất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn tình trạng đái tháo đường. Khi cơ thể chúng ta nạp một lượng đường lớn, lượng đường này sẽ được hấp thu vào trong máu và dựa vào huyết dịch mà tuần hoàn đem đến khắp cơ thể. Nhờ có insulin này, như một chìa khóa để có thể mở đường đi vào tế bào, nuôi dưỡng tế bào. Lượng đường glucose trong máu cũng được duy trì trong mức an toàn  và ổn định hơn. 

bệnh tiểu đường 4
Béo phì có liên hệ mật thiết với tiểu đường

Đối với người béo phì cơ chế chuyển hóa insulin gặp vấn đề do chức năng tụy suy giảm. Số lượng của insulin thụ thể trên màng tế bào cũng bị giảm sút, những tổn thương trong quá trình chuyển hóa đường cũng được diễn ra, chức năng gan chuyển hóa glucose không đảm bảo,… Tất cả cộng hưởng với chất kháng insulin sản sinh gây nên việc glucose không thể vào trong các tế bào máu dẫn đến đái tháo đường. 

2.2 Tình trạng mỡ bụng, stress làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Việc cơ thể chứa nhiều mỡ bụng cùng với hiện tượng stress thường xuyên kéo dài sẽ có nguy cơ gây nên bệnh đái tháo đường. Việc cơ thể căng thẳng không chỉ gây nên chất lượng cuộc sống kém hơn, còn dẫn đến ảnh hưởng thần kinh, thay đổi nội tiết tố, ăn uống không điều độ. Việc này lâu dần ảnh hưởng và suy giảm chức năng tuyến tụy, kết hợp với tình trạng mỡ bụng gây nên đái tháo đường.

2.3 Đái tháo đường do chế độ sinh hoạt lười vận động

PGS.TS Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia đã chỉ ra rằng những người có tính chất công việc như văn phòng, bệnh viện,.. các công việc khác ít di chuyển và hoạt động thường dễ mắc phải bệnh đái tháo đường. So với những người lao động chân tay thì những người ít vận động có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn gấp 3 lần.

bệnh tiểu đường 5
Những người có thói quen lười vận động có nhiều nguy cơ mắc bệnh mạn tính

2.4 Người bị thận yếu, sỏi thận cũng có nguy cơ bị đái tháo đường

Theo thống kê của các bệnh viện, những người bị các vấn đề liên quan đến thận thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao. Cụ thể tại Đài Loan thì với hơn 23.000 người không được điều trị sỏi thận thì đã dẫn đến 12,4% trong số đó bị đái tháo đường. Chức năng thận suy giảm, gây nên việc lọc hay các yếu tố khác giảm sút khiến cơ thể hạn chế hấp thụ và sản sinh insulin. Đặc biệt tình trạng này thường diễn ra ở những người lớn tuổi.

2.5 Ăn quá nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2

Đối với những người thường xuyên ăn thịt đỏ, nhất là những thịt được sơ chế hay chế biến muối xông khói, xúc xích, nướng,… có thể bị mắc bệnh đái tháo đường týp 2. Các đối tượng ăn khẩu phần ăn nhiều thịt đỏ và có hiện tượng béo phì sẽ có khoảng 20% tiến triển dần thành bệnh đái tháo đường. 

bệnh tiểu đường 6
Các thức ăn nhanh hay thịt đỏ nếu lạm dụng nhiều sẽ gây béo phì và tiểu đường

Trong thịt đã chế biến có nhiều chất bảo quản, một hàm lượng lớn nitrat gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong đó giảm sức năng gan, tăng nguy cơ đề kháng với insulin. Bên cạnh đó lượng sắt dồi dào có trong thịt đỏ kết hợp với số lượng sắt dự trữ đang còn dư thừa trong cơ thể làm cho người ăn dễ bị tiểu đường týp 2.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh vấn đề do ăn uống mất điều độ, không hợp lý, chế độ sinh hoạt nhiều rượu bia,… Đái tháo đường còn do vấn đề người bị buồng trứng đa nang, người hay ngáy ngủ, khiến cơ thể bị tác động mạnh và cản trở sản sinh insulin nội sinh. Đặc biệt, tiểu đường do yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền gây ra.

3. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Ban đầu những người bị đái tháo đường thường không có các biểu hiện rõ ràng. Hình thành nên tư duy chủ quan, nhất là những người không thường xuyên đi khám sức khỏe. Sau dần người bệnh sẽ có các triệu chứng như sau:

Cơ thể người bệnh luôn trong tình trạng rất khát nước. Đi tiểu thường xuyên và nhiều lần trong ngày. Nhiều người sẽ bị sụt cân nhiều mà không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, cơ thể luôn trong tình trạng kiệt sức và mệt mỏi. 

bệnh tiểu đường 7
Người bị tiểu đường luôn cảm thấy mệt mỏi và khát nước

Ngoài ra có một số triệu chứng có thể sẽ gặp phải như bủn rủn tay chân, buồn nôn hoặc nôn mửa, mắt mờ đi, hiện tượng nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ, nhiễm nấm men, khô miệng, các vết thương lâu khỏi, ngứa da nhất là khu vực âm đạo.

4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Những người bệnh đái tháo đường nằm trong nhóm bệnh có nguy cơ cao về biến chứng sức khỏe, phát triển bệnh sang một số vấn đề bệnh nghiêm trọng khác. Mức đường huyết cao trong máu lâu ngày ảnh hưởng đến đến tim, huyết áp, mắt, thận, thần kinh và răng, thậm chí làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn. Sau đây là các biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường

4.1. Tiểu đường biến chứng đến tim mạch

Do ảnh hưởng và tác động đến mạch máu, lượng đường cao gây nên tắc mạch và ảnh hưởng đến sự co bóp của tim, thậm chí gây gây tử vong như động mạch vành, đột quỵ, huyết áp tăng nhanh. Đây cũng chính là biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất, gây nên ỉ lệ tử vong cao. 

bệnh tiểu đường 8
Các biến chứng tim mạch do bệnh đái tháo đường gây nên

4.2. Biến chứng đái tháo đường trên thận

Bệnh đái tháo đường gây nên những tổn thương với các mạch máu đang vận hành ở thận. Khiến cho chức năng của thận suy giảm dần, những bị có thể đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu có màu hoặc có mùi,… Đa số người bị tiểu đường đều mắc phải các vấn đề liên quan đến thận. Việc có chế độ sinh hoạt tốt, theo tiêu chuẩn bệnh, duy trì được mức glucose máu an toàn sẽ giúp giảm tối đa nguy cơ biến chứng của bệnh. 

4.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường tác động xấu đến hệ thần kinh

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường gây tổn thương đến hệ thần kinh ở khắp cơ thể người bệnh. Khi cơ thể bị rối loạn đường huyết, huyết áp quá cao, ảnh hưởng đến dẫn vấn đề về tiêu hóa, xương khớp,…nhiều chức năng khác. Bệnh gây việc lưu thông tuần hoàn máu kém dẫn đến các chi tê bì và khó vận động. 

Điều này còn gây nên những tổn thương về thần kinh mà các bác sĩ thường gọi bệnh lý thần kinh ngoại biên. Lâu dần không chỉ tê bì mà còn đau, ngứa, mất cảm giác,.. thậm chí bị ảnh hưởng sang các tĩnh mạch máu. Mất cảm giác có nghĩa là thần kinh đang bị chèn ép và tổn thương, nếu không can thiệp lâu ngày sẽ bị nhiễm trùng, lâu lành dẫn đến phải cắt chi. 

bệnh tiểu đường 9
Tiểu đường ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây tê bì và mất cảm giác ở các chi

Rất nhiều người đã phải tháo khớp, cắt bỏ chi sau khi bị đái tháo đường chèn ép lên dây thần kinh. Tuy nhiên, với vấn đề này bạn có thể hoàn toàn ngăn ngừa được bằng việc duy trì chỉ số đường huyết an toàn. Đo đường huyết thường xuyên và có phương pháp can thiệp kịp thời.

4.4 Biến chứng bệnh đái tháo đường lên mắt

Mắt là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Các vấn đề ảnh hưởng đến mắt như bệnh võng mạc, giảm thị lực, khó chịu và thậm chí gây nên mù lòa. Mức glucose trong máu cao ảnh hưởng đến lưu thông tuần hoàn máu ở vùng mắt gây cản trở hệ thần kinh, chèn ép các cơ quan chức năng mắt. Gây nên những xáo trộn và những bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. 

bệnh tiểu đường 10
Tiểu đường dễ gây nên biến chứng mù lòa

4.5 Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Đa số phụ nữ đều có cho mình thai kỳ khỏe mạnh, tuy nhiên có một số sản phụ lại bị mắc căn bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt thf có thể gây nên những biến chứng cho mẹ và con. 

Đối với trẻ có thể sẽ bị phát triển hơn so với tuổi, lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Trẻ có nguy cơ cao bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn trong tương lai. Thậm chí những mẹ bị tiểu đường quá nặng gây nhiều biến chứng trẻ có thể bị tử vong..

Đối với người mẹ có thể gặp tình trạng tiền sản giật. Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ tiếp theo ở lần mang thai sau. Ngoài ra, có nhiều nguy cơ phát triển bệnh thành là bệnh tiểu đường đái tháo đườngloại 2 sau này.

Ngoài ra, người bị bệnh đái tháo đường còn gặp phải một số biến chứng khác như các bệnh nhiễm trùng da, khiếm thính, bệnh Alzheimer,…  

5. Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường hiện là căn bệnh mãn tính và chưa có thuốc chữa trị khỏi dứt điểm 100%. Tuy nhiên có thể có chế độ sinh hoạt hợp lý và dùng phác đồ điều trị của bác sĩ để đưa chỉ số đường huyết về ngưỡng an toàn. Giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. 

5.1 Phương pháp chữa trị cho người tiền đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường rất quan trọng ở chế độ ăn uống. Hãy duy trì một thói quen ăn nhiều thực phẩm tươi, bổ dưỡng, ít đường như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, protein nạc, sữa ít béo,… Hình thành thói quen chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, tránh ăn quá nhiều một bữa. Hạn chế cơm trắng và ăn nhiều rau trước ăn cơm.

Tuyệt đối tránh những thực phẩm nhiều đường, sữa, nhiều calo rỗng hoặc thực phẩm chiên và nhiều béo, dầu mỡ. Tránh và hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cafe,…để đảm bảo duy trì đường huyết tốt nhất.

bệnh tiểu đường 11
Duy trì ăn uống hợp lý, khọc sẽ ngăn chặn bệnh phát triển sang tuýp 2

Hoạt động thể chất tốt nhất, người bị nên tham gia tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể đi bộ, bơi, đạp xe, cầu lông, … Giúp tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến hiện tượng hạ đường huyết khi tập thể dục như tụt huyết áp, chóng mặt, đổ mồ hôi, tay chân bủn rủn. Lúc đó hãy ăn ngay chiếc bánh để lấy lại nhanh đường huyết nhé!

5.2 Phương pháp chữa trị cho người tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Đối với những người ở tình trạng đái tháo đường tuyp 1 và tuýp 2 sẽ theo dõi và sử dụng thuốc điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Căn cứ vào tình trạng bệnh và mức độ mỗi người sẽ có hướng chữa trị khác nhau. 

5.2.1 Giải pháp cho bệnh tiểu đường tuýp 1 

Đối với bệnh nhân tuýp 1 thì Insulin nhân tạo là phương pháp điều trị chính và chủ yếu. Khi mà cơ thể của họ không còn khả năng sản xuất insulin nội sinh. Họ buộc phải cung cấp chất này từ bên ngoài và tiêm vào cơ thể ở những vị trí mỡ mềm. 

bệnh tiểu đường 12
Tiêm insulin là giải pháp an toàn tốt nhất cho người bệnh tuýp 1

Thị trường hiện nay có 4 loại insulin phổ biến nhất được dùng đó là:

  • Insulin tác dụng nhanh, ngay sau khi tiêm bắt đầu và trong vòng trong vòng 15 phút đã có tác dụng và và kéo dài trong 3 đến 4 giờ.
  • Insulin tác dụng ngắn, sau khi tiêm 30 phút mới bắt đầu hoạt động có tác dụng và kéo dài 6 đến 8 giờ.
  • Loại Insulin tác dụng và hoạt động sau 1-2 giờ khi tiêm và có thể kéo dài 12 đến 18 giờ.
  • Insulin tác dụng và hoạt động sau 2 tiếng đồng hồ và có thể kéo dài đến 24 giờ hoặc thậm chí là có thể lâu hơn.

5.2.2 Giải pháp cho bệnh tiểu đường tuýp 2

Chế độ ăn kiêng tốt, lối sống khoa học lành mạnh theo tiêu chuẩn bệnh và tập thể dục mỗi ngày có thể sẽ đem lại cho người đái tháo đường tuýp 2 kiểm soát được lượng đường trong máu. Nếu lối sống không đảm bảo, đường huyết quá cao thì bắt buộc phải dùng thuốc đặc trị, thậm chí nhiều người phải dùng đến tiêm insulin để cải thiện nhanh hơn. 

Một số các loại thuốc tiểu đường mà các bác sĩ thường kê và sử dụng cho để giảm mức đường huyết cho người bệnh như thuốc ức chế alpha-glucosidase, nhóm thuốc ức chế men DPP 4, nhóm thuốc Biguanide, Meglitinide, thuốc có tác dụng giống như hormone glucagon, chất ức chế SGLT2,Thiazolidinedione,  Sulfonylureas,… Bạn cần tuân thủ tốt liều dùng, tránh tình trạng tự ý giảm hay tăng liều.

bệnh tiểu đường 13
Nên sử dụng thuốc đặc trị đúng liều, loại do bác sĩ chỉ định

5.3 Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường

Bên cạnh việc duy trì thói quen sinh hoạt tốt, dùng thuốc đặc trị do bác sĩ kê đơn, các bệnh nhân tiểu đường nên dùng thêm các sản phẩm chức năng, hỗ trợ điều trị bệnh. Các sản phẩm đảm bảo uy tín, chất lượng, có chứng nhận lâm sàng sẽ đem lại tác dụng cao hơn, giảm nhanh đường huyết. Hiện nay, có các sản phẩm tốt dành cho người đái tháo đường như sau:

5.3.1 Low Glu – Sản phẩm tốt dành cho người tiểu đường

Đối với người mắc bệnh đái tháo đường, việc thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và chỉ số HBA1C là điều hết sức cần thiết. Việc kiểm soát tốt được đường huyết sẽ cho người bệnh sức khỏe tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Low-Glu Thái Minh – một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng hiện nay. Sản phẩm dành cho những người tiền tiểu đường và tuýp 2.

bệnh tiểu đường 14
Low Glu sản phẩm tốt hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự thiên nhiên an toàn và lành tính giúp hạ cũng như ổn định đường huyết nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra. Bên cạnh đó, Low-Glu Thái Minh còn bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin tăng cường đề kháng và sức khỏe cho người bệnh.  

Cách dùng đơn giản, chỉ cần người bệnh duy trì ngày 2 viên, chia 2 lần sáng và tối. Uống trước khi ăn 30 phút để đạt hiệu quả cao. Lưu ý nên uống cách thuốc điều trị từ 1 – 2 tiếng và nên dùng đều, thường xuyên duy trì từ 2-3 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.

5.3.2 TĐ Kingphar – Sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hỗ trợ điều trị đái tháo đường khác nhau, với các nhãn mác và thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên để chọn được sản phẩm tốt thì không phải điều đơn giản. Với sản phẩm TĐ Kingphar được bào chế 100% từ các thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt cho người đái tháo đường như dây thìa canh, chiết xuất mướp đắng, dây thần nông, cây trâm vỏ đen, nguyệt quế, mướp đắng rừng,… Chính vì sản xuất trên công nghệ hiện đại, hiệu quả mà an toàn nên được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

bệnh tiểu đường 15
Sử dụng TĐ Kingphar thường xuyên để đảm bảo hiệu quả

Sản phẩm chỉ định cho những người tiền đái tháo đường, đái tháo đường tuýp 2 và hạ cholesterol và lipid máu.. Bên cạnh giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa biến chứng, sản phẩm còn có tác dụng tốt trong việc nâng cao sức khỏe cơ thể. Dùng ngày 2-3 lần, mỗi lần từ 1 viên, nên uống trước lúc ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 -3 giờ và dùng thường xuyên để đặt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách uống kết hợp với các thuốc đặc trị hiện dùng, tránh tình trạng chồng thuốc lên nhau, giảm hiệu quả. 

5.3.3 TĐ care – giải pháp hiệu quả cho người bị tiểu đường

Tiểu đường thường đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không can thiệp và tác động kịp thời thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng. Sản phẩm TĐCare là một trong những sản phẩm uy tín trên thị trường và là giải pháp hiệu quả trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị người đái tháo đường. Chính vì điều này sản phẩm đã ngày càng nổi tiếng và nhiều người biết đến tin dùng. 

Công dụng chính của sản phẩm là  không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn làm giảm cholesterol và lipid trong máu. Hỗ trợ điều trị giúp ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, giúp ngăn ngừa các biến chứng, đặc biệt là biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên, ngăn chặn tốt các cơn đột ngụy do tiểu đường gây ra.

bệnh tiểu đường 16
TĐ Care chiết xuất từ tự nhiên an toàn và hiệu quả

Sử dụng sản phẩm ngày 2 lần, mỗi lần 2 – 3 viên, uống trước ăn 30 phút hoặc nếu quên thì có thể uống sau ăn 1 giờ. Thời gian dùng tối thiểu 3 tháng và nên dùng thường xuyên để đạt kết quả tốt cao. Lưu ý, cách thuốc đặc trị hoặc các loại thuốc khác đang dùng từ 30 phút – 1 tiếng.

Hiện các sản phẩm đều có bán tại Nhà Thuốc Minh Châu. Nhà thuốc uy tín trong nhiều năm về cung cấp, kinh doanh các sản phẩm chính hãng, an toàn trong đó có sản phẩm điều trị bệnh tiểu đường. Bạn có thể liên hệ hotline 0909 407 570 của nhà thuốc để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

5.4 Phương pháp chữa trị cho người bị tiểu đường thai kỳ

Thường những người mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tự khỏi sau khi sinh. Nên không cần quá lo lắng và cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thường xuyên theo dõi sức khỏe và các chỉ số thai kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường. Không tự ý dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ về thành phần ăn uống và tập luyện hợp lý. 

6. Phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào?

Trừ những trường hợp không thể can thiệp ngăn ngừa như đái tháo đường tuýp 1 vì liên quan đến vấn đề bẩm sinh và thay đổi nội tiết tố,… Những người bình thường khác có cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh sớm và an toàn. Sau đây là những cách mà bạn có thể tham khảo để tăng cường sức khỏe, hạn chế tối đa việc mắc bệnh tiểu đường. 

6.1 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học 

Tăng cường các chất xơ, vitamin khoáng chất thiết yếu như rau quả trong bữa ăn. Giảm các chất dầu mỡ, chiên nóng hay các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Nên ăn nhiều sữa chua mỗi ngày và uống nhiều nước. Ngoài ra hạn chế các thức ăn sẵn, thịt đỏ, thực phẩm quá nhiều ngọt trong thời gian dài,… Làm tốt điều này, sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các đái tháo đường, huyết áp, tim mạch,….  

6.2 Xây dựng mối quan hệ tốt và tránh căng thẳng

Phần lớn cho thấy rằng, những người độc thân, thường xuyên bị áp lực và căng thẳng sẽ dễ mắc bệnh đái tháo đường. Tâm lý không tốt gây rối loạn khả năng chuyển hóa glucose lâu dần dẫn tới đái tháo đường. Thậm chí còn làm tăng đường huyết đột ngột, gây khó chịu, nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, hãy xây dựng cho mình lối sống thoải mái, vui vẻ và lạc quan hơn. Sức khỏe nhờ đó cũng tốt hơn và lượng đường trong máu được ổn định.

6.3 Tập thể dục thường xuyên

Đối với những người thừa cân, thì việc hướng đến mục tiêu giảm trọng lượng là điều cần thiết. Việc này không chỉ giúp bạn có thân hình tốt hơn mà còn làm giảm rõ rệt nguy cơ mắc các bệnh mạn tính trong đó có đái tháo đường. Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được cân nặng, tăng cường lưu thông máu, thể lực tốt hơn. 

bệnh tiểu đường 17
Duy trì thói quen tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật

Bạn có thể lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe, cầu lông, bơi lội,… Với tần suất hợp lý, chắc chắn bạn sẽ có sức khỏe tốt hơn rất nhiều. Đây là cách phòng  bệnh và tăng cường sức khỏe cần rèn luyện thường xuyên.

6.4 Thăm khám định kỳ sức khỏe thường xuyên

Bên cạnh việc tập luyện và có chế độ ăn uống hợp lý,… thì việc thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần là không nên bỏ qua. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất những người càng lớn tuổi càng phải ý thức tốt việc kiểm tra sức khỏe và có hướng điều trị bệnh tốt và kịp thời. Theo nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người đã không biết mình bị bệnh cho đến khi đi khám và xét nghiệm. Vì vậy hãy duy trì thói quen sinh hoạt tốt và thăm khám định kỳ sức khỏe thường xuyên.

bệnh tiểu đường 18
Thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ tốt sức khỏe

Bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam và các nước khác. Tốc độ phát triển ngày càng gia tăng do thói quen sinh hoạt và sự chủ quan trong bảo vệ sức khỏe. Hiểu rõ về bệnh và có hướng điều trị kịp thời là điều bạn nên làm và ngăn ngừa tối đa biến chứng khi bị mắc bệnh. Với những thông tin trên đây hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những giá trị bổ ích. Chúc bạn sức khỏe và thành công!

 

Bài viết có liên quan

One thought on “Tổng quan bệnh tiểu đường: Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

  1. Pingback: Biến chứng tiểu đường và nguy cơ sức khỏe người bệnh phải đối mặt

Comments are closed.

0909 407 570