10 Cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả, an toàn

đau nhức xương khớp gối

Đau nhức xương khớp khiến cơ thể vận động khó khăn, mệt mỏi đặc biệt là ở những người bước vào tuổi trung niên. Bên cạnh việc thăm khám, điều trị theo các phương pháp y học, người bệnh có thể áp dụng một số cách trị đau nhức xương khớp tại nhà. Nội dung sau đây Nhà Thuốc Minh Khang sẽ bật mí chi tiết một số phương pháp điều trị bệnh xương khớp.  

Massage giảm đau nhức xương khớp thức thì

Có rất nhiều phương pháp được lưu truyền trong dân gian, hiệu quả đã được kiểm chứng. Trong đó, trị đau nhức xương khớp thông qua Massage (hay xoa bóp) đã chứng minh được tác dụng giảm đau nhanh chóng. Phương pháp này có tác dụng lưu thông khí huyết đến các vị trí bị tổn thương. Điều này sẽ giảm nguy cơ bị căng cứng cơ, việc di chuyển, vận động trở nên nhẹ nhàng hơn. Điều quan trọng đó là cần thực hiện các phương pháp massage đúng cách, đúng chỗ. 

Xoa bóp vai gáy

Trường hợp đau nhức xương khớp vai gáy, hãy massage theo các bước sau đây: 

Bước 1: Đầu tiên, chà lòng bàn tay lên vùng cổ, có thể cảm nhận được sự ấm nóng thì dừng lại. 

Bước 2: Dùng tay từ từ bóp nắn các cơ quan tại cổ, vai, đốt sống…

Bước 3: Để ngón cái một bên, những ngón còn lại bóp nắn nhẹ nhàng đến khi vai và cổ hơi ửng đỏ thì dừng lại. 

xoa bóp vai gáy
Xoa bóp vai gáy hỗ trợ giảm đau

Xoa bóp lưng

Đau nhức xương khớp dọc cột sống, bạn hãy áp dụng ngay các bước xoa bóp sau để giảm đau hiệu quả: 

Bước 1: Đầu tiên, dùng ngón tay và gốc bàn tay áp đều về phía lưng và xoa lên vị trí bị đau. Sau đó dùng hai tay chà xát mạnh ở vùng lưng, để hai tay xoa ngược chiều nhau, cả ở chiều ngang và chiều dọc. Mỗi động tác thực hiện thao tác khoảng 2 phút để tạo cảm giác nóng và ấm trên da. 

Bước 2: Day rồi đấm nhẹ nhàng ở hai bên thắt lưng 3 lần, bạn dùng gốc bàn tay và mô ngón tay út và ngón tay cái ấn xuống da rồi di động theo hình tròn. 

Bước 3: Dùng tay lăn dọc hai khối cơ cạnh cột sống xuống vùng hông khoảng từ 2-3 phút  sau đó tiếp tục lăn từ hông xuống chân. 

Bước 4: Dùng cả hai bàn tay, ngón cái và các ngón khác để xoa bóp vào cơ lưng. 

Bước 5: Ấn ngón tay lên lưng để xác định điểm đau nhức, day từ từ với lực nhẹ đến mạnh, mỗi lần thực hiện xoa bóp khoảng 20 phút. 

xoa bóp lưng
Xoa bóp lưng cải thiện chứng đau nhức cột sống

Xoa bàn chân

Đau nhức tại vùng chân có thể áp dụng các bước sau: 

Bước 1: Đầu tiên, bạn xoa mạnh hai lòng bàn chân vào nhau khoảng từ 10-20 lần để giúp tạo độ ấm.

Bước 2: Đặt gót chân của chân này vào lòng bàn chân kia, tiếp tục thực hiện chà xát khoản 10-20 lần.

Bước 3: Tiếp tục xoa phía ngoài của bàn chân bên này với mu bàn chân bên kia, lặp lại khoảng 15 lần.  

Chườm nóng, lạnh

Phương pháp chườm nóng, lạnh cũng đã chứng minh được hiệu quả nhất định giúp giảm đau nhanh chóng: 

Chườm nóng

Chườm nóng là phương pháp giúp giảm đau nhanh chóng với những người mắc bệnh lý viêm khớp thoái hóa, đau nhức do chấn thương. Hơn nóng từ các túi chườm có công dụng giúp làm giãn nở mạch máu, kích thích quá trình lưu thông máu, giảm cảm giác căng cứng. Bên cạnh đó, chườm nóng còn có công dụng hỗ trợ điều hòa thần kinh cảm giác, giảm đau nhanh.

Các bước thực hiện:

Cách 1: Dùng các loại túi chườm tích nhiệt, đai quấn nóng, tấm đệm sưởi… đắp hoặc quấn anh những vị trí đau nhức. 

Cách 2: Bạn có thể ngâm mình trong nước nóng với độ ấm từ 32-37 độ. 

Cách 3: Đun nóng parafin rồi để nguội khoảng 43 độ, sau đó đem đắp lên vị trí bị đau. 

Cần lưu ý những điều sau đây khi thực hiện chườm nóng giảm đau: 

  • Sử dụng mức nhiệt độ vừa phải, không nên quá nóng để tránh làm bỏng da. 
  • Không nên chườm nóng ở khu vực đang sưng tấy, bầm tím, vết thương hở… Hoặc ở những người đang mắc các bệnh nền như tiểu đường, viêm da, huyết khối tĩnh mạch sâu. 
  • Chườm nóng chỉ có tác dụng cụ bộ, thời gian chườm không quá 20 phút/lần. 
chườm nóng
Chườm nóng hiệu quả giãn mạch máu

Chườm lạnh

Khác với chườm nóng, chườm lạnh có công dụng làm co mạch máu, do đó sẽ có tác dụng gây tê cục bộ. Những tín hiệu về cơn đau dẫn truyền đến máu sẽ bị chậm lại hoặc bất hoạt hoàn toàn. Những trường hợp nên thực hiện phương pháp này như bị đau cổ, vai, gáy,trật khớp cho chấn thương, làm việc sai tư thế, đau nhức xương do tuổi già…Cách thực hiện: 

Cách 1: Đầu tiên sử dụng túi chườm lạnh y tế, túi gel lạnh để lên vùng bị đau trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Thời gian thực hiện khoảng từ 3-4 lần/ngày. 

Cách 2: Dùng khăn mềm, bọc đá  rồi lăn theo chuyển động tròn tại khu vực đau khoảng 5 phút. 

Cách 3: Đắp khăn mềm được làm lạnh tại vị trí khớp để giảm đau, để nguyên đến khi khăn hết lạnh.

Cần lưu ý những vấn đề sau khi thực hiện phương pháp chườm lạnh: 

  • Nên tuyệt đối chườm lạnh quá lâu, đặt đá trực tiếp lên da, có thể dẫn đến da bị tổn thương mô mềm quanh khớp, dây thần kinh.
  • Những người có nguy cơ cao chuột rút, có vết thương hở, phồng rộp da, có các bệnh liên quan đến mạch máu, rối loạn chức năng cảm thụ không áp dụng phương pháp này.  

Tập luyện đúng cách

Xây dựng chế độ tập luyện đúng cách cũng là cách trị đau nhức xương khớp hiệu quả và lâu dài. Một chế độ luyện tập đúng cách, kết hợp với phương pháp hít thở sâu, nhẹ nhàng sẽ giúp cho các khối cơ, dây chằng tăng cường sự dẻo dai. Tùy thuộc vào tình trạng đau nhức mà bạn có những phương pháp điều trị hiệu quả: 

Đi bộ

Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn, giúp hỗ trợ phòng ngừa điều trị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, trong quá trình đi bộ sẽ có một số khớp trọng điểm tại vùng hông, mắt cá, gối, bị đau nên những người thoái hóa khớp nặng không phù hợp.  

Yoga

Yoga là phương pháp hỗ trợ giúp cho các khớp xương trở nên dẻo dai hơn, đồng thời phục hồi nhanh chóng những sụn khớp bị thoái hóa. Tuy nhiên, người bệnh cần có sự hướng dẫn cụ thể từ huấn luyện viên để có được những phương pháp tập luyện hiệu quả để phòng ngừa các vấn đề thoát vị đĩa đệm, giãn dây chằng, vẹo cột sống… 

tập yoga
Yoga là liệu pháp hiệu quả điều trị

Đạp xe

Tập luyện bằng cách đạp xe sẽ giúp hỗ trợ cho các nhóm cơ được kích thích, giúp cho cơ được vận động tối đa. Hơn nữa phương pháp này không gây áp lực và tải trọng lên các khớp.  

Ngâm tay, chân với thảo dược

Ngâm tay chân trong nước có chứa nhiều thảo dược. Phương pháp này tác động nhanh chóng lên cơ bắp, giúp đả thông kinh mạch đồng thời giảm áp lực lên dây thần kinh. Hiện tượng cứng khớp, đau nhức giảm rõ rệt, thư giãn để tăng cường khả năng vận động cho người bệnh. Cách thực hiện”

  • Dùng lá bạc hà, lá gừng tươi, hoặc lá lốt đem tất cả đem rửa sạch, đập dập, thái nhỏ.
  • Sau đó đem tất cả đun sôi trong nước lọc khoảng 10 phút, sau đó để nước nguội bớt.
  • Đổ nước ra chậu rồi ngâm tay, chân trong khoảng 15 phút, để tăng hiệu quả nên kết hợp với việc xoa bóp.
  • Thực hiện đều đặn trước khi đi ngủ để giúp cải thiện đau nhức, giúp ngủ ngon hơn. 
ngâm chân với thảo dược
Ngâm chân thư giãn hiệu quả cho xương khớp

Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi và thư giãn giúp làm giảm nhanh cơn đau nhức mà không cần dùng đến thuốc. Bên cạnh đó, phương pháp này còn hiệu quả để nhanh chóng làm giảm áp lực, căng thẳng đến các dây thần kinh liên quan. 

Người bệnh có thể ngồi ở tư thế thoải mái hoặc nằm trên giường để giữ cho vùng tổn thương giảm bớt áp lực từ trọng lượng cơ thể. Các cơn đau nhức sau khi giảm người bệnh nên đi lại và vận động nhẹ nhàng, không nên ngồi quá lâu để tránh bị tê bì hay cứng khớp. 

Có chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến việc điều trị đau nhức xương khớp. Nếu có phương pháp ăn uống phù hợp sẽ giúp hỗ trợ giảm đau nhức, tăng cường sự dẻo dai cho các khớp. Một số thực phẩm người bị đau nhức xương khớp nên bổ sung đó là: 

  • Đồ ăn, các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C, D cao: Nổi bật đó là cá hồi, tôm, sữa, cá trích, cá ngừ, bông cải xanh, dâu tây…
  • Thực phẩm giàu Canxi: Tôm, cua, rau xanh lá, sữa chua, cá mòi,…
  • Đồ ăn giàu omega 3: Trứng cá muối, dầu ăn, cá tuyết, hàu, hạnh nhân, cá mòi, các loại cá béo…
  • Đồ ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa: Bông cải xanh, việt quất, cam, óc chó, đậu đỏ, yến mạch, dâu tây…
  • Thực phẩm giàu protein: Ức gà, trứng, sữa, phomai, yến mạch, các loại đậu…

Ngoài ra, những người mắc các bệnh về đau nhức xương khớp nên hạn chế bổ sung vào cơ thể các nhóm thực phẩm: 

  • Đồ ăn đóng hộp.
  • Đồ chiên xào, nhiều dầu.
  • Đồ ăn chứa hàm lượng đường, muối cao.
  • Đồ ăn cay nóng.
  • Các thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh với cơ thể. 
thực phẩm tốt cho hệ xương khớp
Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ xương

Duy trì đúng tư thế trong sinh hoạt hàng ngày

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau nhức xương khớp đó là thường xuyên vận động đứng, ngồi lâu ở một tư thế hoặc hoạt động sai các tư thế. Do đó, cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả đó là duy trì đúng tư thế:  

Tư thế ngồi

Khi ngồi cần giữ thẳng lưng trên ghế có lưng tựa, chân phải duỗi thẳng, không nên bắt chéo chân. Độ cao của ghế và bàn làm việc cần phù hợp, Sau mỗi giờ làm việc, nên thay đổi tư thế thường xuyên, đứng lên và vận động nhẹ nhàng. 

Tư thế nằm

Nằm nghiêng, ngửa khi ngủ sẽ tốt cho những người đang gặp các vấn đề đau nhức xương khớp. Nên chọn những loại đệm ngủ có độ đàn hồi phù hợp và mỗi đêm nên ngủ đủ giấc. Trong khi ngủ nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm, khi ngủ chọn gối mềm và có thể đặt gối giữa hai đầu gối để giúp cơ thể duy trì được độ cong tự nhiên của cột sống. 

tư thế ngủ tốt cho hệ xương khớp
Nên ngủ đúng tư thế để tốt cho hệ xương

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Bên cạnh áp dụng các phương pháp trên, bạn có thể sử dụng các cách trị đau nhức xương khớp tại nhà bằng thảo dược như: 

Cây bồ công anh

Bồ công anh còn có tên gọi khác là cây diếp trời, cây mũi mác… chứa nhiều magie, canxi tốt cho người bị loãng xương và bị đau nhức ở xương khớp. Cách sử dụng:

  • Hoa bồ công anh tươi đem đi rửa sạch, để cho ráo nước và đặt vào lọ nhỏ.
  • Cho dầu oliu, hạnh nhân hoặc dầu hạt nho đổ ngập hoa sau đó đậy kín
  • Đem phơi ở ngoài nắng đến khi hoa chuyển sang nâu, rồi lọc bỏ hoa, thu được dầu để nơi thoáng mát.
  • Dùng dầu để xoa bóp tại các vị trí bị đau nhức sẽ cảm thấy cơn đau được thuyên giảm hiệu quả. 

Cây cỏ xước 

Cây cỏ xước trong y học dân gian thường được bổ sung vào những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp:  

Bài thuốc 1: Cỏ xước 40g, cỏ mực và thổ phục linh 20g, hy thiêm 30g, ngải cứu và ké đầu ngựa 12g. Để thuốc vào ấm, sau đó thêm 2 lít nước ấm, đem đi sắc nhỏ lửa đến khi còn 2 bát thì chắt lấy nước uống. 

Bài thuốc số 2: 16g các loại nhọ nồi, cỏ xước, hy thiêm thảo, phục linh 20g và 12g ngải cứu, thương nhĩ tử. Đem đi sao vàng sau đó cho vào ấm sắc với nước lọc 3 lần. Đem trộn nước thuốc đã sắc của 3 lần với nhau,chia thành 3 phần và uống trong ngày. 

cây cỏ xước hỗ trợ trị xương khớp
Cỏ xước hỗ trợ hiệu quả cho bệnh xương khớp

Cây xấu hổ

Cây trinh nữ hay cây xấu hổ cũng thường được sử dụng trị đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Loại thảo dược này giúp điều trị nhiều loại bệnh xương khớp và giúp an thần. Cách sử dụng:  

  • Rễ của cây xấu hổ đem thái thành từng miếng, rửa sạch rồi phơi thật khô. 
  • Đem 120g rễ tẩm với rượu 40 độ tiếp tục đem rang khô lên. 
  • Đem dược liệu này sắc cùng với 0,6 lít bước đến khi cạn còn 0,2 lít là được.
  • Chắt lấy nước thuốc uống 2-3 lần trong ngày và duy trì khoảng 1 tuần. 

Cây đau xương

Cây đau xương còn có tên gọi khác đó là tục cốt đằng, khoan cân đằng, có chứa hàm lượng Ancaloit cao. Nhờ vậy mà dược liệu này có tác dụng chống viêm hiệu quả, làm giảm nhanh các triệu chứng thoái hóa xương khớp, thoái hóa cột sống, phong thấp, chấn thương, tụ máu… Cách sử dụng: 

Cách 1: Dùng cây đau xương đem đi rửa thật sạch, rồi đem đi giã cùng với rượu trắng. Sau đó, dùng phần bã chườm tại vùng bị đau để giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức xương khớp.

Cách 2: Dùng thân của cây đau xương, đem đi cắt khúc, sao vàng đều. Sau đó đem đi ngâm cùng với rượu trắng tỷ lệ là 1:5. Ngâm trong vòng ít nhất 1 tháng, mỗi lần dùng 1 ly nhỏ và uống ngày 3 lần. 

Sử dụng thực phẩm chức năng để trị đau nhức xương khớp

Bên cạnh các phương pháp trị đau nhức xương khớp tại nhà, bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm chức năng để điều trị bệnh đau nhức xương khớp. Dưới đây là một số loại thuốc nên sử dụng, được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao:

Canxi Nano Gold Royal

Thành phần chính của thuốc là AQUAMIN F, được chiết xuất và tinh chế từ tảo biển lên đến 32%. Nhờ vậy mà cơ thể được bổ sung hàm lượng vitamin D3 giúp hấp thu canxi, tăng cường mật độ xương, phòng ngừa nguy cơ loãng xương ở người già. Từ đó, tình trạng đau nhức xương suy giảm đáng kể, khả năng vận động được cải thiện.  

Canxi Nano Gold Royal
Canxi Nano Gold Royal chứa rất nhiều thành phần bổ dưỡng cho cơ thể

Xem sản phẩm chi tiết tại đây

Glucosamin Viha

Glucosamin Viha được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhờ những dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp, đặc biệt ở những người có hệ xương đang dần bị thoái hóa. Glucosamin đóng vai trò như là chất nhờn để các khớp hoạt động linh hoạt, bôi trơn các khớp, khắc phục tình trạng đau mỏi khớp. Đồng thời, sau một thời gian sẽ giúp tăng phục hồi các khớp, từ đó giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp. 

Glucosamin Viha
Glucosamin Viha

Xem sản phẩm chi tiết tại đây

Glucosamin 1500 vitatree

Glucosamin 1500 vitatree giúp tăng cường và bổ sung các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong, giúp bảo dưỡng khớp, cung cấp các chất nhờn giúp bôi trơn mô khớp bà các mô khớp. Với thành phần được bào chế từ shark cartilage (bột sụn vi cá mập) và glucosamine hydrochloride, từ đó giúp tăng cường sức mạnh xương khớp và duy trì sức khỏe. 

Viên uống Glucosamin 1500 vitatree
Viên uống Glucosamin 1500 vitatree

Xem sản phẩm chi tiết tại đây

GLUCOSAMINE gold

Đây là một trong những sản phẩm được bào chế hiệu quả từ thành phần an toàn. Đặc biệt Glucosamine có vai trò thúc đẩy chất nhờn được sản xuất, kích thích các sụn để hỗ trợ các khớp phục hồi nhanh chóng. 

glucosamine gold
Viên uống LUCOSAMINE gold

Xem sản phẩm chi tiết tại đây

Hy vọng, Những chia sẽ ở trên sẽ hữu ích cho bạn. Nếu cần tư vấn về bệnh lý hay lựa chọn các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thì hãy liên hệ ngay Nhà Thuốc Minh Khang qua Hotline 0937 07 72 72 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí. 

Bài viết có liên quan
0909 407 570