Đau nhức xương khớp ở trẻ em: Nhận biết sớm và phòng ngừa

Đau nhức xương khớp ở trẻ em

Hiện nay, không chỉ những người trung niên, người già bị mắc bệnh đau nhức xương khớp, trẻ em cũng mắc phải những triệu chứng này. Bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do chấn thương, sự phát triển quá mức của hệ xương và các bệnh về xương khớp khác. Cha mẹ cần có sự nhận biết sớm, từ đó có các phương pháp hỗ trợ trẻ nhanh chóng và kịp thời.  

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở trẻ em

Tình trạng đau nhức ở trẻ em xảy ra khá thường xuyên, bên cạnh các tình huống do vận động nhiều, va đập còn có nguyên nhân do vấn đề bệnh lý và tăng trưởng. Nguyên nhân do tăng trưởng và bệnh lý sẽ có những biểu hiện rất khác biệt ở trẻ, do đó cha mẹ cần nhận diện sớm để giúp cho bé phát triển bình thường và khỏe mạnh. 

Nguyên nhân do tăng trưởng

Đây là tình trạng xuất hiện khá phổ biến ở trẻ em sau 3 tuổi và thời gian có thể kéo dài đến hết tuổi dậy thì. Đặc biệt, giai đoạn từ 3-5 tuổi và 8-12 tuổi bé có những biểu hiện rõ ràng nhất. Bệnh lý có biểu hiện: 

  • Cơn đau chủ yếu xuất hiện ở các khớp, đầu gối nhưng không có vị trí rõ ràng và cụ thể. 
  • Thông thường, các triệu chứng đau nhức chỉ xuất hiện về đêm và ban ngày sẽ biến mất, mức độ đau có thể từ thoáng qua đến đau nhức dữ dội. 
  • Đau nhức xương khớp kéo dài trong vài ngày liên tiếp, sau đó sẽ dừng hẳn, một thời gian sau đó sẽ tiếp tục tái diễn. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp của trẻ em xuất phát từ: 

  • Hệ xương khớp phát triển quá nhanh, hệ cơ không theo kịp, cơ bị kéo căng gây ra đau bắp.
  • Dinh dưỡng bị thiếu hụt khi xương khớp tăng trưởng nhanh, gây yếu xương, chân tay đau nhức. Đặc biệt khi cơ thể bị thiếu hụt magie, canxi, sắt,…bệnh có thể dẫn đến biến dạng khớp ảnh hưởng đến sự vận động của trẻ. 
  • Thừa cân, béo phì khiến cho cơ thể quá lớn gây áp lực lên hệ xương đang ở thời kỳ phát triển. 
Đau nhức xương khớp ở trẻ em
Đau nhức xương khớp có thể do tăng trưởng quá mức

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý như viêm khớp cấp tính, viêm khớp tự phát thiếu niên làm ảnh hưởng đến hệ xương của bé, gây đau nhức. Trong đó, viêm khớp tự phát thiếu niên (JIA) là bệnh khá phổ biến, thuộc nhóm bệnh tự miễn, chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn 6-16 tuổi. 

Bệnh lý này gây ra tình trạng đau nhức buổi sáng, buổi trưa, các khớp xuất hiện các dấu hiệu đỏ, nóng. Vùng đau nhức chủ yếu tập trung tại đầu gối, khuỷu tay, hông, gây mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn… ở trẻ. 

Đến nay, y học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, đến thời điểm hiện tại, người ta cho rằng bệnh xuất phát từ sự rối loạn hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, một số trẻ có thể bị các tác nhân gây hại khác như chấn thương khớp, nhiễm khuẩn, béo phì, thừa cân, di truyền…

Phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ đau nhức xương khớp ở trẻ em

Bên cạnh áp dụng các phương pháp phẫu thuật, vật lý trị liệu, sử dụng thuốc để điều trị, cha mẹ nên áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc tại nhà để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Kể cả khi bé không bị đau nhức xương khớp, cha mẹ cũng cần chủ động có các phương pháp phòng ngừa về dinh dưỡng, thói quen để cơ xương phát triển khỏe mạnh.  Một số phương pháp được khuyến cáo:

Xây dựng chế độ ăn uống 

Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cho phát triển toàn diện. Đặc biệt là bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển và hình thành hệ xương như kẽm, đồng, magie, canxi, vitamin D… Đặc biệt hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, dễ gây béo phì, gia tăng áp lực lên hệ xương khớp. Ngoài ra, nên tạo thói quen uống đủ từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để giúp cho hệ sụn khớp hoạt động trơn tru. 

>>> Xem ngay: Các loại thực phẩm tốt cho xương khớp nên bổ sung mỗi ngày

Đau nhức xương khớp ở trẻ em
Cung cấp đủ dinh dưỡng

Luyện tập thể dục thể thao

Cha mẹ nên tạo điều kiện để bé thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao và lựa chọn những bộ môn phù hợp cho sở thích của con. Từ đó, hỗ trợ nâng cao sức khỏe và giúp hệ cơ, hệ xương phát triển đồng đều.

Để bé nghỉ ngơi, phục hồi

Nếu như con có các biểu hiện đau nhức xương khớp, cha mẹ nên để bé nghỉ ngơi nhiều hơn, không vận động, nô đùa quá mức. Có thể áp dụng các phương pháp chườm lạnh, chườm nóng, để làm dịu cơn đau cho bé. Không nên tự ý mua cho bé các loại thuốc xương khớp khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.  

Sử dụng thực phẩm bổ sung

Absorbcal D3k2 bao gồm hai thành phần chính đó là D3 và vitamin K giúp tăng cường hấp thu canxi để hệ xương khớp của bé yêu phát triển khỏe mạnh. Cụ thể: 

  • Vitamin D3 (Cholecalciferol):  Giúp cho cơ thể tăng cường hấp thu Phospho, canxi hỗ trợ tăng trưởng xương.
  • Vitamin K (K2, Menaquinone-7): Tạo các protein liên quan đến tổng hợp xương và hỗ trợ duy trì mật độ xương cho bé.  
ABSORBCAL D3+K2
Absorbcal D3k2 được thiết kế dạng nhỏ giọt vô cùng tiện lợi

Xem sản phẩm chi tiết: tại đây

Tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Cần có điều chỉnh cần thiết về dinh dưỡng, sinh hoạt và sử dụng thực phẩm bổ sung là cần thiết. Liên hệ đến ngay Nhà thuốc Minh Khang để các dược sĩ tư vấn cho bạn. 

Bài viết có liên quan
0909 407 570