Buồng trứng là cơ quan sinh sản của phụ nữ, giúp nuôi dưỡng trứng trưởng thành và thụ thai. Vì vậy nó được coi là bộ phận quan trọng nhất trong chức năng sinh sản. Qua thời gian tuổi tác và các tác động khác mà buồng trứng cũng sẽ đến giai đoạn lão hóa. Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ sẽ cho thấy dấu hiệu lão hóa, biểu hiện là suy buồng trứng sớm. Vậy tình trạng này là thế nào? Nhà thuốc Minh Châu 5 sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này ngay trong bài viết này.
1. Suy buồng trứng sớm là gì?
Suy buồng trứng sớm là hiện tượng ngừng hoạt động chức năng ở phụ nữ, buồng trứng bị lão hóa sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40. Khi gặp tình trạng này, chị em thường có các biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt bất thường, loãng xương, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi, ra mồ hôi về đêm, dễ bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục và nguy hiểm nhất là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, nguy hại hơn là gây vô sinh.
Suy buồng trứng sớm có thể phát triển ngay từ lúc tuổi dậy thì hoặc cũng có thể là bẩm sinh tùy thuộc vào nguyên nhân. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nói chung và đời sống tình dục nói riêng.Hiểu rõ được nguyên nhân và các biện pháp cải thiện sẽ giúp chị em sớm phòng tránh và điều trị kịp thời.
2. Các dấu hiệu của suy giảm chức năng buồng trứng sớm
Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể thay đổi dẫn đến suy buồng trứng sẽ có các dấu hiệu sau đây:
- Biểu hiện ở làn da của chị em là da khô ráp, da bị mất độ đàn hồi, chảy xệ, ngứa da và xuất hiện các nếp nhăn, nám, tàn nhang.
- Tóc bị rụng nhiều, tóc bạc sớm, khô và xơ.
- Các đầu móng tay móng chân dễ gãy hơn bình thường.
- Tâm trạng bất ổn dễ nổi nóng, bốc hỏa, khó chịu,ra mồ hôi nhiều đặc biệt về đêm, gây mất ngủ.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hay bị nhức đầu, mất tập trung.
- Vùng lưng thường xuyên bị đau mỏi.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều và giảm ham muốn tình dục.
Ngoài các biểu hiện ở trên, nếu xuất hiện những dấu hiệu khác kèm với chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn ở độ tuổi dưới 40, người bệnh cần đến bệnh viện để được xét nghiệm máu đo nồng độ FSH giúp phát hiện buồng trứng bị suy sớm. Nếu kết quả cho thấy bị suy buồng trứng sớm thì buồng trứng sẽ bị nhỏ lại và tử cung mỏng hơn.
3. Nguyên nhân suy buồng trứng sớm
Theo y học nghiên cứu cho thấy suy buồng trứng sớm xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân đó là nguyên nhân tự phát và nguyên nhân chủ quan:
3.1. Nguyên nhân tự phát
Nhóm nguyên nhân tự phát là do cơ thể điều tiết các hoạt động của các cơ quan bị suy giảm bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ thường hay bị rối loạn kinh nguyệt, lượng hormone estrogen trong cơ thể bị thay đổi, dễ dẫn rối loạn chuyển hóa các chất khiến buồng trứng bị suy chức năng sớm. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tắc kinh, mất kinh, suy buồng trứng sớm dẫn đến vô sinh.
- Tắt kinh là hiện tượng xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, kinh nguyệt thưa dần, ít dần, đồng thời xuất hiện những triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa, khô âm đạo, bực bội cáu gắt.
- Các nhân tố miễn dịch viêm tuyến giáp tự miễn có thể đi kèm với suy buồng trứng sớm, bởi tuyến giáp có liên quan mật thiết với các cơ quan sinh sản của phụ nữ.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Các nguyên nhân chủ quan dẫn đến suy buồng trứng sớm ở chị em phụ nữ bao gồm:
- Nạo phá thai có thể gây ra tình trạng buồng trứng hoạt động không ổn định, gây tổn thương buồng trứng, khiến buồng trứng ngừng hoạt động, không sản sinh ra trứng và nuôi trứng trưởng thành một cách bình thường có chất lượng. Ngoài ra nạo phá thai thường xuyên sẽ gây tổn thương tử cung, khả năng viêm nhiễm buồng trứng, tắc ống dẫn trứng gây nguy hại và lão hóa buồng trứng.
- Nhiễm trùng đường sinh sản do chị em phụ nữ còn lơ là trong khâu vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, lây bệnh qua đường tình dục. Nếu để tình trạng nhiễm trùng lan rộng, không điều trị sớm có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của buồng trứng.
- Do thói quen sinh hoạt hằng ngày: Giảm cân quá mức, chị em có thói quen hút thuốc uống rượu bia, áp lực tinh thần quá lớn, stress,… điều này làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, suy giảm chức năng buồng trứng từ đó dẫn đến suy buồng trứng sớm.
- Do ảnh hưởng từ bệnh lý và việc điều trị bệnh lý khác như kích trứng để thụ thai, nhiều phụ nữ điều trị bệnh phải cắt cả 2 bên hoặc một bên buồng trứng làm cho chức năng của buồng trứng bị rối loạn. Ngoài ra còn nhiễm các loại virus như vi rút gây bệnh quai bị có thể gây viêm buồng trứng dẫn đến suy buồng trứng sớm.
4. Những nguy cơ mắc phải nếu suy buồng trứng sớm không được điều trị
Nếu chị em không phát hiện và chữa trị kịp thời thì suy buồng trứng sẽ để lại hậu quả rất lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng con người:
- Cơ thể thiếu hụt nội tiết tố, hàm lượng estrogen giảm, cảm giác mệt mỏi, tâm lý thay đổi thất thường, mặt nóng bừng, âm đạo bị khô rát, ra mồ hôi đêm, những triệu chứng này được đáp ứng điều trị bằng estrogen.
- Phụ nữ suy buồng trứng sớm có tỷ lệ loãng xương, thoái hóa xương khớp cao.
- Suy giảm chức năng buồng trứng sẽ ảnh hưởng tới chức năng nội mô, tăng tỷ lệ mắc tim mạch và tử vong.
- Suy giảm trí nhớ: Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, một bộ phận bị suy giảm chức năng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các bộ phận khác, khi một bệnh nhân đã cắt buồng trứng và không được điều trị thay thế bằng estrogen sẽ gia tăng nguy cơ mất trí nhớ và giảm nhận thức.
- Đồng thời khi chức năng hoạt động của buồng trứng bị suy giảm đồng nghĩa với khả năng tình dục giảm sút.
5. Điều trị suy buồng trứng sớm bằng cách nào?
Hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra được phương pháp phục hồi chức năng hoạt động bình thường của buồng trứng. Tuy nhiên vẫn có thể chẩn đoán sớm được bệnh để hạn chế ảnh hưởng của bệnh. Tùy từng trường hợp và mức độ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Một số biện pháp được sử dụng trong các trường hợp như sau:
- Hormon thay thế: Nhằm tăng nội tiết tố trong cơ thể để các cơ quan bộ phận hoạt động trơn tru đồng thời giảm bớt các triệu chứng giống như hội chứng mãn kinh, rối loạn chức năng sinh sản, tâm trạng, thể chất, và ngăn ngừa hiệu quả sự thiếu hụt estrogen.
- Hiếm muộn và vô sinh: Để phục hồi chức năng sinh sản của buồng trứng thì sử dụng nhiều phương pháp điều trị dùng Corticosteroid, Clomiphene citrate hoặc Oestradiol.
- Những trường hợp muốn có thai phải thực hiện biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm hoặc thụ tinh ống nghiệm xin trứng.
6. Bệnh nhân suy buồng trứng nên ăn gì?
Để cải thiện được chức năng hoạt động của buồng trứng, cũng như tăng cường sức khỏe, chị em nên chọn một thực đơn ăn uống khoa học, an toàn thực phẩm. Đồng thời cũng nên tránh xa một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
- Nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D và sắt: bao gồm các món từ hải sản như tôm cua cá, các loại rau xanh, rau cải chíp, yến mạch, hạt dẻ, ức gà,rau dền, lựu, táo…
- Nhóm thực phẩm chứa kẽm, omega 3 và magie: các loại hạt, ngũ cốc, hạt hướng dương, ngao, sò huyết, đậu nấm, cá hồi , cá thu….
- Ngoài ra còn có sữa đậu nành, sữa ong chúa, hạt macca và hoa quả tươi cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho bệnh nhân suy buồng trứng.
Ngoài việc cung cấp các loại thực phẩm trên thì chị em cũng nên kiêng kị và hạn chế các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia, không sử dụng bánh kẹo ngọt và ăn thực phẩm cay nóng. Đặc biệt là phải luyện tập thể dục thường xuyên để có một tinh thần sảng khoái và khỏe mạnh.
Chị em nên chủ động và tự giác đi khám bệnh định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở uy tín để phát hiện và phòng ngừa một cách hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết quý khách hàng liên hệ nhà thuốc Minh Châu 5, là một trong những nhà thuốc nổi tiếng và uy tín hàng đầu tại Việt Nam.