Đến một độ tuổi nhất định, các cơ quan bộ phận trong cơ thể sẽ có dấu hiệu lão hóa. Và thoái hóa khớp vai là vị trí phổ biến nhất, ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy thoái hóa khớp vai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
1. Bệnh thoái hóa khớp vai là gì?
Thoái hóa khớp vai là tình trạng các lớp sụn bị bào mòn, hệ thống xương khớp vai bị tổn thương, ổ dịch khớp bị khô. Trong quá tình vận động sẽ làm lộ các xương, các xương khớp cọ xát vào nhau sẽ gây ra đau nhức, sưng tấy và viêm khớp vai.
Khớp vai có cấu trúc khác biệt và phức tạp hơn nhiều cơ quan bộ phận khác trên cơ thể. Khớp vai được tạo nên từ các khớp nhỏ tạo thành, cùng với hệ thống dây chằng và gân cơ xung quanh.
Hơn thế nữa, khớp vai có nhiệm vụ trong quá trình vận động của tay, cấu tạo của khớp vai lại có liên quan mật thiết tới các cơ quan ở lưng và các dây thần kinh ở phần cổ. Chính vì vậy, khi bị thoái hóa khớp vai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, và các hoạt động của cơ thể đặc biệt đôi tay là bộ phận hoạt động thường xuyên và liên tục. Có người thoái hóa khớp vai phải, có người thoái hóa khớp vai trái, người thoái hóa cả 2 bên vai.
Đặc biệt về lâu dài bệnh sẽ gây ra các biến chứng như liệt cổ vai, cánh tay, teo cơ, nếu không được chữa trị kịp thời. Vì lẽ đó, bạn hãy chủ động thăm khám bác sĩ sớm nhất nếu có biểu hiện thoái hóa khớp vai.
2. Nguyên nhân thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp vai diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau từ yếu tố bên trong lẫn các tác động bên ngoài. Hãy cùng bài viết điểm danh một số nguyên nhân cơ bản sau:
2.1 Do tuổi tác
Ở độ tuổi càng cao con người càng đối mặt với dấu hiệu lão hóa của các cơ quan trên cơ thể. Lúc này các cơ quan không thể phát huy và đảm nhiệm hết vai trò vốn có của nó. Chính vì vậy các căn bệnh thoái hóa từ đó xuất hiện. Và khi cơ thể làm việc, vận động quá sức sẽ làm tổn thương các khớp vai. Xuất hiện các dấu hiệu của thoái hóa khớp vai.
2.2 Do chấn thương
Trong quá trình vận động và sinh hoạt hằng ngày, sẽ không tránh khỏi những nguy cơ như té ngã, va đập mạnh tới vùng vai gây chấn thương. Lúc này các khớp vai và lớp sụn bị tổn thương, bào mòn,….sẽ gây ra tình trạng thoái hóa khớp vai nhanh chóng.
Thoái hóa khớp vai do thường xuyên bưng vác vật nặng
2.3 Do thói quen trong sinh hoạt
Thoái hóa khớp vai còn xuất hiện ở những đối tượng có lối sống sinh hoạt không khoa học. Ví dụ như ngồi sai tư thế, ngủ không đúng tư thế, thường xuyên bưng vác vật nặng lên vai. Nếu bệnh nhân cứ liên tục lặp lại và không thay đổi được sẽ dẫn đến thoái hóa khớp vai và viêm khớp vai.
2.4 Do công việc
Do tính chất công việc, bạn thường xuyên phải lao động nặng, bưng vác vật nặng, cánh tay phải làm việc liên tục với công suất cao. Những điều này kéo dài sẽ dẫn đến quá tải cho khớp vai, từ đó các cơn đau vai xuất hiện, sụn bị ăn mòn, thoái hóa khớp vai. Những người thường hay bị thoái hóa khớp vai như thợ xây, nhân viên văn phòng, công nhân,….
2.5 Do cung cấp thiếu chất
Đặc biệt thoái hóa khớp vai sẽ xuất hiện khi cơ thể bạn không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh. Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…Không cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp như canxi, vitamin D,…
2.6 Do cấu tạo của khớp vai
Một phần do cấu tạo khớp vai khá phức tạp, các cơ quan mật thiết như mạch máu lưu thông kém, hệ gân cơ bị ảnh hưởng. Những điều này cũng dẫn đến viêm nhiễm khớp vai và thoái hóa khớp.
2.7 Do biến chứng từ các bệnh khác
Một số bệnh lý liên quan cũng gây thoái hóa khớp vai như bệnh tiểu đường, nhồi máu cơ tim,…Cũng sẽ dẫn đến thoái hóa khớp vai. Để phòng ngừa cần phải chữa trị các bệnh liên quan dứt điểm.
3. Biểu hiện của thoái hóa khớp vai
Bệnh thoái hóa khớp vai sẽ xuất hiện với nhiều biểu hiện. Bạn cần chú ý quan tâm tới sức khỏe của mình để từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời. Các biểu hiện đó là
3.1 Đau nhức ở khớp vai
Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất đó là tình trạng xuất hiện các cơn đau nhức khớp vai. Khi người bệnh vận động nặng, hoặc sau khi ngủ dậy các cơn đau nhức kéo dài khiến bệnh nhân mệt mỏi và không khó vận động tay được.
Các cơn đau nhức kéo dài ở bệnh nhân thoái hóa khớp vai phải
3.2 Các khớp vai bị sưng đỏ
Khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai sẽ có biểu hiện sưng đỏ, tấy phát lan ra các vùng vai gáy, vùng cổ và cánh tay. Khi chạm vào, người bệnh sẽ có cảm giác đau, nóng rát và sưng đỏ.
3.3 Khớp vai bị cứng
Bên cạnh những dấu hiệu trên thì cứng vai, ổ khớp vai không linh hoạt, vận động khó khăn cũng là biểu hiện của thoái hóa khớp vai. Khi chụp X quang thoái hóa khớp vai sẽ thấy phần xương cánh tay và bả vai không còn sự liên kết chặt chẽ như bình thường.
3.4 Bị hạn chế vận động
Khi bệnh nhân có dấu hiệu thoái hóa khớp vai quá trình vận động, sinh hoạt sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Các động tác đưa tay, bưng vác, xoay tay đều cảm thấy khó khăn.
4. Cách điều trị thoái hóa khớp vai
Hiện tại thoái hóa khớp vai có rát nhiều cách điều trị. Tùy vào diễn biến của bệnh và tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà sẽ có những cách điều trị khác nhau. Sau đây là một số phương pháp điều trị phổ biến bạn nên tham khảo.
4.1. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phương pháp Tây y
Chữa thoái hóa khớp bằng phương pháp Tây sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh phục hồi. Khi nhận biết các dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh hãy đến các cơ sở y tế để được các y bác sĩ chuyên khoa khám. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp mà đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất
Uống thuốc Tây
Nếu bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai ở mức độ nhẹ thì có thể dùng thuốc tây để chữa trị. Sau đây là một số loại thuốc tây thông dụng được các bác sĩ hay kê đơn cho bệnh nhân thoái hóa khớp vai như:
- Thuốc tiêm: Hydrocortisone acetate, Methylprednisolone acetate,
- Các loại thuốc giảm đau: Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin, Naproxen,…..
- Thuốc kháng viêm khớp: Acetaminophen,…
- Thuốc bôi: Voltaren Emulgel, Golden, Profenid gel.
- Thuốc giãn cơ: Diazepam, Cyclobenzaprine,
- Thuốc ổn định thần kinh: các vitamin nhóm B (gồm B1, B6, B12), Neurontin.
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng thuốc tây
Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm chức năng để chữa trị các bệnh thoái hóa khớp trong đó có khớp vai như thuốc trị xương khớp Glucosamine HCL 1500mg Kirkland của Mỹ, Khớp Center Nanofrance của Việt Nam, gai xương Kingphar,….. Những loại thuốc này hiện có phân phối nhà nhập khẩu bởi một số nhà thuốc uy tín trong nước bạn có thể tìm hiểu và ghé qua.
Trị liệu vật lý
Nếu thoái hóa khớp vai của bạn diễn biến nặng hơn thì nên sử dụng phương pháp trị liệu. Kết hợp điều trị thuốc Tây y và trị liệu vật lý sẽ giúp cải thiện bệnh khá hiệu quả.
- Dùng điện trị liệu: Bác sĩ sẽ tiến hành trị liệu bằng dùng các dòng điện xung, sóng ngắn, nhằm kích thích cơ thần kinh và kết hợp với thuốc giảm đau đến những vùng bị tổn thương.
- Dùng nhiệt trị liệu: Phương pháp này sẽ dùng hồng ngoại hoặc tắm suối bùn nóng, chườm nóng, ngải cứu, lá lốt nướng,….
- Các phương pháp trị liệu khác như siêu âm, laser, một số bài tập vận động nhẹ nhàng bổ trợ cho bệnh nhân thoái hóa khớp.
Phẫu thuật
Trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp rất nặng, uống thuốc Tây và trị liệu không khỏi phải sử dụng đến biện pháp phẫu thuật. Nếu không phẫu thuật sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Tiến hành phẫu thuật sẽ mất khoản chi phí lớn và thời gian điều trị bệnh sẽ dài hơn.
4.2. Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp Đông y
Hiện nay việc sử dụng các bài thuốc Đông Y đang được rất nhiều người áp dụng để điều trị thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp bả vai nói riêng. Sau đây bài viết sẽ giới thiệu một số bài thuốc phổ biến, được đánh giá hiệu quả trong quá trình sử dụng.
Bài thuốc 1:
Thành phần dược liệu bao gồm: Độc hoạt, Khương hoạt, Đương quy, Phòng Phong, Bạch truật, Ngưu tất, bạch linh, Xuyên Khung mỗi thứ dược liệu từ 8 – 12gr.
Cách thực hiện:
- Dược liệu mang đi rửa sạch, để ráo.
- Bỏ dược liệu vào ấm sắc với 750ml nước lọc sạch.
- Đun với lửa vừa và nhỏ đến khi còn một bát thì mang ra uống.
- Mỗi ngày thực hiện đều đặn uống 2 lần sáng và tối trước bữa ăn.
- Nên sử dụng từ 1 – 2 tháng để phát huy hiệu quả.
Sử dụng thuốc Đông y để chữa trị thoái hóa khớp vai
Bài thuốc 2:
Dược liệu của bài thuốc này bao gồm: Bạch chỉ, độc hoạt, Thục địa, Tục đoạn, Đương quy, Xích thược, Khương hoạt, Quế chi, Xuyên khung, Kê huyết đằng mỗi thứ 12 gr, riêng Đỗ trọng 16gr.
Cách thực hiện:
- Dược liệu mang đi rửa sạch, để ráo.
- Cho tất cả vào ấm sắc thuốc với 750ml nước sạch.
- Đun với lửa vừa đến khi còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp.
- Uống ngày 2 lần khi thuốc còn ấm hoặc khi nào cảm thấy đau nhức khớp vai.
- Nên sử dụng liệu trình kéo dài 1 – 2 tháng sẽ có tác dụng giảm đau, sưng viêm vai hiệu quả.
Châm cứu, bấm huyệt
Bên cạnh sử dụng các bài thuốc, trong Đông y còn sử dụng phương pháp châm cứu và bấm huyệt. Biện pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, sưng đỏ. Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao từ thầy thuốc mới đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả.
Châm cứu bấm huyệt làm giảm các cơn đau nhức khi bị thoái hóa khớp vai
Ngoài ra, những bệnh nhân chữa trị bệnh thoái hóa khớp bằng các phương pháp Động Tây y kết hợp. Điều quan trọng là phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, làm việc nhẹ nhàng, ít vận động quá sức. Đặc biệt muốn năng cao sức khỏe mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút tập luyện thể dục, thể thao.
Như vậy, bài viết đã cung cấp toàn bộ thông tin về bệnh thoái hóa khớp vai. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và người thân. Nếu bạn đang bị thoái hóa khớp vai hãy tìm cho mình một phương pháp điều trị hiệu quả nhất, và sớm nhất có thể. Hiện tại Nhà thuốc Minh Châu 5 đang có bán một số loại thuốc chữa trị thoái hóa khớp vai hiệu quả. Bạn có thể ghé qua để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Tại đây nhà thuốc chuyên cung cấp và phân phối các loại thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn và chất lượng cho khách hàng. Cùng với đội ngũ dược sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, với thái độ phục vụ tận tình tận tâm hứa hẹn sẽ làm khách hàng hài lòng và yên tâm khi sử dụng thuốc.