Nắm được bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì và không nên ăn gì? Dựa vào đó chủ động xây dựng chế độ ăn mỗi ngày. Tình trạng bệnh thoái hóa khớp của bạn hoặc của người thân chắc chắn sẽ khá hơn. Con nếu chưa biết, thì đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây nhé!
1. Tầm quan trọng khi bạn biết được thoái hóa khớp nên và không nên ăn gì
Thoái hóa khớp nên ăn gì và không nên ăn gì? Nắm rõ điều này, áp dụng vào thực đơn hằng ngày sẽ hỗ trợ tiến độ điều trị bệnh. Bởi vốn dĩ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chức năng, hoạt động của cơ thể. Nó góp phần quyết định việc sức khỏe được nâng cao hay suy giảm theo thời gian. Đối với người mắc bệnh xương khớp, nếu ăn thức ăn tốt sẽ hỗ trợ trị bệnh. Nếu ăn thức ăn xấu sẽ làm tăng các cơn đau, khiến bệnh tình càng tệ.
Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa khớp, bệnh nhân cần ăn uống hợp lý. Trước hết, bạn cần nắm được những gì nên và không nên ăn mỗi ngày.
Với người bị thoái hóa khớp. Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và tình trạng bệnh lại càng chặt chẽ hơn
2. Thực phẩm người bệnh thoái hóa khớp nên ăn cần có những dưỡng chất gì?
Thoái hóa khớp nên ăn gì và không nên ăn gì là một khái niệm khá chung. Vốn dĩ bạn không thể thuộc lòng hết danh sách dài ngoằng ấy. Chưa kể thực phẩm thì vô cùng đa dạng. Vậy nên, trước hết người bệnh nên biết đâu là những dưỡng chất cơ thể đang cần để bổ sung. Đâu là những dưỡng chất không tốt để tránh sử dụng. Hoặc sử dụng ở ngưỡng được kiểm soát.
Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Quốc gia về Khoa học và Khớp Học Lâm sàng (National Academy of Sciences and Clinical Rheumatology) chỉ ra rằng. Một số chất dinh dưỡng, nhất là chất chống oxy hóa rất tốt cho xương khớp. Chúng góp phần làm giảm đau khớp và chậm quá trình thoái hóa khớp.
Đó là những chất sau:
2.1 Vitamin C
Nhắc đến các chất chống oxy hóa không thể thiếu vitamin C. Đây là chất đặc biệt cần thiết cho quá trình phát triển sụn khớp. Chúng giúp hạn chế tình trạng tụt giảm chất lượng sụn và triệu chứng viêm khớp.
Theo khuyến nghị, lượng vitamin C cần bổ sung trong ngày với nữ giới là 75 miligam. Với nam giới là 90 miligam (tương đương với khoảng 80 – 100g trái cây). Các loại thực phẩm giàu vitamin C nên ưu tiên đó là súp lơ xanh, cải xoăn, cà chua, ớt chuông, cam, bưởi, ổi, dứa, đu đủ, dâu tây, kiwi,…
2.2 Vitamin D
Vitamin D được chứng minh là có tác dụng trong việc ngăn ngừa sự phá vỡ sụn. Đồng thời giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Vitamin D có thể được bổ sung bằng cách hấp thụ ánh sáng mặt trời vào sáng sớm và chiều muộn. Thực phẩm giàu vitamin D điển hình như trứng, tôm, cá béo, sữa chua, đậu phụ,…
Vitamin D có tác dụng ngăn ngừa sự phá vỡ sụn và nguy cơ thu hẹp không gian khớp
2.3 Vitamin E
Thoái hóa khớp nên ăn gì? Bổ sung dưỡng chất giàu vitamin E cũng là cách giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp. Mỗi ngày một người nên bổ sung 3 – 4 mg vitamin E mỗi ngày (khoảng 1 muỗng cà phê). Vitamin E dồi dào trong các loại thực phẩm như cá hồi, hạt và các loại dầu ép nguyên chất từ hạt,…
2.4 Vitamin K
Vitamin K là một chất quan trọng giúp làm chậm quá trình oxy hóa sụn và khớp. Theo khuyến cáo, mỗi ngày một người nên bổ sung khoảng 1 microgam Vitamin K/ 1kg trọng lượng. Vitamin K rất giàu trong các loại thực phẩm như bông cải xanh, cải xoăn, rau diếp, rau bina,…
2.5 Omega – 3
Omega-3 là nhóm chất béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể, nhất là với người thoái hóa khớp. Omega – 3 tham gia vào quá trình ngăn ngừa sự sản sinh Cytokine và Enzyme phá vỡ sụn. Nhờ đó mà khi cơ thể được bổ sung Omega – 3 đầy đủ sẽ giúp làm dịu cơn đau và giảm viêm khớp rất hữu hiệu.
Khẩu phần tiêu chuẩn giúp nạp đủ lượng Omega-3 cần thiết cho cơ thể là khoảng 85g. Khi nạp đủ Omega-3 sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo khớp. Omega-3 nhiều ở cá hồi, một số khác có cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, các loại hạt, quả bơ,… Dựa vào đó, người bệnh thoái hóa khớp nên đa dạng thực đơn của mình.
2.6 Beta Carotene
Beta Carotene được xem là “vua” của các chất chống oxy hóa với tác dụng mạnh mẽ. Nó có tác dụng quan trọng trong việc giảm viêm và giảm tổn thương đến khớp. Beta Carotene giàu có trong các loại thực phẩm như khoai lang, củ cải. Một số khác ở măng tây, cà chua, rau bina. Số khác ở các loại rau củ quả có màu xanh đậm, đỏ, cam, vàng,…
Beta Carotene có tác dụng trong việc giảm viêm và giảm tổn thương đến khớp
2.7 Bioflavonoid
Bioflavonoid được đánh giá có tác dụng chống viêm không thua gì các loại thuốc chống viêm như Aspirin, Ibuprofen. Các hoạt chất Bioflavonoid được xem là cứu tinh cho người bị bệnh về xương khớp. Thoái hóa khớp nên ăn gì? Đừng bỏ qua nhóm thực phẩm giàu Bioflavonoid. Chúng có trong bông cải xanh, cà chua bi, hành tây, nho đen, việt quất, trà xanh, quả mơ, táo,…
2.8 Curcumin
Có hẳn nghiên cứu và kết quả được đăng tải trên tạp chí NCBI về tính hiệu quả và an toàn của phức hợp Curcumin – Phosphatidylcholine khi sử dụng lâu dài ở bệnh nhân viêm xương khớp. Theo đó, Curcumin có tác dụng làm giảm đau khớp, đồng thời tăng cường chức năng cho người bị thoái hóa khớp. Hãy bổ sung củ nghệ vào các món ăn hoặc uống thêm tinh bột nghệ để xương khớp thêm khỏe mạnh.
3. Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Có thể nói dinh dưỡng hợp lý chính là yếu tố giúp người bệnh giảm bớt những phiền toái và đau đớn của bệnh thoái hóa khớp gây nên. Các chất cần thiết và hỗ trợ tốt cho xương khớp có dồi dào trong những thực phẩm nào? Thoái hóa khớp nên ăn gì?
3.1 Cá hồi
Cá hồi là loại cá béo luôn đứng đầu trong danh sách các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Đặc biệt là chất béo không bão hòa Omega-3 – thành phần có khả năng giảm viêm của cơ thể. Duy trì chế độ ăn có thêm cá hồi sẽ giúp giảm đau nhức và căng cứng khớp vào buổi sáng. Khẩu phần cá hồi khuyến cáo cho người bị thoái hóa khớp là khoảng 1 lạng/tuần.
Cá hồi giàu Omega-3 có khả năng giảm viêm của cơ thể
Tuy nhiên bạn nên ưu tiên cá hồi thiên nhiên vì cá hồi nuôi có khả năng tồn dư kháng sinh. Để phân biệt cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi, bạn có thể dựa vào màu sắc thịt. Cá hồi tự nhiên thịt có màu đỏ cam tươi đậm hơn so với thịt cá hồi nuôi. Thịt cá tự nhiên có các thớ mỡ màu trắng nhạt, nhỏ li ti. Trong khi đó thịt cá hồi nuôi lại màu trắng đục và khá to. Ngoài ra thì sau khi chế biến, thịt cá hồi tự nhiên sẽ ngọt và thơm. Không quá tanh như cá hồi nuôi.
3.2 Các loại rau củ và trái cây
Thoái hóa khớp ăn gì tốt? Rau củ và trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Người bị thoái hóa khớp nên bổ sung vào khẩu phần ăn các loại rau củ và trái cây. Đây là cách để tăng cường chức năng cho khớp, đồng thời giảm triệu chứng viêm, đau do thoái hóa khớp gây nên.
Mỗi ngày người bệnh nên ăn một lượng rau củ, trái cây khoảng một chén đầy. Lưu ý nên chia thành từng bữa để vừa tốt vừa ngon miệng hơn.
3.3 Dầu ô liu
Dầu oliu rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. Vì dầu oliu có chứa hoạt chất Oleocanthal. Chất này có khả năng ức chế các hợp chất gây phản ứng viêm của cơ thể. Khuyến cáo người bị thoái hóa khớp nên sử dụng dầu oliu thay thế cho dầu thường ở lượng vừa phải.
3.4 Đậu nành
Đậu nành giàu protein thực vật, chất xơ nhưng lại khá ít chất béo nên rất tốt cho xương khớp và tim mạch. Tuy nhiên mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần các món ăn từ đậu nành thôi nhé.
Đậu nành rất tốt cho xương khớp và tim mạch
Ngoài ra các loại đậu khác cũng là nguồn thực phẩm người thoái hóa khớp nên ăn. Chúng dồi dào chất xơ giúp làm giảm chất chỉ điểm phản ứng gây viêm trong cơ thể là Protein C Reactive (CRP). Mỗi tuần ăn từ 2-3 lần (khoảng 100g) các món ăn từ đậu. Điều này sẽ giúp làm giảm các chỉ số viêm trong cơ thể, trong đó có viêm xương khớp.
3.5 Các loại hạt (óc chó, hạnh nhân,…)
Các loại hạt này rất giàu chất béo không bão hòa tốt cho tim mạch và xương khớp. Chúng giúp tăng khả năng chống viêm của cơ thể. Ngoài ra các loại hạt này cũng chứa dồi dào lượng magie có tác dụng củng cố sức mạnh của xương khớp.
Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 6-7 hạt óc chó mỗi ngày. Không nên ăn quá 9 quả, bởi calo và chất béo được nạp quá nhiều lại trở thành yếu tố gây hại cho cơ thể.
3.6 Tỏi, hành
Tỏi – hành là gợi ý dành cho người mắc thoái hóa khớp. Lý do là vì hai loại gia vị này có chứa Diallyl Disulfide. Chúng có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm xương khớp. Người bệnh nên sử dụng hành tỏi vào các món ăn của mình. Nhưng lưu ý chỉ nên ăn tối đa 3-4 tép tỏi và 1 củ hành mỗi ngày.
4. Thoái hóa khớp không nên ăn gì?
Nắm được thoái hóa khớp nên ăn gì chưa đủ. Người bệnh cần biết thực phẩm nào không tốt để hạn chế, tránh sử dụng. Dưới đây là danh sách những thực phẩm, món ăn có thể khiến tình trạng bệnh thoái hóa khớp tệ hơn. Người bệnh cần lưu ý.
4.1 Đồ ăn nhiều muối
Thói quen ăn mặn của người Việt gây nên nhiều nguy cơ về bệnh tật như cao huyết áp. Đặc biệt là khiến cho tế bào bị tích nước, dẫn tới tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn nhiều muối khiến tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn
Mỗi người chỉ nên dùng lượng muối khoảng 1 muỗng cafe (6g). Hoặc ít hơn để kiểm soát được lượng natri cần thiết mà không khiến các bệnh. Trong đó có thoái hóa khớp nặng thêm.
4.2 Thức ăn nhiều đường
Đường chính là “kẻ thù” của bệnh thoái hóa khớp. Tuy những món ăn có thêm đường thường rất hấp dẫn nhưng đây lại là yếu tố có hại với sức khỏe. Bởi đường có khả năng làm thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể, khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Thay vì sử dụng đường tinh luyện, bạn nên thay thế bằng các loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên như mật ong, siro,…
4.3 Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ
Theo The Arthritis Foundation – Tổ chức về viêm khớp khuyến cáo. Các thực phẩm chiên rán ngập dầu mỡ chứa lượng chất béo bão hòa có khả năng đe dọa đến người bệnh viêm khớp. Chúng làm các cơn đau do khớp gối trở nên dữ dội hơn. Ngoài ra hàm lượng cholesterol tăng lên còn có thể khiến cho các mô cử động ở đầu xương bị mòn dần,. Điều này khiến bệnh viêm thoái hóa khớp trở nên trầm trọng hơn.
4.4 Bơ sữa động vật
Các cơn đau đớn xương khớp sẽ bị “đánh thức” nếu tiêu thụ bơ sữa động vật. Chưa kể bơ sữa còn khiến bệnh tăng huyết áp, tiểu đường tuýp 2, mỡ máu bị nặng hơn. Do đó người bị mắc các bệnh này nên thay thế bằng các loại sữa hạt, ít đường.
Bơ sữa động vật làm tăng phản ứng viêm và kết dính tiểu cầu gây đau đớn xương khớp
Đồ ăn nhiều acid béo Omega-6
Không phải thực phẩm nào giàu acid béo cũng tốt cho sức khỏe và xương khớp. Theo kết quả được công bố bởi Trường Y Harvard. Omega-6 lại khiến cơn đau xương khớp và tình trạng viêm nặng hơn. Do đó người bệnh thoái hóa khớp nên hạn chế ăn các thực phẩm như thịt đỏ, lòng đỏ trứng nhé.
4.5 Món ăn từ bột tinh chế (bánh mỹ, ngũ cốc, mỳ ống,…)
Đây là những tác nhân có thể khiến phản ứng viêm, đau phát tác. Thay vì chọn các món ăn từ bột tinh chế, người bệnh nên chọn ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên tuyệt đối tránh xa loại ngũ cốc nguyên hạt. Bởi chúng có chứa Gluten bởi chất này lại khiến viêm khớp nặng hơn.
4.6 Bia rượu và thuốc lá
Các chất kích thích không hề có chút tác dụng nào với sức khỏe. Bia rượu và thuốc lá còn khiến cho bạn có khả năng bị viêm khớp dạng thấp. Đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh gout (người uống bia rượu). Đây là nhóm thực phẩm người bệnh nên bỏ hẳn.
5. Một số thực phẩm đang gây tranh cãi
Bên cạnh thắc mắc thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì. Vẫn có nhiều thực phẩm gây tranh cãi giữa việc nên ăn hay không nên ăn. Lời khuyên là tốt nhất người bệnh nên ăn với lượng vừa phải những thực phẩm này. Đó là những loại thực phẩm sau đây:
5.1 Thịt gà
Người bị bệnh về xương khớp nhắc đến thịt gà là “chạy xa”. Nhưng quan điểm này liệu có đúng hay không? Thực tế người bệnh vẫn có thể ăn thịt gà. Nhưng nên ăn nạc ở phần đùi và ức, không nên ăn da. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 150mg, nên chế biến dạng luộc hay hấp, không nên chiên rán.
Người bị thoái hóa khớp có thể ăn thịt gà nhưng nên ăn nạc ở phần đùi và ức, không nên ăn da
5.2 Măng
Măng có chứa Cyanide. Chất này khi vào cơ thể dễ dàng chuyển hóa thành Acid Cyanhydric, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông oxy trong máu. Từ đó làm tăng cơn đau của người bị thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp nên ăn gì? Tránh xa măng nhé.
5.3 Rau muống
Rau muống có chứa nhiều chất Purin trực tiếp gây phản ứng viêm của cơ thể. Do đó người bị thoái hóa khớp, viêm khớp, gút không nên ăn rau muống.
5.4 Hải sản và thịt
Là “kẻ thù” của người bị gout, hải sản và thịt liệu có phù hợp với người bị thoái hóa khớp hay không? Trên thực tế có một số loại hải sản như cá hồi, cá mòi, cá ngừ rất tốt cho khớp do giàu Omega-3 và vitamin D. Tuy nhiên với các loại hải sản như cua, ghẹ, ốc,… thì nên hạn chế.
5.5 Chuối
Liệu người bị thoái hóa khớp có nên ăn chuối hay không? Thực tế đây là loại quả giàu magie và kali. Chúng có tác dụng làm tăng mật độ xương và cải thiện triệu chứng viêm khớp. Do đó người bệnh hoàn toàn nên bổ sung loại quả này mỗi ngày một quả để cải thiện tình trạng bệnh.
Chuối giàu magie và kali. Chúng có tác dụng làm tăng mật độ xương và cải thiện triệu chứng viêm khớp
Khi nắm được thoái hóa khớp nên ăn gì và không nên ăn gì? Người bệnh sẽ chủ động việc lên thực đơn hằng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra người bệnh nên bổ sung các thực phẩm chức năng cung cấp dưỡng chất cho sụn khớp và xương. Chúng giúp phòng ngừa, điều trị thoái hóa khớp. Một số như Glucosamin Abipha, Jex Max, Khớp Center,… Lưu ý cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Hoặc để được tư vấn nhanh, chi tiết hơn. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Minh Châu 5 theo Hotline 0909 407 570 – 0274 6502 998. Hoặc nhận tự vấn trực tiếp tại Chatbox của website.