Rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh được cho là nguyên nhân của nhiều thay đổi tâm lý, cảm xúc của chị em. Chủ động trang bị kiến thức về tình trạng này là cách giúp các mẹ kiểm soát cơn lo âu cũng như có biện pháp khắc phục, giảm thiểu, phòng tránh được những hệ lụy đáng tiếc xảy ra.
Diễn biến và biểu hiện của rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh
Khi mang thai, các tuyến nội tiết trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi gây ra các biểu hiện như ốm nghén, dễ xúc động, nổi cáu, thậm chí thay đổi tính tình… Sau khi em bé chào đời, sự thay đổi nội tiết này không dừng lại mà sẽ diễn ra tiếp tục.
Rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh diễn ra như thế nào?
Về bản chất rối loạn nội tiết sau sinh không quá đáng sợ. Nếu chị em hiểu rõ những thay đổi của cơ thể, tâm sinh lý sau sinh là bình thường thì tâm lý sẽ không còn quá nặng nề hay lo lắng quá mức. Dưới đây là các giai đoạn thường thấy của rối loạn nội tiết sau sinh, chị em có thể tham khảo.
- Giai đoạn 3 tuần sau sinh: Cảm xúc bất định do cơ thể tiết nhiều adrenalin.
- Giai đoạn 6 tuần sau sinh: Khó ngủ, thèm ăn, lo sợ, cảm xúc tiêu cực xuất hiện do nồng độ nội tiết tố thay đổi.
- Giai đoạn 3 tháng sau sinh: Nồng độ nội tiết tố vẫn chưa phục hồi bình thường, cortisol tăng, melatonin và serotonin giảm do quá trình chăm con căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ, tâm lý các mẹ trở nên bất thường.
- Giai đoạn 6 tháng sau sinh: Đây là giai đoạn sự rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh rõ nhất do sự sụt giảm prolactin hay hormone tiết sữa. Nếu cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ những thay đổi của cơ thể sẽ khác với phụ nữ cho con bú sữa công thức lúc 6 tháng sau sinh.
- Giai đoạn sau 6 tháng: Thông thường, nồng độ hormone của phụ nữ sẽ quay trở lại ở mức bình thường sau 6 tháng sau sinh. Lúc này estrogen và progesterone của chị em sẽ trở lại như khi chưa mang thai, bắt đầu có kinh nguyệt trở lại. Đồng thời các biểu hiện của rối loạn nội tiết tố nữ cũng dần được khắc phục.
Các dấu hiệu phổ biến của rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh
Rối loạn nội tiết tố sau sinh là điều hoàn toàn bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, chị em sẽ phải đối mặt với các biểu hiện do rối loạn nội tiết tố gây ra, điển hình như:
- Tăng cân hoặc sụt cân rõ rệt
- Rụng tóc, mất ngủ
- Giảm ham muốn tình dục, âm đạo khô
- Người mệt mỏi, tâm trạng bất thường
- Táo bón, dị ứng
- Da khô, mụn
- Trầm cảm
Trong các biểu hiện trên, trầm cảm là hệ lụy do mất cân bằng nội tiết tố gây ra chị em cần đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, sau sinh thường các mẹ sẽ khá khó khăn trong việc chăm sóc em bé, các vấn đề gia đình phát sinh, thiếu sự quan tâm chăm sóc sẽ làm tăng mức độ trầm cảm.
Trung bình tỷ lệ xảy ra trầm cảm sau sinh sẽ giao động từ 10-20%, tình trạng trầm cảm có thể ngắn hoặc kéo dài đến vài năm. Các biểu hiện của trầm cảm sau sinh thường là khó chịu, lo âu, buồn bã, đổi khẩu vị, tâm trạng thất thường, dễ khóc, dễ hoảng hốt, mất tập trung, cảm giác vô dụng, tội lỗi, thường nghĩ đến cái chết. Nếu không được điều trị, hệ luỵ vô cùng nghiêm trọng.
Làm thế nào để cân bằng nội tiết tố sau sinh?
Đầu tiên vô cùng quan trọng, chị em cần hiểu rằng, những biểu hiện cũng như những rắc rối, vấn đề sức khỏe của bản thân phần lớn do nội tiết tố rối loạn gây ra. Cơ thể chị em sau sinh sẽ cần thời gian để điều chỉnh những thay đổi này về mức ổn định. Khi hormone ổn định đồng nghĩa những triệu chứng cũng sẽ dần được khắc phục. Hiểu rõ điều này sẽ giúp chị em đối mặt với rối loạn nội tiết sau sinh dễ dàng và chủ động hơn rất nhiều.
Dĩ nhiên, những biểu hiện do mất cân bằng nội tiết tố sau sinh chị em phải đối mặt không hề dễ chịu, thậm chí các tác động từ bên ngoài sẽ khiến tình trạng của chị em tệ hơn rất nhiều. Lúc này, hơn ai hết, bản thân các mẹ bên cạnh việc ý thức về tình trạng của bản thân thì cần chủ động có kế hoạch để khắc phục các biểu hiện do rối loạn hormone gây ra. Dưới đây là những cách hiệu quả được các chuyên gia khuyến khích chị em sau sinh nên áp dụng:
Chú ý vận động hợp lý
Vận động sau sinh mang đến nhiều lợi ích như giảm stress, khúc phục táo bón, rút ngắn thời gian hồi phục, cải thiện vóc dáng, hạn chế các cơn đau lưng… Tuy nhiên các mẹ cần có chế độ tập luyện khoa học, hợp lý. Thời gian bắt đầu vận động tập luyện được khuyến cáo với đẻ thường là sau 2 tháng và đẻ mổ là 4 tháng. Thời gian đầu nên vận động nhẹ nhàng, mẹ bỉm có thể tập yoga, thiền định thay vì các bài tập mạnh.
Chú trọng chế độ ăn uống
Sau sinh mẹ cần tập trung ăn uống để có sữa cho con. Tuy nhiên mẹ nên chú ý dinh dưỡng nạp vào cơ thể thay vì ăn nhiều. Mẹ nên ưu tiên các chất béo lành mạnh để tối ưu sức khỏe hormone như dầu thực vật, cá hồi, các loại hạt, quả bơ. Nên ăn đủ chất, tăng cường chất xơ, tránh hoặc cắt giảm các đồ uống có đường, chất kích thích.
Yêu cầu sự giúp đỡ từ người thân
Thay vì chịu đựng một mình, mẹ cần hiểu rằng đây là giai đoạn mình cần đến sự giúp đỡ của người thân hơn bao giờ hết. Hãy thẳng thắn chia sẻ những vấn đề bản thân đang cảm thấy, gặp phải với mẹ, chồng hoặc bạn bè thân thiết để được hỗ trợ, chăm sóc và quan tâm nhiều hơn mẹ nhé!
Giai đoạn sau khi sinh con là thời điểm cơ thể lẫn tinh thần của mẹ dễ bị tổn thương nhất. Chính vì vậy mẹ hãy thật bình tĩnh, tích cực yêu thương bản thân hơn để cùng con nhanh chóng vượt qua giai đoạn này mẹ nhé! Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn phần nào về rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh, từ đó biết cách khắc phục hiệu quả.
Nếu cần tư vấn hoặc lựa chọn thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thì hãy liên hệ đến Nhà Thuốc Minh Khang để được các dược sĩ tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp