Suy giảm nội tiết tố nữ – Biểu hiện và cách khắc phục

suy giảm nội tiết tố nữ

Suy giảm nội tiết tố nữ tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lại tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, đời sống sinh hoạt của chị em. Chính vì vậy, chủ động trang bị kiến thức về tình trạng này sẽ giúp chị em biết cách phòng ngừa, giảm thiểu hệ lụy.

Suy giảm nội tiết tố nữ là gì?

Suy giảm nội tiết tố nữ là tình trạng estrogen trong cơ thể người phụ nữ bị suy giảm, không duy trì ở mức cân bằng. Khi nồng độ estrogen thấp, cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, thậm chí còn gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

suy giảm nội tiết tố nữ

Estrogen là nhóm nội tiết tố (estriol, estradiol, estrone) đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới. Nó tạo sự khác biệt giữa nữ và nam, quyết định các đặc điểm “tính nữ”, chẳng hạn như phát triển ngực, hông ở tuổi dậy thì, giúp niêm mạc tử cung phát triển trong kỳ kinh nguyệt và giai đoạn mang thai, mãn kinh… Chính vì vậy, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể ở mức cân bằng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này cũng đồng nghĩa, chị em tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng rối loạn hormone nói chung và suy giảm nội tiết tố nữ nói riêng. 

Nguyên nhân, yếu tố tăng nguy cơ suy giảm estrogen

Estrogen là hormone được sản xuất trong buồng trứng. Điều này có nghĩa, khi sức khỏe buồng trứng có vấn đề, nồng độ estrogen cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Sức khỏe buồng trứng sẽ chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến 3 nhóm nguy cơ sau:

Tuổi tác

Nồng độ estrogen trong cơ thể thường sẽ cao nhất từ 25 đến 30 tuổi, sau đó giảm dần, đỉnh điểm sẽ giảm 50% khi chị em đạt ngưỡng 50 tuổi. Đây cũng là lý do vào thời kỳ tiền mãn kinh buồng trứng sẽ ít sản xuất estrogen. Hiện tượng mãn kinh hoàn toàn bình thường của tiến trình phát triển cơ thể phụ nữ. 

Nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ

Di truyền & bệnh tật

Trừ tuổi tác, phần lớn hiện tượng suy giảm estrogen bất thường bắt nguồn từ yếu tố di truyền hoặc bị bệnh về buồng trứng hay chịu ảnh hưởng bởi các căn bệnh khác. Có thể kể đến như:

  • Dị tật di truyền về buồng trứng
  • Bị rối loạn tuyến giáp
  • Tuyến yên hoạt động kém, bị rối loạn
  • Ảnh hưởng của hoá trị
  • Gia đình có tiền sử về vấn đề nội tiết tố
  • Bệnh thận mãn tính
  • Ảnh hưởng từ quá trình cắt bỏ buồng trứng
  • Hội chứng Turner

Thói quen sinh hoạt

Ngoài ra, nguyên nhân khiến rối loạn nội tiết thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe buồng trứng gây suy giảm estrogen. Điển hình là:

  • Vận động thể thao quá mức trong thời gian dài
  • Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt
  • Thiếu hụt dinh dưỡng
  • Ăn uống vô độ, không kiểm soát gây rối loạn thói quen ăn uống
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

Biểu hiện, ảnh hưởng của suy giảm nội tiết tố nữ

Có một sự thật là không phải người có lượng estrogen thấp nào cũng xuất hiện triệu chứng. Nếu có thường các triệu chứng sẽ khó giống với các tình trạng khác (điển hình là mãn kinh) nên thường sẽ khó nhận diện cho đến khi gặp bác sĩ kiểm tra. 

Dưới đây là những triệu chứng cũng như những ảnh hưởng thường thấy của tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ, chị em lưu ý.

Ngực căng tức, đau ngực

Estrogen là hormon gây tăng sinh tế bào, tích nước trong mô vú. Sự thay đổi estrogen sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của vú, bệnh lý về vú. Hiện tượng ngực căng tức thường xảy ra trước chu kỳ kinh nguyệt. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lo ngại.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc biến mất

Thông thường, hiện tượng này xảy ra trong thời kỳ tiền và mãn kinh. Nồng độ estrogen dao động sẽ phá vỡ chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Tuy nhiên nếu chưa đến tuổi mãn kinh nhưng chu kỳ kinh nguyệt thất thường, thậm chí lúc có lúc không thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm

Khi Estrogen suy giảm sẽ gây ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, đây là khu vực điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Do đó cơ thể sẽ báo tín hiệu với những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm… Thường thì những biểu hiện này sẽ xảy ra ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Thường xuyên đau, nhức nửa đầu

Đau nhức nửa đầu thường xuyên có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do suy giảm estrogen. Khi estrogen suy giảm sẽ tác động đến các chất trong não, nơi chịu trách nhiệm gây ra các cơn đau nhức đầu.

Tâm trạng bất thường

Estrogen kích hoạt sản xuất serotonin – một hoá chất tạo cảm giác dễ chịu giúp tâm trạng tốt hơn. Khi estrogen suy giảm, serotonin cũng suy giảm theo khiến tâm trạng không tốt, thường dễ suy nghĩ tiêu cực, tăng lo âu, trầm cảm.

Tăng cân bất thường

Các nghiên cứu cho thấy estrogen là một trong nhiều nhóm nội tiết tố đóng vai trò kiểm soát cân nặng và chất béo dự trữ. Do đó khi suy giảm estrogen chị em sẽ rất dễ tăng cân một cách mất kiểm soát. Thường chất béo sẽ dịch chuyển từ vùng hông và đùi sang vùng bụng.

Người mệt mỏi, khó ngủ, khó tập trung

Estrogen liên kết mật thiết với serotonin (serotonin là chất dẫn truyền thần kinh, sản sinh melatonin là hormone điều hòa giấc ngủ). Do đó khi bạn bị suy giảm estrogen thì cơ thể sẽ thường mệt mỏi, giấc ngủ kém chất lượng hơn. Đồng thời nếu mất ngủ liên tục, mệt mỏi nhiều cũng sẽ khiến estrogen suy giảm.

suy giảm nội tiết tố nữ

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Estrogen đóng vai trò giúp niêm mạc của bạn làm việc bình thường, cụ thể là loại bỏ các vi khuẩn không lành mạnh. Do đó nếu hàm lượng estrogen suy giảm, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập gây nhiễm trùng hơn.

Thoái hoá xương

Có thể bạn chưa biết, estrogen có vai trò giúp duy trì sức khoẻ và mật độ của xương. Nếu thiếu nó xương sẽ dễ giòn hơn, tăng nguy cơ bị gãy. Đặc biệt nếu đồng thời cơ thể thiếu hụt canxi, vitamin D và các khoáng chất khác.

Teo âm đạo, đau rát khi quan hệ

Estrogen có chức năng bôi trơn âm đạo, sự suy giảm của hormone này sẽ khiến vùng kín trở nên khô, ngứa, có xu hướng co lại. Thường đây sẽ là nguyên nhân khiến việc quan hệ tình dục trở nên đau đớn với chị em.

Vô sinh

Nếu tình trạng suy giảm estrogen ở mức nghiêm trọng và kéo dài thì nguy cơ vô sinh ở chị em vô cùng cao. 

Làm thế nào nhận diện và kiểm soát nồng độ estrogen?

Như đã chia sẻ, triệu chứng của suy giảm nội tiết tố nữ dễ nhầm lẫn. Do đó cách tốt nhất chị em nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Đặc biệt nên hỏi người thân trong gia đình, mẹ và bà có gặp vấn đề về suy giảm nội tiết tố hay không. Tuỳ thuộc vào mức độ, phương pháp điều trị sẽ khác nhau.

Hiện nay các về đề về nội tiết tố nữ ngày một gia tăng, một trong những nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, để phòng ngừa chứng suy giảm nội tiết tố nữ cũng như tăng cường sức khỏe nói chung cho nữ giới, chị em nên chú ý hơn. Cụ thể dưới đây là một vài thói quen lành mạnh cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ, chị em nên lưu tâm:

Duy trì cân nặng

Trọng lượng cơ thể chi phối không nhỏ đến nồng độ estrogen. Do đó chị em nên chú ý đến chỉ số cân nặng ở mức cân đối.

Vận động khoa học

Vận động tác động tích cực đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Tuy nhiên chị em nên tránh vận động quá mức. Đối với các chị em làm vận động viên nên chú ý thiết lập kế hoạch vận động, tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp.

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Đối với nội tiết tố, một số thực phẩm hữu ích nên được ưa chuộng như đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, các món ăn từ đậu nành), trái cây, trà thảo dược, rau giàu chất xơ, các loại đậu, hạt. Đồng thời chú ý tránh các thức ăn, thực phẩm đã qua chế biến, thực ăn nhiều đường.

Ngoài ra, chị em hoàn toàn có thể sử dụng viên uống bổ sung estrogen bằng cho cơ thể. Khi sử dụng viên uống bổ sung chị em nên chú ý chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín, nguồn nguyên liệu được chuẩn hoá, lành tính. Đồng thời sử dụng đúng liều lượng, theo khuyến cáo trên bao bì hoặc bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.

Mong rằng bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích về suy giảm nội tiết tố nữ cho các chị em cũng như bạn đọc nào quan tâm đến tình trạng này. Nếu có bất cứ băn khoăn nào vấn đề về sức khoẻ, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ dược sĩ của Nhà thuốc Minh Khang để được hỗ trợ tư vấn nhé!

Bài viết có liên quan
0909 407 570