Trí nhớ cùng với khả năng tập trung chính là chìa khóa quan trọng, quyết định đến hiệu quả học tập và thành tích đạt được. Tuy nhiên, quá trình học tập căng thẳng có thể khiến cho trí nhớ bị giảm sút và không phải ai cũng có khả năng nhớ tốt. Vậy có phương pháp nào để giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả? Bài viết sau sẽ chỉ cho bạn 8 cách tăng cường trí nhớ cho học sinh để duy trì sức mạnh trí não, cải thiện trí nhớ.
Giảm trí nhớ ở người trẻ – tình trạng đáng báo động
Giảm trí nhớ hay suy giảm nhận thức là tình trạng chức năng của não bộ bị ảnh hưởng do quá trình vận chuyển thông tin, trí nhớ về vỏ não bị ngưng trệ. Tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổi nhưng ngày một trẻ hóa. Hiện nay có tới 20-30% người có độ tuổi dưới 30 gặp tình trạng này.
Đặc biệt tình trạng này gặp nhiều ở học sinh, sinh viên gây ảnh hưởng tới công việc học tập, tư duy kém và dẫn tới stress. Đây là tình trạng đáng báo động bởi người trẻ mắc hội chứng suy giảm trí nhớ có thể trầm trọng hơn khi về già, mắc các bệnh liên quan đến trí não nhất là bệnh Alzheimer.
Nguyên nhân dẫn tới suy giảm trí nhớ ở học sinh, sinh viên
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là:
- Sự tác động của các gốc tự do: Gốc tự do có thể tác động tiêu cực lên các mô chứa nhiều lipid như não bộ (chiếm tới 60% lipid toàn cơ thể) khiến cho chức năng não bộ bị suy giảm.
- Áp lực học hành, căng thẳng từ cuộc sống: Thần kinh căng thẳng khiến não bộ bị ảnh hưởng trực tiếp. Tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức, khiến cho tốc độ phản ứng với thế giới bị chậm lại. Sự tập trung bị phân tán dẫn tới khả năng giải quyết vấn đề thiếu nhạy bén. Tình trạng càng kéo dài thì trí nhớ lại càng sa sút.
- Giấc ngủ bị rối loạn: Ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và thảo độc tố. Khi ngủ, sóng não được tạo ra để lưu trữ, chuyển giao thông tin đến vỏ não và lưu giữ ký ức tại đây. Khi thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ sẽ tác động xấu tới quá trình này, khiến trí nhớ kém đi.
- Sự thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu các dưỡng chất sẽ gây ra các vấn đề như thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, khiến cho máu lưu thông đến não bị ảnh hưởng. Khoáng chất cần thiết cho chức năng ghi nhớ của não bộ là các vitamin nhóm B (B1 và B12). Trong đó vitamin B1 giúp duy trì sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, liên quan đến trí nhớ và suy nghĩ con người.
8 cách tăng cường trí nhớ cho học sinh
Bộ não con người có khả năng đáng kinh ngạc, cho phép chúng ta thích nghi với mọi thay đổi. Cơ chế này gọi là co giãn thần kinh, não bộ có khả năng hình thành các con đường mới và thay đổi các kết nối. Từ đó, chúng ta có thể thích nghi và phản ứng với những thay đổi.
Vì vậy, việc rèn luyện là một cách tăng cường trí nhớ trong học tập, giúp thay đổi trí não nhanh chóng, khả năng nhận thức tìm hiểu thông tin được nâng cao. Các bài tập dưới đây sẽ giúp các bạn có trí nhớ tốt với cách thực hiện vô cùng đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
Rèn luyện thân thể mỗi ngày
Rèn luyện thân thể với các bộ môn thể dục, thể thao là cách nâng cao sức khỏe và tăng cường khả năng tập trung. Vận động thường xuyên, khoa học giúp tăng sự tỉnh táo, cung cấp oxy cho não bộ. Đồng thời, các hoạt động rèn luyện còn kích thích tế bào thần kinh ghi nhớ được sản sinh.
Loại bỏ các thói quen xấu
Một số thói quen như thức khuya, lạm dụng chất kích thích…sẽ khiến cho trí nhớ bị suy giảm nghiêm trọng. Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình chuyển hóa oxy lên não.
Nếu tình trạng này kéo dài, trí nhớ sẽ suy giảm và khả năng tập trung kém sẽ là điều tất yếu. Vì vậy, để tăng cường trí nhớ cho học sinh, các bạn cần xây dựng một thói quen ngủ đúng giờ và hạn chế đồ uống chứa chất kích thích.
Sử dụng giấy bút ghi để ghi chép
Hiện nay công nghệ hiện đại, khi học tập nhiều học sinh sử dụng điện thoại, ipad, laptop… Nhưng duy trì ghi chép bằng giấy bút thường xuyên sẽ giúp cho não bộ nhận thức nhanh và nhiều thông tin, khi đó khả năng ghi nhớ được tăng cường hiệu quả hơn.
Tập thiền sau những giờ học căng thẳng
Thiền cùng với âm nhạc nhẹ nhàng là phương pháp có khả năng cải thiện bộ nhớ rất tốt. Sau những giờ học căng thẳng, ngồi thiền giúp cho đầu óc được thả lỏng, tĩnh tâm. Khi tâm trạng thoải mái, hệ thần kinh trung tâm sẽ có khả năng tiếp nhận tốt hơn, hiệu suất học tập được nâng cao. Nên dành ra 20 phút mỗi ngày để ngồi thiền để cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.
Sử dụng phương pháp tính nhẩm
Hiện nay máy tính được sử dụng rộng rãi và dường như tính nhẩm bị lãng quên. Hãy thử luyện khả năng tính nhẩm bởi đây là một cách hiệu quả giúp cho não bộ được rèn luyện. Khi não bộ buộc suy nghĩ thì sự nhạy bén của cơ quan này với vấn đề được tăng cường, trí nhớ cũng được cải thiện.
Rèn luyện trí não bằng các trò chơi
Đây là cách được nhiều phụ huynh áp dụng bởi phương pháp này giúp cho trẻ vừa được vui chơi vừa được học tập. Tham gia trò chơi giúp các em hứng thú, nhờ đó việc ghi nhớ hình ảnh, chữ, phép tính… trở nên dễ dàng.
Hình ảnh, màu sắc, kết cấu, mùi vị được lưu giữ lên não bộ lâu hơn so với chữ viết. Vì vậy, để tăng cường trí nhớ cho học sinh, nên tạo các trò chơi kết hợp để não bộ khi tưởng tượng đến bất kỳ hình ảnh nào đều có thể liên tưởng đến chủ đề liên quan.
Xem thêm:
Top 10 thực phẩm bổ não tăng cường trí nhớ không nên bỏ qua
Uống thuốc bổ não có tốt không? Loại nào tốt và an toàn nhất hiện nay?
Hạn chế dùng các thực phẩm nhiều đường và Calo
Các chuyên gia khuyên rằng không nên ăn, uống thực phẩm nhiều đường vì các chất này liên quan đến bệnh Alzheimer. Cần kiểm soát lượng đường dung nạp vào cơ thể để chống lại nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Cùng với giảm đường, lượng calo tổng thể cũng phải được hạn chế bởi calo dư thừa có thể gây suy giảm trí nhớ và béo phì.
Sử dụng các thực phẩm bổ não
Ngoài các bài tập rèn luyện, thả lỏng cho trí não, bạn cũng cần nên bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng như:
- Các thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá tuyết hay quả óc chó là các loại thực phẩm “vàng” chứa nhiều Omega 3, giúp tế bào não hoạt động khỏe mạnh, tăng khả năng xử lý thông tin cho não bộ.
- Các loại rau như chân vịt, cải xoăn… chứa nhiều Lutein, hỗ trợ ngăn chặn tình trạng giảm trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung giúp cho việc học tập đạt hiệu quả.
- Quả mọng như mâm xôi, nho, mận, sơ ri… giúp tăng cường lưu lượng máu lên não.
- Trà bạc hà chứa nhiều hoạt chất Limonene cống lại hoạt động của các gốc tự do và tăng cường hoạt động dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.
- Đừng bỏ qua các loạt hạt như óc chó, hạnh nhân, vừng đen,… bởi chúng chứa rất nhiều chất béo không bão hòa có lợi cho não bộ và quá trình chống oxy hóa của cơ thể.
Như vậy, để tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung thì các bạn học sinh phải không ngừng rèn luyện thân thể lẫn trí óc. Cùng với đó, nên xây dựng một thói quen khoa học và lành mạnh. Đồng thời, các bậc phụ huynh có thể sử dụng thêm thuốc bổ trợ tăng cường trí nhớ cho học sinh. Các bạn có thể liên hệ tới nhà thuốc Minh Châu 5 để được các dược sĩ tư vấn, hỗ trợ loại thuốc phù hợp.