Theo một nghiên cứu của các chuyên gia tại Viện sức khỏe và Dinh Dưỡng quốc gia đã cho thấy ở lứa tuổi dậy thì, khoảng 10% các bé gái bị thiếu máu. Trong khi các bé trai mắc bệnh này có tỉ lệ 2%. Tình trạng thiếu máu não có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất của trẻ khi lớn lên. Các bậc phụ huynh cần có kiến thức cơ bản về thiếu máu não ở tuổi dậy thì để có các phương pháp phòng chống và chữa trị hiệu quả cho con em.
Thiếu máu não tuổi dậy thì nguyên nhân do đâu?
Thiếu máu não ở tuổi dậy thì đang ngày càng phổ biến đặc biệt là các bé gái. Nguyên nhân của căn bệnh này có thể kể đến như:
Ở lứa tuổi dậy thì, cơ thể phát triển một cách nhanh chóng và có nhiều sự thay đổi hormone. Quá trình tăng trưởng này đòi hỏi một lượng dinh dưỡng ngày một cao, trong đó có sắt. Ở bé gái nhu cầu sắt khoảng 2,4ml/ngày, các bé trai khoảng 1,2ml/ngày. Mặt khác nhiều phụ huynh cho rằng, con trong độ tuổi lớn lên nên cần hấp thu nhiều sữa bò, nhưng các chất trong sữa bò lại càng khiến cho cơ thể trẻ khó hấp thu sắt hơn.
Ở độ tuổi 11-16 tuổi, các bé thường ăn rất ít rau xanh, mà chọn lựa ăn thịt nhiều hơn. Việc này khiến cơ thể thiếu hụt vitamin, và các chất dinh dưỡng quan trọng. Vì thế, tủy xương không thể tạo ra lượng máu cần thiết cung cấp cho cơ thể. Thay vì ăn uống lành mạnh, các em lại thích ăn các đồ chế biến sẵn như khoai tây chiên, pizza… Đây cũng là những thực phẩm không có lợi, khiến cơ thể càng thiếu hụt dinh dưỡng thiết yếu.
Có nhiều bạn trong giai đoạn này có xu hướng muốn làm đẹp và mong muốn giảm cân. Nhưng thường không tìm hiểu kỹ, chọn cách giảm cân phi khoa học dẫn tới cơ thể thiếu chất, suy nhược cơ thể. Nhiều bé lại có thể chất đặc biệt, tăng trưởng quá nhanh khiến cho lượng sắt dự trữ không đủ cung cấp cho quá trình này.
Các bé gái trong độ tuổi dậy thì sẽ có giai đoạn kinh nguyệt, do đó các em cần bổ sung lượng chất cần thiết như sắt gấp đôi các bạn nam. Cơ thể lúc này cần rất nhiều chất để tạo máu, nếu không bổ sung đầy đủ, cơ thể sẽ ốm yếu, da xanh xao và dẫn đến thiếu máu não và các biến chứng về lâu dài.
Thiếu máu não ở tuổi dậy thì biểu hiện như thế nào?
Thiếu máu não ở tuổi dậy thì ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt khả năng tập trung và trí nhớ của các em bị giảm sút nghiêm trọng, khiến cho thành tích học tập của các em bị ảnh hưởng. Ngoài ra mức sắt thấp trong cơ thể sẽ khiến cho cơ thể hấp thu các ion thay thế, nhất là chì. Các chất này gây độc cho cơ thể của trẻ về lâu dài.
Thiếu máu não tuổi dậy thì có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Cơ thể luôn trong tình trạng mỏi nhừ, đặc biệt là sau các hoạt động thể chất.
- Đầu óc choáng váng, hoa mắt, chóng mặt và có thể ngất xỉu. Đặc biệt khi trẻ đứng lên, ngồi xuống đột ngột sẽ chóng mặt và có thể ngã xuống.
- Sắc da của trẻ nhìn rất yếu, nhợt nhạt và tái xanh.
- Trẻ dễ cáu gắt, kích động dù xảy ra những vấn đề rất nhỏ.
- Tim đập nhanh hơn, khi đi kiểm tra sức khỏe có thể nghe thấy tiếng rì rầm trong tim.
- Trẻ không muốn ăn uống, chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn.
Về lâu dài bệnh có thể chuyển biến nặng và kèm theo các triệu chứng như gãy móng tay, rụng tóc hoặc lòng trắng mắt có thể chuyển màu trắng dã hoặc hơi xanh. Nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng tới sự vận động, chân tay tê cứng, mất thăng bằng hay ngã. Nếu xuất hiện những triệu chứng dù chỉ nhẹ thì bố mẹ cũng nên đưa các con đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe và có hướng điều trị kịp thời.
Thiếu máu não tuổi dậy thì có gây ra biến chứng không?
Nhiều phụ huynh còn chủ quan trước tình trạng thiếu máu não ở con em mình. Có lẽ nhiều người không biết rằng căn bệnh tưởng nhẹ này có thể là nguyên nhân hình thành bệnh thiếu máu não mãn tính. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho các bé.
Thiếu máu não dậy thì dẫn đến rối loạn tính cách
Trẻ thường xuyên dễ kích động, cảm xúc thất thường và hay cáu gắt. Bất cứ vấn đề nhỏ nào cũng khiến trẻ phản ứng thái quá, mất kiểm soát. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con mình không ngoan nên lại càng khó chịu và hành động cực đoan với trẻ. Phụ huynh nên cẩn trọng vì điều này có thể dẫn tới chứng trầm cảm ở các bé.
Thiếu máu não dậy thì khiến tư duy và trí nhớ suy giảm
Ở độ tuổi học sinh, việc học hành luôn được đặt lên hàng đầu. Khi học tập, đòi hỏi các bé phải liên tục tư duy, tính toán. Với trẻ mắc bệnh thiếu máu não, việc suy nghĩ khiến trẻ thường xuyên xuất hiện cơ đau đầu, làm mất tập trung. Không chỉ thế, bệnh còn khiến cho cơ thể mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, trí nhớ suy giảm và không còn phản ứng nhanh nhạy như bình thường.
Thiếu máu não dậy thì có thể dẫn tới bệnh lý
Thiếu máu não có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết não, đột quỵ do sự hình thành huyết khối trong động mạch và các mô… Người bệnh có thể dần mất ý thức và thậm chí tử vong không được cấp cứu kịp thời.
Điều trị và cải thiện thiếu máu não tuổi dậy thì như thế nào?
Thiếu máu não là sự suy giảm lượng máu cung cấp đến não. Việc cải thiện và điều trị bệnh cần dựa trên nguyên tắc này, tức là tăng cường tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông được tốt hơn. Các bậc cha mẹ và các em có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Xây dựng thói quen dậy sớm và rèn luyện thể lực
Một thói quen khoa học, lành mạnh sẽ giúp cải thiện hiệu quả bệnh thiếu máu não ở tuổi dậy thì. Các em nên thường xuyên rèn luyện để cơ xương khớp cột sống và vai gáy khỏe mạnh, giúp cho máu lên não được tuần hoàn liên tục. Mặc khác, vận động cũng sinh nhiệt giúp cho mạch máu giãn nở, máu được lưu thông tốt hơn.
Không nên thức quá khuya và nên dậy sớm để cơ thể khỏe mạnh và có trạng thái tinh thần tỉnh táo. Các bé cũng không nên học tập quá căng thẳng dễ khiến cơ thể mệt mỏi và mất cân bằng. Các em nên hình thành thói quen giờ nào việc nấy, để đảm bảo ngủ đủ giấc, cơ thể khỏe mạnh.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nên cần rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt với trẻ thiếu máu não lại đặc biệt cần sắt. Cha mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm như:
- Sử dụng các loại thịt nạc, nội tạng động vật, hải sản cá, thịt bò hay thịt các loại gia cầm.
- Bổ sung các chất vitamin và chất xơ từ rau xanh: bông cải xanh, rau bina, cải bó xôi, rau ngót…
- Sử dụng các loại ngũ cốc, các loại hạt, trái cây khô…
- Có thể dùng các loại đồ uống chứa nhiều vitamin C như nước ép cam, táo, cà chua… để trẻ uống, vitamin C sẽ giúp cho cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Điều trị thiếu máu não dậy thì bằng cách bổ sung sắt
Thuốc bổ sung sắt là cách nhanh nhất và kịp thời để trẻ có thể hấp thu chất sắt-cơ chất của máu. Đặc biệt các bé gái đang trong thời kỳ kinh nguyệt mất nhiều máu, lượng sắt cần được bổ sung nhiều hơn. Để đạt được hiệu quả tốt, trẻ nên uống sắt vào giữa các bữa ăn như giữa bữa ăn sáng và trưa, hay giữa bữa trưa và tối.Cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống sắt cùng vitamin C như nước cam, nước chanh, để sắt hấp thu tốt nhất.
Các em cũng cần lưu ý tránh sử dụng các chất gây ức chế hấp thu sắt như cafein và Canxi. Do đó không dùng chung thuốc bổ sung sắt với sữa và cà phê… Một lưu ý nữa là các bậc cha mẹ không nên lạm dụng cho trẻ uống quá nhiều sắt. Vì điều này có thể dẫn tới các tác động xấu tới cơ thể như nóng trong, táo bón, chảy máu mũi… Cha mẹ cần xem rõ những chỉ dẫn của bác sĩ để dùng sắt một cách đúng đắn.
Để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất trong giai đoạn dậy thì, cha mẹ cần chú ý tới những thay đổi trong cơ thể cũng như tâm lý của con em mình. Nếu có những dấu hiệu bất thường cần bình tĩnh suy xét và đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời. Đừng để bệnh thiếu máu não ở tuổi dậy thì ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Mong rằng với những thông tin trên cha mẹ có thể hiểu rõ về bệnh và thấu hiểu hơn về con trong giai đoạn phát triển này.
Hiện nay tại nhà thuốc Minh Châu 5 có bán rất nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ tình trạng thiếu máu não tuổi dậy thì. Các bậc cha mẹ có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn và chọn mua những loại thuốc phù hợp nhất với con em mình.