Thoái hóa khớp tay, khuỷu tay gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh trong đời sống sinh hoạt và khả năng vận động hằng ngày. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh và đâu là cách điều trị hiệu quả nhất? Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp hết những thắc mắc này.
1. Nguyên nhân thoái hóa khớp tay, khuỷu tay
Cổ tay, khuỷu tay là bộ phận thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do các hoạt động cơ học của con người tác động lên nên rất dễ bị tổn thương. Người bị thoái hóa khớp khớp tay, khuỷu tay thường có biểu hiện sưng tấy, đau đớn, khó chịu, cứng khớp, suy nhược cơ thể,… Một số trường hợp nặng còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp khớp tay, khuỷu tay ở người bệnh.
Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay
1.1 Giới tính
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phái nữ thường dễ bị thoái hóa khớp tay, khuỷu tay hơn nam giới. Khớp khuỷu tay là bộ phận nằm giữa cẳng tay và cánh tay, là một khớp phức tạp của cơ thể. Phần xương ở cổ tay và khuỷu tay của phụ nữ rất mềm yếu nên nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn và dễ bị chấn thương hơn.
1.2 Môi trường sống, thời tiết
Những người không thích ứng kịp với điều kiện môi trường, thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến cho cấu trúc khớp tay, khuỷu tay (bao gồm sụn khớp và bao khớp) bị tác động tiêu cực, dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng tấy, khó chịu cho người bệnh.
1.3 Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay rất hay gặp ở những người trung tuổi. Khi bị căn bệnh này, xung quanh khớp cổ tay của người bệnh sẽ tiết nhiều dịch hơn và nguy cơ bị viêm, đau nhức, sưng, cứng khớp là rất cao… Đặc biệt, sẽ tác động tiêu cực đến cơ gập cổ tay và chức năng khuỷu tay, động tác gập duỗi khó khăn hơn và dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay ở người bệnh.
1.4 Chấn thương
Một số chấn thương như căng cơ, bong gân, gãy xương khuỷu tay, trật khớp khuỷu tay,,… rất dễ khiến cho người bệnh bị thoái hóa khớp khuỷu tay, cổ tay. Lúc này, phần sụn khớp bị bào mòn nhanh chóng, dẫn đến tình trạng 2 đầu xương cọ xát với nhau, chèn ép dây chằng khiến bệnh nhân đau nhức, khó chịu.
1.5 Mắc bệnh lý xương khớp
Những người bị thoái hóa khớp tay, thoái hóa khớp khuỷu tay có thể do mắc các bệnh lý như gout, viêm khớp, lupus, loạn sản xương khớp, lupus,… Đây là những căn bệnh có thể khiến cho các khớp tay bị đau đớn, sưng tấy nhanh chóng hơn. Tình trạng đứt, rách, viêm, giãn gân cơ ở tay sẽ làm hạn chế vận động, khiến người bệnh phải hoạt động một cách khó khăn.
1.6 Virus, vi khuẩn xâm nhập
Vùng khớp ngón tay và cổ tay dưới tác động của các loại virus, vi khuẩn có hại sẽ nhanh chóng gây ra phản ứng viêm. Các loại vi khuẩn này xâm nhập vào máu, tới màng bao khớp cổ tay và sản sinh ra TNF-alpha. Đây là hoạt chất gây bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay, khuỷu tay ở người bệnh.
1.7 Yếu tố di truyền
Các số liệu thống kê cho thấy, nếu ông bà hoặc bố mẹ có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp tay, khuỷu tay thì tỉ lệ có con cái mắc bệnh này là 25%. Nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với những người bình thường.
1.8 Đặc thù công việc
Thoái hóa khớp cổ tay, thoái hóa khớp khuỷu tay rất dễ xảy ra ở những người phải làm việc với máy tính thường xuyên trong thời gian dài hoặc lao động chân tay, công nhân trong xí nghiệp, nhà máy. Những công việc này phải hoạt động liên tục trong nhiều giờ liền gây ra tình trạng co cứng, sưng, đau các khớp xương.
Sử dụng máy tính nhiều sẽ khiến người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay
1.9 Lão hóa xương khớp
Những người cao tuổi, già yếu đều nguy cơ lão hóa xương khớp rất cao. Hệ thống xương trong cơ thể bị hao mòn và suy yếu dần. Bên cạnh đó, các khớp bị viêm nhiễm sẽ trở nên sưng tấy và đau nhức . Người bệnh có dấu hiệu bị đỏ khớp, khô khớp, cứng khớp, hạn chế vận động và khó khăn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
1.10 Hội chứng golf
Căn bệnh này do các chấn thương ở gân, cơ, dây chằng xung quanh phần dưới của khớp khuỷu và phần trước cánh tay gây ra. Những vết rách này sẽ khiến cho các cử động của bệnh nhân khó khăn hơn rất nhiều. Dần dần, các khớp này xuất hiện dấu hiệu bị vôi hóa, tạo áp lực lớn cho dây thần kinh và các cơ. Bệnh nhân đứng trước nguy cơ bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay. Mới đầu, cơn đau ở tay sẽ xuất hiện âm ỉ nhưng về sau, người bệnh sẽ bị hành hạ bởi các cơn đau nhức dữ dội.
2. Hướng điều trị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay, thoái hóa khớp cổ tay là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiến hành chụp MRI, X-quang, điện cơ (EMG),… Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà đưa ra pháp đồ điều trị bệnh thích hợp nhất.
2.1 Sử dụng thuốc tây
Một số loại thuốc được thường sử dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp tay như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch,… Bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ điều trị khi sử dụng thuốc, tránh gây các biến chứng cao huyết áp, teo cơ, loãng xương, đái tháo đường,…
Sử dụng thuốc tây giúp giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức khi các cơn đau bùng phát
Các thuốc hay được các bác sĩ chỉ định trong chữa trị bệnh thoái hóa khớp cổ tay như sau:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, acetaminophen, tramadol,…
- Thuốc chống viêm non steroid NSAID: Aspirin, diclofenac, naproxen, ibuprofen,…
- Thuốc giảm đau gây nghiện: Opioids
- Thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch: Corticosteroid
- Thuốc giãn cơ
Đây là những loại thuốc có thể kiểm soát được triệu chứng sưng tấy, đau nhức, khô khớp, cứng khớp do bệnh thoái hóa khớp cổ tay, thoái hóa khớp khuỷu tay gây ra. Tuy nhiên, thuốc tây không phải là giải pháp tối ưu giúp điều trị tận gốc tình trạng. Do đó, nếu bệnh nhân lạm dụng sẽ rất dễ dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
2.2 Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, người bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để giúp kiểm soát nhanh cơn đau nhức ở khớp khuỷu tay và cổ tay. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải có sự hướng dẫn cẩn thận của kỹ thuật viên. Nếu tập luyện không đúng cách, bệnh sẽ chuyển biến nặng nề hơn, khiến quá trình điều trị phức tạp và khó khăn hơn.
Các bài tập vật lý trị liệu để giúp kiểm soát nhanh cơn đau nhức ở khớp khuỷu tay và cổ tay
Một số bài tập vật lý trị liệu phổ biến dành cho người bị thoái hóa khớp tay hiện nay là:
- Liệu pháp siêu âm
- Kích thích dòng điện qua da
- Liệu pháp nhiệt
- Massage giảm đau
Phương pháp mang lại hiệu quả điều trị rất cao nếu người bệnh kiên trì luyện tập. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng lấy lại sự linh hoạt ở khớp cổ tay và khuỷu tay, cải thiện được tình trạng bệnh.
2.3 Phẫu thuật
Nếu điều trị bằng thuốc mà tình trạng bệnh vẫn không tiến triển hoặc đứng trước nguy cơ biến chứng thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để kiểm soát dễ dàng các triệu chứng đau đớn do bệnh gây ra.
Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật mổ hoặc nội soi khớp tay. Đây là cách giúp loại bỏ hiệu quả các mô chết gây áp lực lên các khớp tay. Tuy nhiên, chữa trị bằng phương pháp này sẽ có những rủi ro nhất định cũng như tốn rất nhiều chi phí.
Phương pháp phẫu thuật giúp kiểm soát dễ dàng các triệu chứng đau đớn do thoái hóa khớp tay gây ra
2.4 Kiểm soát thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay tại nhà
Với những trường hợp thoái hóa khớp tay ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh tại nhà để dễ dàng kiểm soát căn bệnh này. Cụ thể như sau:
2.4.1 Vận động, tập luyện
Người bị thoái hóa khớp cổ tay hoặc khuỷu tay không nên vận động mạnh và thường xuyên các khớp bị thoái hóa, sẽ khiến tình trạng thoái hóa khớptrở nên trầm trọng hơn. Người bệnh có thể áp dụng bài tập 6 động tác vận động bàn tay, ngón đơn giản để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp. Mỗi ngày chỉ cần tập trong thời gian khoảng 5-10 phút và kiên trì tập luyện để giảm các triệu chứng sưng viêm, đau nhức ở các khớp.
2.4.2 Thực phẩm
Ngoài tập luyện thể dục, thể thao thì thực phẩm cũng là một trong những cách giúp người bị thoái hóa khớp tay giảm được tình trạng đau nhức, sưng tấy. Những thực phẩm có khả năng cải thiện tình trạng thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay là hành tây, cải bó xôi, bắp cải, đậu hũ, đậu trắng và cam.
Người già hay những người đang gặp phải tình trạng thoái hóa khớp khuỷu tay, cổ tay… nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày cải thiện tình trạng bệnh.
Điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ giúp người bị thoái hóa khớp giảm đau nhức, sưng tấy
2.4.3 Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ thoái hóa khớp tay, khuỷu tay
Trong 3 phương pháp cải thiện thoái hóa khớp khủy tay, thoái hóa cổ tay tại nhà thì sử dụng các thực phẩm chức năng từ thiên nhiên được nghiên cứu cũng như chứng minh về công dụng và độ an toàn. Đây là giải pháp có tác động mạnh mẽ nhất đến hệ xương khớp, giúp cải thiện tình trạng thoái hóa và giảm đau các bệnh về xương khớp hiệu quả.
Một số loại thực phẩm chức năng giúp phòng và điều trị hiệu quả bệnh thoái hóa khớp tay có thể kể đến như Glucosamine vitatree, Jointmax plus, Glucosamine kirkland, Khớp Center nanofrance, Sumfaton golden health USA, …Hiện các thuốc này đang được bày bán và phân phối chính hãng tại nhà thuốc minh châu 5 với giá thành tốt nhất thị trường.
Khớp Center là một trong những thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh thoái khớp tay hiệu quả
Nếu bạn đang có nhu cầu mua các sản phẩm trên cho mình hoặc người thân có thể liên hệ trực tiếp với nhà thuốc thông qua hotline 0909 407 570 để được tư vấn và báo giá chính xác nhất
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh thoái hóa khớp tay hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp phòng và điều trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường do bệnh gây ra, cần nhanh chóng đi thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.