Bệnh nhân khi nhận bệnh án mình bị ung thư là một việc rất khó chấp nhận. Việc xác định tâm lý không nên kéo dài để bắt đầu quá trình điều trị. Ngoài tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh nhân ung thư vú nên quan tâm tới chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Vậy ung thư vú nên ăn gì và không nên ăn gì?
1. Người mắc bệnh ung thư vú nên ăn gì?
Ung thư vú ăn gì và không nên ăn gì là câu hỏi không chỉ những bệnh nhân nên quan tâm mà người thân và gia đình cũng hết sức lưu ý để bệnh nhân hồi phục sức khỏe và hạn chế sự phát tán của bệnh. Sau đây là một số thực phẩm dành cho bệnh nhân ung thư vú.
1.1 Thực phẩm có chất chống oxy hóa
Nhóm các chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin E, vitamin C, selen có thể giúp cơ thể ngăn ngừa tổn thương tế bào do hóa trị và xạ trị. Ngoài ra vitamin C và E có thể giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng.Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều bởi tác dụng ngược lại của chất oxy hóa nhất định có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở một số vùng khác trên cơ thể.
Các chất này có trong một số loại rau quả như táo, cà rốt, cam, ớt đỏ…Các bác sĩ vẫn khuyến khích bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả thay vì dùng thực phẩm chức năng. Nếu cơ thể không thích ứng bạn không ăn được có thể dùng thực phẩm chức năng để hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ.
1.2 Ung thư vú nên ăn gì? Trà xanh
Trà xanh là loại thực phẩm rất dễ mua ngoài thị trường và cũng rất dễ chế biến. Trà xanh có khả năng chống ung thư, ung thư vú xảy ra khi các tế bào vú phát triển bất thường, gây ra các khối u. Các chất trong trà xanh có thể ngăn chặn sự tăng trưởng các tế bào khối u. Trà xanh có thể được chế biến làm đồ uống, các món bánh hoặc thực phẩm chức năng. Trà xanh là câu trả lời cho câu hỏi ung thư vú nên ăn gì và không nên ăn gì.
1.3 Nấm – gợi ý cho thắc mắc ung thư vú nên ăn gì
Nấm là món dễ ăn và được sử dụng trong y học nhiều năm có tác dụng trong việc ức chế sự tăng trưởng một số tế bào ung thư, bao gồm ung thư vú. Chất khác, được gọi là lentinan, có thể ức chế các enzyme gây ung thư. Beta-glucan có thể giúp cơ thể chống lại khối u. Vì vậy, nên bổ sung nấm vào thực đơn hằng ngày có thể giúp bạn phòng ngừa ung thư vú.
1.4. Ung thư vú nên ăn gì? Đừng bỏ qua tỏi
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, tỏi được biết đến với nhiều chất dinh dưỡng.Theo nhiều nghiên cứu ăn nhiều tỏi có tác dụng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, trong đó có ung thư vú. Đồng thời các thành phần trong tỏi còn tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể ngăn ngừa tế bào ung thư vú.
1.5. Gừng
Việc điều trị ung thư vú có thể gây buồn nôn, nôn hoặc mệt mỏi, ăn gừng sẽ đỡ buồn nôn, cảm giác phấn khích hơn. Khi sử dụng các loại thuốc hóa trị cơ thể sẽ giảm cân cực độ, suy dinh dưỡng, yếu đi. Vì vậy cần phải hết hợp một cách khoa học các loại thực phẩm. Ung thư vú nên ăn gì, đừng bỏ qua loại gia vị đặc biệt này.
2. Những thực phẩm bệnh nhân ung thư vú không nên ăn
Bên cạnh câu hỏi ung thư vú nên ăn gì, việc kiêng khem một số thực phẩm không tốt cho bệnh cũng cần hết sức lưu ý. Vậy bị ung thư vú không nên ăn gì?
2.1 Thực phẩm chứa nhiều đường
Bệnh nhân ung thư vú nên kiêng ăn đường và thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, các loại cây sấy khô, nước ngọt, nước ép trái cây, đồ uống có ga… Khi tiêu thụ nhiều đường, lượng đường sẽ giải phóng insulin gây khó khăn hơn trong việc điều trị ung thư.
2.2 Thịt bò, thịt trâu, thịt heo
Thịt bò, thịt trâu đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ung thư vú cao hơn. Theo các chuyên gia thì người ung thư vú chỉ nên ăn 300g thịt trâu, thịt bò mỗi ngày. Thịt heo cũng được khuyến nghị cho người ung thư vú là không quá 150g cho mỗi lần ăn, nên hạn chế ăn quá nhiều.
2.3 Xúc xích, thịt xông khói
Xúc xích đây là thực phẩm hạn chế ăn cho tất cả mọi người đặc biệt là bệnh nhân ung thư vú, bởi đây là sản phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất phụ gia, chất tạo màu, không hề tốt cho sức khỏe, bệnh nhân ăn nhiều khiến khối u trở nên nặng hơn, khối u phát triển nhanh hơn, gây khó khăn trong điều trị.
Thịt xông khói chứa rất nhiều chất béo, hàm lượng cholesterol cao và natri có hại ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là bệnh nhân ung thư vú không nên ăn thịt xông khói.
2.4 Mì ăn liền
Mì ăn liền được xem là món ăn dễ ăn và thông dụng, tuy nhiên bệnh nhân ung thư nên tránh xa thực phẩm ăn nhanh này bởi không mang lại lợi ích gì mà còn gây nguy cơ ung thư cao hơn.
2.5 Đồ ăn sẵn, đồ lên men
Ngoài ra các món như đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp, cà muối, dưa muối….là những món ăn có hàm lượng chất béo, lên men hoàn toàn gây khó khăn cho điều trị ung thư vú.
3. Bạn phải làm gì khi biết mình bị ung thư?
Ngoài việc tìm hiểu ung thư vú nên ăn gì và không nên ăn gì thì khi biết được sự thật khó chấp nhận nhưng dù có thế nào thì điều quan trọng luôn ghi nhớ một điều mình là người bị ung thư. Việc xác định tâm lý này nhắc nhở bệnh nhân không nên kéo dài, chần chừ mà bắt đầu quá trình điều trị ngay.
Khi biết mình bị ung thư bạn nên tìm cho mình một người bạn thân tiếp xúc một lần nữa với bác sĩ. Người bạn đó sẽ đủ bình tĩnh để hỏi những vấn đề về bệnh, hơn nữa với người thân của bệnh nhân bác sĩ trao đổi về bệnh rõ ràng hơn mà không sợ bệnh nhân quá lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi có người bạn sẽ hiểu rõ những khó khăn của bạn, chia sẻ và thấu hiểu cùng bạn, mọi khó khăn sẽ dễ dàng vượt qua hơn.
Bản thân bệnh nhân cũng tự tìm hiểu kiến thức về bệnh ở thời đại công nghệ thông tin bùng nổ bạn có thể tìm thấy bất cứ thông tin ở mọi hình thức như sách, vô tuyến, internet, báo chí…. qua thông tin bạn cũng có thể tìm hiểu những vấn đề xem xét khi lựa chọn biện pháp điều trị ung thư vú để có kết quả tốt nhất. Đồng thời đọc sách và tìm hiểu thông tin cũng giúp tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng, mệt mỏi.
Hãy yêu thương bản thân mình, giữ gìn sức khỏe, nếu không may mắc ung thư, hãy luôn giữ vững sự lạc quan yêu đời sẽ đẩy lùi bệnh tật. Bên cạnh đó, hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, kịp thời phát hiện bệnh, điều trị kịp thời và thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lưu ý đến việc ung thư vú nên ăn gì và không nên ăn gì để giữ sức khỏe thật tốt.