Các bệnh xương khớp thường gặp và phương pháp điều trị

bệnh xương khớp

Các bệnh xương khớp khiến người bị cảm thấy rất khó chịu với các triệu chứng tiêu biểu. Ban đầu, người bệnh thường chủ quan không điều trị nhưng không hề biết đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Bạn hãy theo dõi bài viết của Nhà thuốc Minh Khang sau đây để nắm rõ thông tin về các bệnh này cũng như cách điều trị kịp thời, không gây di chứng về sau.

Tìm hiểu thông tin bệnh xương khớp

Bệnh cơ xương khớp là tình trạng mà hệ thống xương, khớp, các cơ và dây chằng, dây thần kinh bị suy yếu chức năng. Người bệnh khi đó sẽ cảm thấy đau nhức, giảm khả năng di chuyển nên gây trở ngại lớn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh này rất đa dạng với đến hơn 200 loại bệnh và được chia thành 2 nhóm chính bao gồm:

  • Bệnh xương khớp do chấn thương như bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao, tai nạn sinh hoạt,…
  • Bệnh không phải do chấn thương gồm những bệnh lý tự miễn hệ thống, viêm khớp tinh thể hoặc những bệnh thoái hóa xương khớp, viêm gân, u xương,…
bệnh xương khớp
Thông tin chung giúp người bệnh hiểu thế nào là bệnh xương khớp

Nguyên nhân phổ biến nào gây ra các bệnh về xương khớp?

Theo các chuyên gia, đau xương khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể ra một số các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh này bao gồm:

  • Tuổi tác: Nguyên nhân hàng đầu chính là do tuổi già, cơ thể con người dần lão hóa và lượng máu dùng để nuôi dịch nhầy nuôi khớp ít dần, chức năng của hệ thống cơ xương khớp lúc này đã giảm xuống rõ rệt.
  • Dinh dưỡng: Người bệnh ăn uống không đủ chất dinh dưỡng dẫn tới tình trạng thiếu hụt canxi và không đủ điều kiện nuôi dưỡng xương khớp.
  • Vận động: Những người thường xuyên làm công việc nặng hoặc tập thể thao quá sức khiến hệ thống cơ xương bị áp lực và gây ra tốn thương.
  • Bẩm sinh: Nhiều người ngay từ khi sinh ra đã có cấu tạo dây chằng lỏng lẻo và trục khớp không cân xứng.
  • Giới tính: Theo các thống kê, nữ giới thường có nguy cơ mắc các bệnh về hệ thống xương khớp cao hơn nam giới.
  • Rối loạn chuyển hóa: Đây là nguyên nhân đau nhức xương khớp phổ biến do thiếu máu ở vùng cột sống, rối loạn tuần hoàn hoặc kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng dây thần kinh và đau cục bộ.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể gây áp lực lớn lên xương khớp và lâu ngày dẫn đến tình trạng tổn thương ở xương, khớp.
bệnh xương khớp gối
Các nguyên nhân gây nên bệnh xương khớp thường gặp

Triệu chứng dễ nhận thấy của các bệnh đau nhức xương khớp

Khi bị bệnh về các cơ, xương, khớp khiến người bệnh cảm thấy cực kỳ khó chịu. Một số dấu hiệu điển hình của những bệnh lý này có thể kể đến như sau:

  • Cảm thấy đau nhức ở vùng bị tổn thương và tùy theo mức độ bệnh mà có thể gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Cơn đau càng tăng khi vận động hoặc di chuyển và giảm đi khi nghỉ ngơi hoặc được massage.
  • Cơn đau xương khớp lan ra những vùng xung quanh gây nhức mỏi và tê bì.
  • Người bệnh thường có hiện tượng bị cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Một số người có biểu hiện thay đổi dáng đi và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, sốt nhẹ,…
bệnh xương khớp gối
Triệu chứng biểu hiện bạn đã bị bệnh xương khớp

Các bệnh xương khớp đau nhức thường gặp nhất

Bệnh về hệ thống xương khớp có nhiều loại và biểu hiện có nét tương đồng với nhau. Dù là loại bệnh nào thì cũng khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và vận động khó khăn. Vậy các bệnh thường gặp nhất về cơ xương khớp là gì? Có thể điểm qua một số các loại bệnh điển hình thường gặp sau đây.

Thoái hóa khớp

Đây là bệnh lý xương khớp xảy ra do phần sụn khớp và xương dưới sụn khớp bị tổn thương. Khi đó sẽ dẫn đến những phản ứng viêm và tình trạng tràn dịch khớp. Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do tuổi tác và chấn thương thể thao, chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt.

Bệnh thoái hóa khớp có một số các biểu hiện như khiến người mệt mỏi đau nhức xương khớp, các cơn đau âm ỉ và đặc biệt là khi trời trở lạnh, lạo xạo khi cử động khớp, cứng khớp. Không những thế, do không được điều trị kịp thời nên khớp còn bị biến dạng theo thời gian. 

các giai đoạn thoái hóa khớp
Khớp thoái hóa phần lớn là do tuổi tác

Thoát vị đĩa đệm

Đây là một trong những bệnh lý xuất hiện do lớp nhân nhầy ở đĩa đệm tràn ra ngoài, chèn ép dây thần kinh. Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở cả người trẻ tuổi và người cao tuổi. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh này bao gồm bệnh béo phì, lão hóa, yếu tố sinh hoạt đặc biệt với các công việc ngồi lâu. Vùng thường xảy ra thoát vị đĩa đệm nhất là vùng đốt sống lưng và cổ.

Những người bệnh thường cảm thấy mỏi xương khớp, đau âm ỉ vùng lưng dưới hoặc dưới cổ, càng đau khi vận động, cúi người, ngồi lâu hoặc bưng đồ nặng. Không chỉ thế, người bệnh còn có cảm giác châm chích và tê bì và nặng còn gây chèn ép tuỷ sống. Tình trạng này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cần được phẫu thuật cấp cứu.

Đau dây thần kinh toạ

Đây là cơn đau tại vùng mông lan xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Nguyên nhân gây ra bệnh này bao gồm thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, trượt đốt sống và một số các nguyên nhân khác như bị viêm khớp hoặc chấn thương. 

dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh toạ thường xảy ra với người ngồi nhiều

Viêm khớp dạng thấp 

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan ngoài khớp. Bệnh này thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn và ở độ tuổi trung niên. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp là đau nhức xương khớp toàn thân do viêm nhiều khớp, sưng đau và không thể vận động các khớp, đau liên tục cả ngày và đêm.

Ngoài ra, người bệnh thường bị cứng khớp buổi sáng với thời gian kéo dài trên 30 phút và phải massage mới giảm. Khi tiến triển nặng, khớp sẽ bị biến dạng khiến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, bệnh lý này còn có các biểu hiện với cơ quan ngoài như khô mắt, khô miệng, có nốt sần dưới da,… và nghiêm trọng nhất là đe doạ tính mạng.

Bệnh gout

Bệnh xương khớp tiếp theo không thể không kể đến với tỷ lệ người bệnh ngày một cao chính là bệnh gout. Đây là bệnh lý xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể và từ đó khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Khi nồng độ chất này trong nước tiểu tăng cao kéo dài, dẫn đến tình trạng lắng đọng tinh thể ở các cơ quan khác như tim, thận, khớp,…

Các tinh thể lắng đọng gây ra nhiều đợt viêm khớp đột ngột với biểu hiện là bị nóng, đỏ và sưng đau dữ dội nhưng trong vài ngày lại tự khỏi. Các khớp thường bị ảnh hưởng do bệnh gout là khớp gối, ngón chân, cổ chân, cổ tay,… Nếu không được điều trị đúng đắn và kịp thời thì có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề như biến dạng và phá huỷ các khớp gây tàn phế và suy thận, suy tim.

bệnh gout
Bệnh gout có tỷ lệ người mắc ngày một cao

Viêm điểm bám gân

Viêm gân và viêm điểm bám gân là bệnh lý thường gặp đối với hệ thống cơ xương khớp. Bệnh này gây ra tình trạng nhiều gân trong cơ thể bị viêm và viêm xương khớp. Tuy nhiên, một số các gân và điểm bám gân lại được ghi nhận thường xảy ra viêm như viêm cân gan chân, viêm gân gót, viêm gân cơ chân ngỗng, viêm gân cơ chóp xoay,…

Tùy vào từng vị trí ảnh hưởng mà có thể có những cơn đau và hạn chế vận động ở vị trí khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý này như tình trạng lặp đi lặp lại những công việc khiến gân làm việc quá mức hoặc tình trạng viêm trong máu ảnh hưởng đến các gân và các khớp.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng khối lượng và chất lượng của xương giảm út, làm mật độ xương giảm và từ đó tăng nguy cơ bị gãy xương dù chỉ là chấn thương nhẹ. Tình trạng loãng xương thường xảy ra ở những người lớn tuổi, người suy dinh dưỡng, phụ nữ sau mãn kinh,… Bệnh xương khớp này diễn biến âm thầm và chỉ phát hiện khi đi kiểm tra hoặc bị chấn thương.

Gãy xương là biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương và nguy cơ này càng được tăng cao khi tình trạng loãng xương càng nặng. Bệnh nhân có thể bị gãy xương chỉ sau một chấn thương nhẹ như té ngồi từ ghế, võng hoặc thậm chí vẫn xảy ra do không có chấn thương nhưng vận động mạnh. 

bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương xảy ra ngày càng nhiều hơn

Tại sao đau nhức xương khớp lại nặng hơn vào mùa lạnh?

Ở Việt Nam, số lượng người mắc bệnh về hệ thống xương khớp ngày một tăng nhanh trong những năm gần đây và chiếm tỷ lệ bệnh cao nhất trong những bệnh lý. Đối tượng mắc bệnh thường là những người sau độ tuổi 40 và trong đó, thoái hóa khớp là bệnh phổ biến nhất. 

Các bệnh lý về xương, cơ, khớp hình thành và tiến triển âm thầm nên triệu chứng ở giai đoạn đầu rất mờ nhạt. Khi những cơn đau xảy ra nhiều hơn với mức độ nặng hơn thì bệnh đã tiến triển nặng và rất khó để trị phục hồi hoàn toàn. Do đó mà có không ít bệnh nhân phải sống chung với các căn bệnh về xương cơ khớp trong thời gian dài.

Tình trạng đau nhức xương khớp trở nặng khi vào mùa lạnh đang là vấn đề gây phiền toái với không ít người bệnh. Cứ trung bình 10 người cao tuổi gặp vấn đề xương khớp thì có đến 8 người bị đau nặng khi thời tiết trở lạnh hoặc ẩm ướt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến bao gồm:

  • Máu lưu thông kém: Nhiệt độ hạ xuống khiến các mạch máu co lại và cơ thể cố gắng dự trữ năng lượng nên những hoạt động tuần hoàn và lưu thông cũng kém hơn. Lưu thông máu kém đồng nghĩa với việc dịch khớp và máu nuôi khớp cũng không được cung cấp đủ, dễ gây ra đau xương khớp.
  • Co rút gân cơ khớp: Vào mùa lạnh, độ ẩm tăng cao cũng là nguyên nhân khiến các khớp khô cứng, đau nhức và giảm vận động, từ đó gây ra tình trạng co rút gân cơ khớp.
  • Rối loạn tuần hoàn: Tình trạng rối loạn tuần hoàn tại một số vị trí như dịch khớp, khớp, độ nhớt máu, thay đổi vận mạch khiến cho muối kết tủa và từ đó gây chấn thương lên xương khớp.

Các phương pháp phòng ngừa bệnh xương khớp

Bệnh lý về xương khớp nếu không được phòng ngừa ngay từ đầu thì có thể sẽ tiến triển âm thầm và gây hậu quả nghiêm trọng về sau. Đồng thời, khi đã bị bệnh cũng không thể điều trị dứt điểm được. Do đó, bạn hãy chú ý tuân thủ những phương pháp phòng bệnh quan trọng sau đây.

Tập luyện vận động cơ thể

Rèn luyện thể hàng ngày chính là liều thuốc hàng đầu cho một hệ cơ xương khỏe mạnh và dẻo dai. Tuy nhiên, bạn cần phải biết chọn những bài tập phù hợp và cách tập đúng đắn. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ gây chấn thương ở các vùng xương, cơ và khớp và các bệnh xương khớp khác.

bài tập vận động cơ thể
Lựa chọn bài tập vận động cơ thể đúng cách

Sinh hoạt và làm việc theo đúng tư thế ngồi, nằm

Khi ngồi làm việc, bạn cần ngồi vào các loại ghế có lưng tựa, hạn chế vắt chéo chân, không giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá lâu,… Đồng thời, hãy chọn cho mình loại ghế có độ cao tương ứng với độ cao của bàn cũng như màn hình máy tính. Nếu công việc đòi hỏi ngồi lâu thì bạn nên đứng dậy đi lại cho thoải mái sau mỗi 40 phút. 

Với tư thế ngủ hạn chế và giảm đau nhức xương khớp tốt nhất là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, không nên nằm sấp. Bạn hãy thường xuyên thay đổi tư thế trong thời gian ngủ để không bị tê khớp. Ngoài ra, hãy chọn cho mình chiếc gối có độ cao phù hợp và đảm bảo mềm mại để hệ thống xương cổ có điều kiện nghỉ ngơi tốt nhất.

Liệu pháp chườm

Có 2 loại chườm là chườm lạnh và chườm nóng tùy theo từng trường hợp cụ thể. Chườm lạnh có tác dụng tốt nhất cho việc giảm đau xương khớp và sưng khớp, hạn chế chấn thương nặng. Phương pháp này dùng trong trường hợp viêm cấp. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng túi lạnh rồi chườm lên vùng sưng đau khoảng 15 phút và mỗi ngày thực hiện 3 lần. 

Chườm ấm giúp tăng lưu thông máu và có hiệu quả tốt với những bệnh nhân bị đau nhức cơ xương khớp do bệnh lý, tuổi tác hoặc thời tiết. Bạn thực hiện chườm ấm khoảng 15 phút và mỗi ngày thực hiện 4 lần. Phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh mạn tính và không dùng trong đợt cấp của bệnh.

liệu pháp chườm nóng lạnh
Tùy từng trường hợp mà chọn liệu pháp chườm nóng hoặc lạnh

Chế độ dinh dưỡng

Duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh cũng là cách hiệu quả để phòng tránh và giảm đau xương khớp. Một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm mang lại khả năng giảm viêm, giảm đau và ngăn ngừa thoái hóa khớp rất tốt.

  • Các thực phẩm nên bổ sung bao gồm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như các loại rau, củ, quả,… thực phẩm chứa nhiều Omega-3 như các loại cá, thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, trứng và thực phẩm giàu vitamin D, C, A…
  • Cần hạn chế ăn các thực phẩm như đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm có chứa nhiều chất béo dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hoặc thực phẩm chứa chất bảo quản. 

Các phương pháp điều trị bệnh lý về xương khớp phổ biến

Làm gì khi bị đau nhức xương khớp là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đưa ra khi đi kiểm tra vì không muốn phải sống chung với căn bệnh đến cuối đời. Các phương pháp phòng bệnh và điều trị bệnh lý xương cơ khớp hiện nay cũng rất đa dạng. Bạn có thể tham khảo ngay một số các cách thức điều trị sau đây.

Điều trị bệnh bằng các bài thuốc trong dân gian

Lá lốt, ngải cứu mang muối, xương rồng, hạt đu đủ cùng cây chìa vôi,… là các loại thảo dược được ứng dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Có thể bào chế phương thuốc theo nhiều cách khác nhau như sắc nước uống, giã nát rồi đắp, rang nóng rồi chườm hoặc ngâm rượu xoa bóp ngoài da. 

Những người bị bệnh lý về xương khớp mức độ nhẹ có thể áp dụng cách này để giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả đến muộn nên bạn cần phải kiên trì áp dụng điều trị bệnh xương khớp lâu dài.

bệnh xương khớp
Nhiều cách điều chế thuốc dân gian chữa xương khớp

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây y

Các nhóm thuốc Tây khác nhau thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị bệnh lý về hệ xương khớp. Khi sử dụng, bạn cần phải cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của thuốc, đồng thời sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Một số nhóm thuốc thường được kê đơn bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Celecoxib, Diclofenac.
  • Thuốc tiêm acid hyaluronic và corticoid
  • Thuốc hỗ trợ giãn cơ: Mydocalm, Coltramyl.
  • Thuốc chống bị thấp khớp: Methotrexate.
thuốc điều trị bệnh xương khớp
Thuốc Tây y được chia thành nhiều nhóm với công dụng khác nhau

Điều trị bệnh bằng phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị bệnh xương khớp qua phẫu thuật thường xuyên được áp dụng. Phương pháp này chữa bệnh hiện đại với tỷ lệ thành công lên tới 90%. Tuy nhiên, chỉ trong một số trường hợp bắt buộc như bị chèn ép dây thần kinh, nguy cơ biến dạng, teo cơ, điều trị nội khoa không còn tác dụng,… thì bác sĩ mới chỉ định tiến hành phẫu thuật. 

phẫu thuật trị bệnh xương khớp
Phẫu thuật chỉ trong trường hợp bệnh tình nặng

Điều trị bằng thuốc Đông y

Điều trị bằng phương pháp Đông y chính là nhằm mục đích tập trung loại bỏ những tác nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể. Đồng thời, những phương thuốc cũng giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe hiệu quả. Điểm mạnh của thuốc Đông y là đều sử dụng những loại thảo dược lành tính, tác động vào căn nguyên nên có thể mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn với người sử dụng. 

thuốc đông y trị bệnh xương khớp
Các bài thuốc Đông y hữu hiệu đã được nhiều người áp dụng

Nên chọn thuốc trị đau xương khớp nào hiệu quả?

Hiện nay, các loại thuốc điều trị những triệu chứng do bệnh lý về xương khớp gây ra rất đa dạng, đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân cần nắm rõ tình hình bệnh và chọn được loại thuốc phù hợp để tránh gây tác dụng ngược hoặc có ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bạn có thể tham khảo một số các loại thuốc phổ biến hiện nay sau đây.

GLUCOSAMIN viha

Đây là một trong những loại thuốc giúp bổ sung dưỡng chất cho các khớp và hỗ trợ cho khớp vận động linh hoạt hơn hiệu quả. Ngoài ra, GLUCOSAMIN viha cũng được đánh giá cao trong khả năng hồi phục khớp và giảm nguy cơ thoái hóa khớp cùng những bệnh xương khớp khác.

Trong mỗi 2 viên GLUCOSAMIN viha có chứa 1500mg MSM, 400mg Glucosamin sulfat, 200mg Chondroitine sulfate sodium 90%, 100mg (Bọt sụn vi cá mập) Cao mỏng quỳ,… cùng các thành phần quý giá khác. Nếu bạn là người trưởng thành thì hãy uống 1 viên/lần và một ngày uống 2 lần sau ăn. Hiệu quả sẽ được thể hiện rõ rệt sau 2 – 3 tháng sử dụng sản phẩm.

Glucosamin Viha
Viên uống GLUCOSAMIN viha

Xem sản phẩm chi tiết tại đây

GLUCOSAMINE gold

Sản phẩm tiếp theo được sử dụng cho các bệnh nhân bị vấn đề về xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc người cao tuổi, người vận động nhiều. Ngoài ra, GLUCOSAMINE gold cũng được dùng cho các bệnh nhân thường xuyên bị đau khớp gối cổ tay, cột sống, vai, cánh tay muốn cải thiện và giảm các cơn đau.

Đây là một trong những sản phẩm lý tưởng dành cho các bệnh nhân bị các bệnh về xương khớp. Thành phần chính của GLUCOSAMINE gold bao gồm Glucosamine Sulfate 1500mg, Chondroitin 500mg, Vitamin K2 400mcg, Shark Cartilage 100mg, Calcium Nano 100mg,… cùng nhiều dưỡng chất khác.

Với những dưỡng chất tuyệt vời trong từng viên thuốc, GLUCOSAMINE gold mang lại công dụng tái tạo và sửa chữa những sụn khớp bị tổn thương, đồng thời làm chậm quá trình viêm khớp và giảm các triệu chứng đau do bệnh gây ra. 

Không những thế, quá trình tái tạo và sản sinh các mô sụn cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, ngăn cản hoạt động của enzym Elastase ngăn ngừa thoái hóa. Liều dùng thuốc được chỉ định là 2 lần mỗi ngày và mỗi lần 1 viên. Bạn tuyệt đối không được thay đổi liều lượng nếu không được sự đồng ý của bác sĩ. 

glucosamine gold
Sản phẩm GLUCOSAMINE gold

Xem sản phẩm chi tiết: tại đây

CANXI NANO GOLD royal

Đây là một dạng thuốc giúp bổ sung canxi cho xương và răng chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ chiều cao và giảm nguy cơ còi xương ở trẻ em, loãng xương ở người lớn hiệu quả. Thành phần chính của CANXI NANO GOLD royal là AQUAMIN F(từ tảo biển đỏ canxi 32%), 50mg 25mg Canxi nano cacbonat, 20mg Magie gluconate DHA 10%, 5mg Vitamin K2 MK7 2000ppm cùng nhiều thành phần có tác dụng khác.

Không chỉ trẻ em và người lớn có biểu hiện còi xương, suy dinh dưỡng mà các mẹ bầu, phụ nữ sau sinh, trẻ trong thời kỳ phát triển cũng nên dùng CANXI NANO GOLD royal để ngăn ngừa các bệnh xương khớp tốt nhất. Liều dùng như sau:

  • Trẻ em từ 2 – 9 tuổi: 1 ống.lần và ngày dùng 2 lần.
  • Trẻ em từ 9 tuổi trở lên: 2 ống/lần và ngày dùng 2 lần, uống ngon hơn khi để lạnh.
Canxi Nano Gold Royal
Viên uống CANXI NANO GOLD royal

Xem sản phẩm chi tiết tại đây

CAX healthy USA

Bạn muốn tìm một loại thuốc để tăng cường canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe và hạn chế bệnh về xương khớp thì đừng bỏ qua CAX healthy usa. Sản phẩm được bào chế từ Canxi, Vitamin D3, Vitamin K2, Kẽm, Photpho,… cùng những dưỡng chất thiết yếu khác. 

Bạn cần lưu ý, đây là một dạng thực phẩm chức năng và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Phụ nữ mang thai và cho con bú nếu đang dùng thuốc khác nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và nếu dùng thì cần tuân thủ chỉ định. Ngoài ra, sản phẩm không được dùng cho người bị bệnh sỏi thận và sỏi tiết niệu. Liều dùng như sau:

  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Dùng 1 viên/ngày.
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn: Dùng 1 viên/lần và 2 lần/ngày.
  • Uống vào buổi sáng hoặc trưa, sau bữa ăn khoảng 15 phút.
CAX healthy usa
Viên uống CAX healthy USA

Xem sản phẩm chi tiết: tại đây

GLUCOSAMINE 1500 vitatree

Glucosamine 1500 Plus Shark Cartilage giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp, đồng thời bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và mô khớp hiệu quả. Trong 1 viên thuốc, hàm lượng Glucosamine Hydrochloride là 1500mg cùng 250mg bột sụn vi cá mập. 

Sản phẩm phù hợp sử dụng cho người trưởng thành và phụ nữ có thai và cho con bú muốn dùng cần phải có sự đồng ý của bác sĩ. Liều dùng là 1 viên cho mỗi lần uống và sau bữa ăn. Mỗi ngày chỉ uống 1 viên và duy trì trong khoảng 2 – 3 tháng để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Viên uống Glucosamin 1500 vitatree
Thuốc GLUCOSAMINE 1500 vitatree

Xem sản phẩm chi tiết tại đây

Lời kết

Bài viết trên đây của Nhà thuốc Minh Khang đã tổng hợp những thông tin chi tiết về bệnh xương khớp. Qua đó, bạn cần hiểu rõ căn nguyên bệnh để đưa ra được phương pháp điều trị kịp thời và triệt để. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0909 407 570 hoặc 0937 07 72 72 hoặc địa chỉ 14 Châu Văn Tiếp, p Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương để được tư vấn chọn thuốc phù hợp.

Bài viết có liên quan
0909 407 570