Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ: Nguyên nhân và cách điều trị

trẻ chậm phát triển trí tuệ

Sinh con khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi là điều mà mọi cặp vợ chồng đều ao ước. Thế nhưng vẫn có những hoàn cảnh không may khi trẻ sinh ra bị khuyết tật hay chậm phát triển về trí não. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ có biểu hiện như thế nào? Có phương pháp nào cải thiện hay không? Nhà thuốc Minh Châu 5 sẽ cùng sẻ chia với gia đình.

1. Trẻ như thế nào coi là chậm phát triển trí tuệ?

Trẻ chậm phát triển là khi các chỉ số phát triển không đạt được các mốc thông thường. Trẻ khi này thường biểu hiện qua việc chậm phát triển về nhận thức, ngôn ngữ và hành vi.

2. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có những dấu hiệu nào?

Ở những trẻ không may mắn được chẩn đoán là chậm phát triển sẽ có những biểu hiện dựa trên các khía cạnh khác nhau. Cụ thể, nếu trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ được chia thành 3 nhóm như sau:

2.1 Nhóm trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ

Nhóm này sẽ chia ra thành các nhóm nhỏ đó là:

Trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói đôi khi có thể do gặp vấn đề về lưỡi hoặc bị hở hàm ếch. Tuy nhiên ở một số trẻ bị chậm phát triển sẽ biểu hiện ở việc nhận biết ngôn ngữ. Trẻ chậm nói hơn so với trẻ khác ở cùng độ tuổi. Thường thì vào lúc 18 tháng tuổi trẻ sẽ tập nói bi bô, tuy nhiên đến sau 2 tuổi, trẻ vẫn chưa nói được từ nào thì sẽ coi là bị chậm nói do chậm phát triển ngôn ngữ.

trẻ chậm phát triển trí tuệ

Ở trẻ bị chậm phát triển sẽ biểu hiện ở việc nhận biết ngôn ngữ

Trẻ tự kỷ

Trẻ chậm phát triển trí não và ngôn ngữ do tự kỷ có biểu hiện là không thể đáp ứng được nhu cầu giao tiếp thông thường. Trẻ gặp khó khăn khi diễn đạt ý muốn, không lặp lại được lời nói của người khác, chỉ nói được những từ đơn giản, khó khăn khi chơi các trò chơi giàu trí tưởng tượng.

2.2 Trẻ chậm phát triển hành vi

Trẻ chậm phát triển trí não biểu hiện thông qua hành vi đó gồm những nhóm sau:

Trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện đó là vận động không biết mệt mỏi, bất chấp nguy hiểm như trèo lên lan can, đánh đu, trèo cây, chạy nhảy… nên thường xuyên dẫn đến tình trạng bị đau, bầm tím, gãy tay, gãy chân. Trẻ cũng thường xuyên quên đồ, mất đồ, cáu gắt.

Trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ không chỉ gặp vấn đề về ngôn ngữ và giao tiếp mà còn thường có những bất thường trong hành vi như thường xuyên lặp đi lặp lại các hành động rập khuôn (như bật ngón tay, vung vẩy tay, xoắn vặn bàn tay,…). Trẻ còn chống lại việc học, các hoạt động thực hành mới mẻ, xếp đồ chơi thành hàng dài và phản ứng mạnh nếu trật tự độ chơi bị thay đổi.

trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ tự kỷ không chỉ gặp vấn đề về ngôn ngữ và giao tiếp mà còn thường có những bất thường trong hành vi

Biểu hiện trong vận động

Trẻ chậm phát triển thường có những biểu hiện về vận động như không thể tự cầm nắm đồ vật, khó khăn trong việc lẫy, bò, ngồi so với độ tuổi, thậm chí còn kém trong cả việc kết hợp vận động giữa chân – tay – miệng.

2.3 Trẻ chậm phát triển nhận thức

Trẻ bị chậm phát triển về trí não thường biểu hiện ở khả năng nhận thức kém hơn thông thường. Trẻ có khả năng tư duy rất kém, chỉ số IQ thấp, các kỹ năng thích ứng với xã hội cũng bị hạn chế. 

Trẻ thường tỏ ra thờ ơ, thụ động, phản ứng và đáp ứng chậm với các tác động xung quanh. Khi đến tuổi đi học, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhận biết màu sắc, đếm số và ghi nhớ mặt chữ. Trẻ cũng dễ bị phân tâm, quên bài, không nhớ được những sự việc vừa xảy ra vài phút trước. Tất cả những biểu hiện này đều hầu hư xuất hiện trước năm 18 tuổi.

3. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ

Bé chậm phát triển trí não có thể là hệ quả do nhiều yếu tố, có thể từ trước, trong khi mang thai, khi sinh và cả do tác động trong quá trình trưởng thành. Các nguyên nhân được đưa ra như sau:

3.1 Do di truyền

Một số các yếu tố di truyền bẩm sinh về cấu tạo của não, hoạt động của giác quan, của hệ thần kinh,… là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển của trẻ do bố mẹ truyền lại, hoặc do biến dị nảy sinh.

trẻ chậm phát triển trí tuệ

Do yếu tố di truyền bẩm sinh về cấu tạo của não, hoạt động của giác quan, của hệ thần kinh

3.2 Mẹ mang thai bị mắc bệnh lý

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bị các tình trạng như béo phì, mắc bệnh dị ứng, căng thẳng, nhiễm trùng,… đều có nguy cơ dẫn đến tổn thương não bộ của thai nhi. Kết quả này dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhi Los Angeles (Hoa Kỳ).

Ngoài ra các bệnh lý mẹ mắc phải khi mang thai như sởi, viêm màng não, co giật hoặc các bệnh truyền nhiễm cũng gây nên tràn dịch màng não, hạn chế dẫn máu đến bào thai, gián tiếp dẫn đến tình trạng trẻ bị chậm phát triển.

3.3 Do bệnh lý

Những nguyên nhân này có thể từ khi trẻ còn trong bào thai hoặc bị mắc trong quá trình lớn lên:

  • Bệnh viêm màng não (Meningitis): Xảy ra do trẻ bị nhiễm trùng khiến cho tình trạng viêm nặng, bao phủ não bộ và cả tủy sống.
  • Bệnh viêm não (Encephalitis): Là tình trạng mô não bị viêm, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng.
  • Áp xe não: Có bọc mủ nằm trong hộp sọ ở dưới màng cứng, ngoài màng cứng hoặc cả bên trong não do vi khuẩn gây nhiễm trùng gây nên.
  • Chấn thương sọ não: Do hộp sọ và các cấu tạo khác bên trong hộp sọ tổn thương do sang chấn.
  • U não.
  • Não úng thủy: Là tình trạng suy giảm lưu thông và hấp thụ dịch não tủy, đây là một bệnh lý riêng biệt hoặc là hậu quả của một nhóm bệnh lý khác nhau.
  • Động kinh: Là chứng bệnh do xáo trộn lặp lại của một số nơ ron thần kinh trong vỏ não.

trẻ chậm phát triển trí tuệ

Bệnh có thể do từ khi trẻ còn trong bào thai hoặc bị mắc trong quá trình lớn lên

3.4 Do môi trường

Các yếu tố như vệ sinh, không khí, ánh sáng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nếu những nguy cơ gây hại từ việc môi trường sống không lành mạnh đều có thể dẫn đến nhiều bệnh lý và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

4. Cách phòng ngừa trẻ chậm phát triển trí tuệ

Với các nguyên nhân có thể phòng ngừa được, cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động để hạn chế nguy cơ sinh ra trẻ bị chậm phát triển trí não. Những giải pháp được khuyến cáo như sau:

4.1 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Theo nghiên cứu năm 2010 của “ The Journal of Nutrition” chỉ ra rằng, có tới 16% trẻ 2 tuổi bị chậm phát triển so với mốc tuổi thông thường là do bị suy dinh dưỡng. Do đó vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với phát triển trí tuệ và khả năng học tập của trẻ là vô cùng quan trọng. Vì vậy cha mẹ hãy đặc biệt chú ý đến dinh dưỡng cho con, đặc biệt là trong 2 năm đầu đời.

Xem ngay: TOP 10 nhóm thực phẩm bổ sung DHA cho bé nên có trong bữa ăn hằng ngày giúp bé trở nên thông minh, lanh lợi

trẻ chậm phát triển trí tuệ

Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với phát triển trí tuệ và khả năng học tập của trẻ là vô cùng quan trọng

4.2 Chăm sóc và nuôi dạy trẻ

Sự giáo dục của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và nhận thức của trẻ. Khả năng nói, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ được xây dựng dựa trên nền móng nuôi dạy của cha mẹ. Do đó trẻ phát triển theo hướng tích cực hay tiêu cực sẽ phụ thuộc vào chính sự giáo dục từ nhỏ của gia đình và môi trường xung quanh.

4.3 Môi trường sống

Môi trường sống thuận lợi sẽ giúp trẻ phát triển tốt về trí tuệ, ngôn ngữ, tư duy và hành động phù hợp với chuẩn mực. Ngoài gia đình, trường học cùng các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè cũng sẽ tác động rất nhiều đến sự phát triển của con.

5. Điều trị cho trẻ chậm phát triển trí não

Sau khi xác định tình trạng chậm phát triển trí não của trẻ, bác sĩ và các chuyên gia sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp giúp tăng cơ hội cải thiện cuộc sống cho con. 

5.1 Phương pháp trị liệu cho trẻ chậm phát triển

  • Liệu pháp ngôn ngữ: Hướng dẫn trẻ tập và kiểm soát hoạt động của miệng, lưỡi và tập phát âm. Liệu pháp này cần được thực hiện trước khi trẻ bắt đầu đến trường và duy trì trong suốt thời gian đi học.
  • Liệu pháp vận động: Áp dụng những bài tập vận động để cải thiện các tình trạng bất thường trong vận động của trẻ.
  • Liệu pháp hoạt động: Áp dụng các bài tập hoặc các trò chơi có tác dụng trị liệu giúp trẻ thực hiện hoạt động tốt hơn theo lứa tuổi.

5.2 Phương pháp giáo dục trẻ chậm phát triển

Giáo dục trẻ chậm phát triển là cả một hành trình dài đòi hỏi sự nỗ lực của cả gia đình và cộng đồng. Ngay từ khi trẻ có những biểu hiện sớm, cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra và có hướng dẫn, kế hoạch điều trị phù hợp với nhận thức và hành vi của trẻ. Những phương pháp này sẽ làm tăng khả năng hòa nhập, giao tiếp và đến trường giống như trẻ bình thường.

trẻ chậm phát triển trí tuệ

Có kế hoạch điều trị rõ ràng giúp trẻ chậm phát triển trí não cải thiện tốt hơn

5.3 Phương pháp điều trị tâm lý cho trẻ chậm phát triển trí não

Trẻ bị chậm phát triển trí não có những biểu hiện do bệnh nhưng cũng có những dấu hiệu của cả bệnh tâm lý như thường xuyên lo âu, buồn chán. Do đó cha mẹ nên chú ý quan sát trẻ, nếu tình trạng này kéo dài cần nhanh chóng đến các cơ sở điều trị về tâm lý để có kế hoạch điều trị, thường sẽ có sự liên kết giữa bố mẹ với giáo viên, nhân viên xã hội để dần thay đổi tâm lý và hành vi của trẻ.

6. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển trí não

Với trẻ gặp vấn đề về não bộ, việc đảm bảo dinh dưỡng đặc biệt là điều cần thiết giúp tăng khả năng cải thiện ngôn ngữ, hành vi và nhận thức của trẻ. Cụ thể chế độ dinh dưỡng này cần chú ý như sau:

6.1 Tăng hàm lượng chất béo Omega-3

Omega-3 là nhóm chất béo không bão hòa rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển não bộ cùng nhiều chức năng khác. Nhóm chất này cơ thể không tự tổng hợp được, vậy nên một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp não bộ hoạt động tốt hơn, cải thiện thị lực, giúp ngon giấc, cải thiện triệu chứng tăng động giảm chú ý, hỗ trợ điều trị trầm cảm, cải thiện khả năng ghi nhớ và tiếp thu cho trẻ.

6.2 Bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ

Tuy không phải là nhóm chất sản sinh ra năng lượng cho cơ thể, thế nhưng vitamin và khoáng chất lại là những chất đặc biệt cần thiết cho các chức năng của cơ thể, duy trì sự ổn định và phát triển của cả thể chất và não bộ. Ví dụ với trẻ, thiếu vitamin A có thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, chậm lớn, giảm thị lực,… Các nhóm vitamin B, vitamin C, D, E, K, cùng các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, magie, phốt pho,… cũng không thể thiếu được trong quá trình phát triển cũng như hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh lý của trẻ nhỏ.

trẻ chậm phát triển trí tuệ

Vitamin và khoáng chất trong thực phẩm rất cần thiết cho trẻ bị chậm phát triển

Hầu hết trong các nhóm thực phẩm như ngũ cốc, đạm, rau xanh đều có đầy đủ các chất cần thiết này. Tuy nhiên phụ huynh cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung qua thực phẩm chức năng giúp tăng thêm nguồn dưỡng chất đầy đủ hơn, hỗ trợ tốt hơn cho con.

Tham khảo: Top 7 thuốc bổ não dành cho trẻ em cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ

6.3 Hạn chế cho trẻ tiêu thụ đồ ăn nhanh, đồ uống có gas

Đồ ăn nhanh và đồ uống có gas làm chậm quá trình phát triển não bộ và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Đây là nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí trực tuyến Plos One và của đại học bang Ohio. Do đó cha mẹ nên cực kỳ hạn chế, thậm chí nên cắt luôn chế độ ăn này với những trẻ đang gặp vấn đề về chậm phát triển trí não.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là một thiệt thòi quá lớn. Bên cạnh việc dành tình yêu thương và chăm sóc chu đáo hơn với con, gia đình và xã hội cũng cần tạo điều kiện để giúp trẻ được nỗ lực cải thiện tình trạng, giúp con hòa nhập với cộng đồng và làm được những điều bình thường như các bạn cùng trang lứa.

Bài viết có liên quan
0909 407 570