Đang cho con bú uống nội tiết tố được không? Có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ hay không? Cùng Nhà thuốc Minh Khang giải đáp băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm hiện nay nhé!
1/ Đang cho con bú có uống thuốc nội tiết tố được không?
Theo các chuyên gia, trong thời gian đang cho con bú, mẹ không nên sử dụng thuốc nội tiết tố có chứa estrogen và các thuốc làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ hoặc các thuốc có nguy cơ gây hại cho trẻ sơ sinh. Để hiểu rõ hơn lý do, các ảnh hưởng nếu sử dụng thuốc, mẹ có thể tham khảo thêm những thông tin dưới đây.
Thuốc nội tiết là gì?
Sau khi đứa trẻ chào đời, bánh nhau được lấy ra cũng là thời điểm nồng độ progesterone và estrogen trong cơ thể người mẹ bị sụt giảm. Đồng thời lúc này Prolactin sẽ tăng nhanh để kích thích sự sản xuất sữa. Đây là lý do, sau những tuần đầu tiên, các mẹ bỉm nhận thấy sự thay đổi về ngoại hình và đặc biệt là về mặt cảm xúc.
Thuốc nội tiết tố nói chung là những loại thuốc có chứa thành phần tương tự như hormone nữ do buồng trứng tiết ra. Điển hình là hormone progesterone và estrogen, trong đó hormone estrogen đóng vai trò chủ lực với nữ giới.
Thuốc nội tiết tố tồn tại dưới nhiều dạng từ thuốc uống, thuốc tiêm đến que cấy, đặt âm đạo… được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Đối với các mẹ sau sinh, đang trong giai đoạn cho con bú, thuốc nội tiết tố được sử dụng nhằm 2 mục đích:
- Như một liệu pháp tránh thai
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố estrogen gây ra như da khô sạm nám, rạn da, khô âm đạo, giảm ham muốn, bốc hỏa, cáu gắt…
Ảnh hưởng của thuốc nội tiết trong thời gian cho con bú
Mặc dù thuốc nội tiết tố có khả năng cải thiện các triệu chứng của suy giảm estrogen cũng như hỗ trợ ngừa thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sử dụng thuốc có chứa estrogen sẽ gây ức chế thụ thể Prolactin (hormone kích thích sản xuất sữa). Kết quả sẽ làm giảm bài tiết sữa. Chưa kể sau sinh, sức khoẻ mẹ thường không ổn định, dễ căng thẳng mệt mỏi… sẽ làm tăng giảm bài tiết sữa, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp sữa cho con.
Vậy nên, trong giai đoạn đang cho con bú tốt nhất mẹ không nên sử dụng thuốc nội tiết tố, đặc biệt là thuốc chứa estrogen. Trường hợp mẹ muốn phòng tránh thai chỉ nên sử dụng loại tương thích với việc cho con bú như thuốc chứa progestin. Để an toàn, tốt nhất mẹ nên uống ngay sau khi cho trẻ bú xong hoặc trước khi cho bú ít nhất 2 – 4 giờ vì lúc này nồng độ thuốc hấp thu trong máu của mẹ là thấp nhất.
Ngoài ra, lưu ý trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, khuyến cáo của nhà sản xuất dành cho phụ nữ đang cho con bú. Tuyệt đối mẹ không nên tự ý uống thuốc bừa bãi.
2/ Bổ sung Estrogen sau sinh như thế nào an toàn, hiệu quả?
Như vậy, ở trên các mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn “đang cho con bú uống nội tiết tố được không?”. Tuy nhiên, nếu không sử dụng thuốc nội tiết tố thì các mẹ phải làm sao để đối phó với những triệu chứng đáng sợ của việc suy giảm estrogen sau sinh gây ra? Đây là mối trăn trở của phần đa các chị em sau khi sinh.
Trước hết, mẹ cần bình tĩnh, vì thông thường nồng độ hormone estrogen và progesterone của người phụ nữ sẽ quay lại mức bình thường vào thời điểm 6 tháng sau sinh. Đây cũng là thời điểm chị em sẽ có kinh nguyệt trở lại. Vậy nên trong giai đoạn trước 6 tháng sau sinh, an toàn nhất mẹ nên áp dụng cách giúp cân bằng nội tiết tố estrogen từ chế độ ăn uống và sinh hoạt, vận động hằng ngày.
Bổ sung Estrogen từ thực phẩm
Đơn giản, an toàn lại bền vững nhất để tăng estrogen trong giai đoạn cho con bú đến từ chế độ ăn uống. Thời điểm này mẹ nên đa dạng thực phẩm, ăn nhiều chất xơ, sắt, chất béo lành mạnh, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, đồng thời giàu estrogen như:
- Các loại hạt: hạt lanh, hạt dẻ cười, hạt điều, hạt hướng dương, hạt vừng…
- Các loại đậu và sản phẩm từ đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu gà, đậu phụ, súp miso, tempeh, hummus, sữa đậu nành, giá đỗ…
- Hoa quả: táo, lựu, đào, dâu tây, quả mâm xôi, cherry, việt quất…
- Hải sản: cá hồi, cá ngừ, cá trích…
- Các loại rau họ cải: rau chân vịt, cải brussels, bông cải xanh, súp lơ trắng…
Bên cạnh đó, mẹ bỉm nên hạn chế một số thực phẩm gây hại như:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ đã qua chiên rán
- Thực phẩm biến đổi gen
- Thực phẩm đã qua chế biến ảnh hưởng đến lượng đường và nội tiết tố
- Thực phẩm có tính cay nóng như ớt, tương ớt, wasabi…
- Các đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, thuốc là, cà phê, chè đặc…
Bổ sung vitamin
Khi cho con bú, cơ thể mẹ sẽ thiếu hụt hàm lượng vitamin A, B1, B2, B6, B12, D, DHA, E… và các khoáng chất. Bên cạnh bổ sung từ thực phẩm ăn uống hằng ngày, mẹ nên bổ sung qua đường uống để đạt hiệu quả tốt hơn.
Sau 6 tháng sinh, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc nội tiết tố để bổ sung estrogen. Tuy nhiên nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều chỉnh lối sống phù hợp
Sau sinh, không chỉ hormone thay đổi mà lối sống, thói quen sinh hoạt của các mẹ cũng sẽ thay đổi gần như toàn bộ vì sự có mặt của em bé. Chẳng hạn mẹ sẽ khó ngủ, thiếu ngủ, dễ căng thẳng, mệt mỏi, lo âu…
Những điều này sẽ làm sụt giảm đáng kể estrogen và progesterone. Do đó, dù có thể hơi khó khăn, tuy nhiên để tránh suy giảm nội tiết tố mẹ nên chú ý điều chỉnh lối sống sao cho khoa học nhất có thể mẹ nhé! Một vài gợi ý về thói quen sinh hoạt lành mạnh sau sinh cho mẹ gồm:
- Nên chia sẻ công việc chăm sóc trẻ với người thân để ngủ đủ giấc
- Vận động nhẹ nhàng, thường xuyên
- Hít thở sâu, các bài tập yoga, thiền có tác dụng tích cực giúp giảm căng thẳng, lo âu
- Cố gắng tránh cảm xúc tiêu cực
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về băn khoăn đang cho con bú có uống thuốc nội tiết được không. Tốt nhất, phụ nữ đang cho con bú cần tránh sử dụng thuốc nội tiết chứa Estrogen và các thuốc làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ hoặc các thuốc có nguy cơ gây hại cho trẻ sơ sinh. Chị em cũng cần thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc gì về tính an toàn của thuốc đối với nguồn sữa mẹ và sức khỏe của trẻ.
Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, các mẹ đừng ngần ngại liên hệ với Nhà thuốc Minh Khang qua Hotline 0909 407 570 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!