Tại Việt Nam, các thống kê y tế chỉ ra rằng có đến hơn 80% dân số được chẩn đoán thiếu máu lên não. Bệnh lý này không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Để phòng tránh và điều trị bệnh thiếu máu não, trước hết cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh.
Thiếu máu não là gì?
Trong toàn bộ cơ thể con người, bộ não chỉ chiếm 2% trọng lượng. Tuy nhiên để các hoạt động được duy trì một cách bình thì thì não bộ đòi hỏi phải được cung cấp các dưỡng chất cần thiết. Theo đó cơ thể sẽ phải cung cấp cho não 25% lượng oxy từ hệ tuần hoàn, 20% lượng máu từ tim và 25% lượng đường trong máu. Điều đó có nghĩa là nếu quá trình này bị gián đoạn thì sẽ dẫn đến việc các chức năng của não bị ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng trong phạm vi một hoặc nhiều phần. Đó chính là tình trạng thiếu máu lên não.
Hiện nay, tình trạng thiếu máu lên não có thể mắc phải ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu như trước đây, bệnh lý này chủ yếu có ở những người từ trung niên đến cao tuổi, người mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường… thì bây giờ có thể bắt gặp cả ở những người ở độ tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt ở những người làm việc tại văn phòng, lao động trí óc.
Những nhóm người thường xuyên bị áp lực trong công việc, hay căng thẳng đầu óc, ăn uống thiếu khoa học. Hoặc sống trong môi trường không được trong lành cũng có thể dẫn đến thiếu máu lên não nghiêm trọng.
Xem thêm: Thử ngay 9 bài tập tăng cường trí nhớ hiệu quả sau đây
Những triệu chứng dễ nhận biết của thiếu máu não
Cũng như các bệnh lý khác, chúng ta cần nắm được các triệu chứng của thiếu máu lên não để nhanh chóng có hướng điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng dẫn đến biến chứng khó lường. Bệnh thiếu máu não triệu chứng có thể dễ dàng nhận ra qua các dấu hiệu sau:
Đau đầu
Đau đầu là hiện tượng bình thường, có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau tùy mức độ như căng thẳng thần kinh, cảm cúm… Tuy vậy nếu thường xuyên đau đầu thì là dấu hiệu của thiếu máu lên não. Đây là một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất do lượng máu cung cấp cho não không đủ.
Hiện tượng đau đầu do thiếu máu lên não thường xuất hiện ở những vùng đầu nhất định. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói lan khắp đầu, nhất là những khi đang di chuyển hoặc mới thức giấc. Hiện tượng này đôi khi cũng bắt gặp khi đầu óc căng thẳng hay suy nghĩ nhiều.
Hoa mắt chóng mặt
Hoa mắt chóng mặt là một trong những triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh thiếu máu lên não. Nếu bắt gặp hiện tượng này khi đang cảm cúm, sốt hay mệt mỏi thì hoàn toàn bình thường và không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu cơ thể đang khỏe mạnh mà bất ngờ gặp hoa mắt chóng mặt thì đó là dấu hiệu chắc chắn của thiếu máu lên não.
Ngoài ra, hiện tượng hoa mắt chóng mặt do thiếu máu lên não thường xảy ra kèm theo với cảm giác tai bị ù đi, không nghe rõ mặc dù đang ở nơi yên tĩnh. Lúc này người bệnh nên ngồi xuống để tránh bị ngã.
Chân tay tê mỏi
Thiếu máu lên não cũng là nguyên nhân gây ra tê mỏi tay chân. Người bệnh đôi khi sẽ cảm thấy như có kiến bò bên dưới lớp da. Các khớp vai gáy cũng có thể bị ảnh hưởng, do đó khiến cho các cử động vận động bình thường trở nên khó khăn hơn.
Đặc biệt hơn, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng nguy hiểm hơn như cứng hàm, cứng môi, khó khăn khi nói và thậm chí là tê liệt mặt. Điều này là do thiếu máu cục bộ ở mức độ báo động cực kỳ nghiêm trọng.
Suy giảm thị lực
Não bộ có hệ thống dây thần kinh khá phức tạp, chi phối đến toàn bộ cơ thể, khiến suy giảm thị lực. Việc thiếu máu lên não khiến cho lượng oxy đổ về thấp hơn nhu cầu dẫn đến thị lực của người bệnh bỗng nhiên bị suy giảm. Lúc này mắt có thể bị mờ hoặc xuất hiện tình trạng hoa mắt thường xuyên.
Mất ngủ
Nếu tình trạng thiếu máu lên não diễn ra thường xuyên, tuần hoàn máu bị gián đoạn thậm chí tắc nghẽn. Điều này dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn và dễ bị đánh thức.
Bên cạnh đó, nếu não không được cung cấp đủ máu kịp thời còn dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng hơn như rối loạn tâm lý, không tập trung hoặc suy giảm trí nhớ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến trầm cảm.
Xem thêm: 8 cách tăng cường trí nhớ cho học sinh giúp nâng cao thành tích học tập
Đau dọc sống lưng
Não chi phối hệ thần kinh lưng, do đó những người mắc bệnh thiếu máu lên não đôi khi sẽ cảm thấy sống lưng bị đau mỏi và ớn lạnh, đặc biệt là đoạn dọc theo vai gáy.
Thiếu máu não nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu lên não mà không phải ai cũng biết. Nắm được những lý do gây bệnh sẽ giúp người bệnh có phác đồ điều trị thích hợp. Dưới đây là những nguyên nhân chính lý giải vì sao ngày nay tỉ lệ bị thiếu máu lên não ngày càng gia tăng về số lượng.
Xơ vữa động mạch
Khi bị xơ vữa động mạch, các mạch máu cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn do những mảng xơ vữa tích tụ, bám ở thành mạch máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, xơ vữa động mạch chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị thiếu hụt lượng máu lên não do dòng máu chảy không được thông suốt. Tình trạng này còn là tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác cần được điều trị kịp thời.
Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ cũng là lý do dẫn đến thiếu máu lên não. Điều này gây bất ngờ đối với nhiều người tuy nhiên đó lại là sự thật. Các đốt sống cổ khi bị thoái hóa sẽ hình thành các gai xương chèn ép lên các mạch máu. Do đó làm cho máu lưu thông chậm, thậm chí tắc nghẽn và không được bơm lên não một cách đầy đủ như bình thường.
Bệnh liên quan đến tim mạch
Máu được cấp cho não bắt nguồn từ tim. Những người bị bệnh liên quan đến tim mạch thường sẽ bị thiếu máu lên não. Nguyên nhân là do chức năng cung cấp máu bị suy giảm, sự lưu thông máu trong cơ thể của hệ tuần hoàn không đủ sẽ làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển máu lên não.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là hiện tượng áp lực của dòng máu lên thành mạch cao hơn mức bình thường. Điều này khiến cho thành mạch bị căng lên và tạo thành những tổn thương. Tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng nặng nề nếu xảy ra thường xuyên như phình mạch, chảy máu não. Ngoài ra tăng huyết áp cũng tạo điều kiện để hình thành nên các mảng xơ vữa, làm cản trở máu lưu thông lên não và khiến người bệnh mắc chứng thiếu máu lên não.
Xem thêm: Top 10 thực phẩm bổ não tăng cường trí nhớ không nên bỏ qua
Các yếu tố bắt nguồn từ lối sống
Các thói quen hằng ngày từ lối sống và công việc có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu máu lên não một cách gián tiếp. Chẳng hạn như việc stress căng thẳng có thể dẫn đến tổn thương thành mạch máu, hình thành nên các mảng bám và huyết khối làm hẹp động mạch chủ. Từ đó dẫn đến việc lượng máu lưu thông tuần hoàn không đều. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý khác như đau nửa đầu, tai biến mạch máu não…
Những thói quen xấu như sử dụng chất kích thích, bia rượu, thuốc lá một cách thường xuyên có thể là nguyên nhân hình thành nên các cục máu đông trong mạch máu cực kỳ nguy hiểm. Những cục máu đông này có thể chặn toàn bộ máu lên nào dẫn đến tử vong, nhẹ hơn thì bị thiếu máu lên não.
Chế độ ăn uống hằng ngày sử dụng nhiều dầu mỡ và chất béo, cộng với việc ít ăn rau xanh làm thiếu đi nguồn chất xơ cần thiết cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc thành mạch máu có nhiều Cholesterol gây ra các mảng xơ vữa làm hẹp động mạch chủ, qua đó làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
Nhiều người khi ngủ thường có thói quen kê cao gối. Việc làm này vô tình gây ra hậu quả cản trở quá trình lưu thông máu từ tim lên bộ não. Bởi vì khi gối cao đầu khi ngủ thì cổ sẽ bị gập ngay ở vị trí đốt sống, lâu ngày gây nên thoái hóa và gai xương. Từ đó gây chèn ép các dây thần kinh và làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu lên não. Tình trạng này kéo dài chính là nguyên nhân gây ra thiếu máu lên não. Để có một giấc ngủ ngon và tốt cho sức khỏe, chúng ta không nên gối cao hơn 15cm.
Cuối cùng, việc lười vận động khiến cho cơ thể trở nên chậm chạp và quá trình lưu thông máu cũng trở nên nặng nhọc hơn. Nếu không muốn bị thiếu máu lên não, con người nên thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao nhiều hơn.
Các nguyên nhân khác
Theo những nghiên cứu y học mới nhất trong thời gian gần đây, bệnh thiếu máu lên não có nguồn gốc nhiều nhất từ hiện tượng máu đông và lượng oxy trong máu thấp. Những tác động này là nguyên nhân tác động trực tiếp gây ra nhiều khó khăn trong việc tuần hoàn máu. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không được coi thường nếu có những biểu hiện trên. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng khó lường và hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì hiện tượng co mạch máu, chèn ép động mạch từ các tác động bên ngoài. Đây cũng được coi là tác nhân lớn gây ra tình trạng thiếu hụt lượng máu cung cấp cho não ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Thiếu máu não có nguy hiểm không?
Theo thống kê của WHO – tổ chức Y tế thế giới, trong danh sách các bệnh có khả năng gây tử vong cao nhất thì thiếu máu lên não nằm ở vị trí thứ 3. Chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Điều này cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh lý này.
Bộ não của chúng ta cần đến 20% lượng oxy của toàn bộ cơ thể, đây là cơ quan nhạy cảm nhất với trình trạng thiếu hụt oxy. Các mô não sẽ bắt đầu rơi vào rối loạn nếu như trong vòng 10 giây không được cung cấp đủ máu và oxy. Trình trạng này kéo dài hơn 5 phút sẽ khiến cho các tế bào thần kinh chết dần đi và không thể phục hồi lại được nữa.
Thiếu máu lên não đặc biệt nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Trong những ngày đầu tiên mắc phải, người bệnh có thể chỉ bị các triệu chứng nhẹ như đau nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai khó ngủ, đau mỏi xương khớp… Nhưng lâu dần bệnh sẽ trở nên nặng nề hơn và có xu hướng tăng dần theo từng ngày.
Các cục máu đông có thể làm chèn ép động mạch bất cứ lúc nào, dẫn đến hiện tượng thiếu máu một cách đột ngột ngay cả khi đang làm việc, lái xe hoặc vui chơi. Bạn có thể tưởng tượng mức độ nguy hiểm của thiếu máu lên não dẫn đến đột quỵ, tử vong nếu như đang làm việc trên cao, đang đi xe hoặc thậm chí là đang ngủ.
Tại Việt Nam, mỗi năm chúng ta có tới hơn 200 nghìn người bị đột quỵ và 50% số đó tử vong hoặc không thể trở lại cuộc sống bình thường. Những người may mắn hơn cũng có nguy cơ phải sống chung với các di chứng cực kỳ nặng nề khác như mất trí nhớ, mất giọng nói thậm chí là bại liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
Điều đáng báo động hơn là mức độ nguy hiểm của bệnh lý này ngày càng gia tăng.
Bệnh thiếu máu não và cách điều trị, phòng ngừa?
Để có thể điều trị và phòng ngừa thiếu máu lên não một cách hiệu quả, chúng ta cần có một chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp với các phác đồ điều trị của bác sĩ. Hiện nay trên thị trường chưa có thuốc đặc trị dứt điểm chứng bệnh này.
Hầu hết các loại thuốc được sử dụng trong điều trị thiếu máu lên não chủ yếu giúp tăng cường lưu thông máu từ tim lên não và đồng thời cải thiện các nguyên nhân khách quan của bệnh lý. Vì vậy việc đề phòng và điều trị bệnh ngay từ khi có những dấu hiệu nhẹ là hết sức quan trọng.
Những lời khuyên của bác sĩ trong phòng ngừa và kiểm soát tình trạng thiếu máu lên não dành cho người bệnh được đưa ra dưới đây sẽ là cách để giảm thiểu những tác hại gây ra:
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học
Trước hết cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất mà cơ thể cần, đặc biệt là sắt để tăng cường quá trình tạo máu. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích, tảo biển…các thực phẩm có chứa nhiều Polyphenols như đậu, cacao… và các thực phẩm giàu Nitrat như rau diếp, cải bó xôi… cũng cần được bổ sung một cách cân đối trong mỗi bữa ăn.
Ngoài ra chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều các đồ chiên xào từ mỡ động vật, thức ăn đóng hộp, đồ chế biến sẵn, các chất có chứa cồn, chất kích thích và phụ gia. Thuốc lá cũng cần được loại bỏ để có một thể chất khỏe mạnh hơn.
Vận động thường xuyên
Thường xuyên vận động để máu được lưu thông lên não một cách tốt hơn. Đối với những người đã bị thiếu máu lên não, mỗi ngày cần vận động tối thiểu 30 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tránh tập những bài tập nặng, chỉ tập những bài tập có mức độ phù hợp với sức khỏe bản thân như đi bộ, tập yoga, đi xe đạp…
Sống tích cực và lạc quan hơn. Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái để không bị căng thẳng. Có chế độ nghỉ ngơi thư giãn một cách hợp lý, không làm việc quá sức trước khi đi ngủ. Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh thiếu máu lên não, do đó bạn nên có chế độ ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Khám sức khỏe định kỳ
Định kỳ 6 tháng một lần nên đi khám sức khỏe tại những cơ sở y tế uy tín để nhanh chóng phát hiện những triệu chứng hoặc nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nói chung và việc thiếu máu lên não nói riêng mà có thể bạn không biết.
Có thể bạn quan tâm: Uống thuốc bổ não có tốt không? Loại nào tốt và an toàn nhất hiện nay?
Bổ sung thực phẩm chức năng tăng tuần hoàn máu não, bổ não
Ngoài ra có thể bổ sung thêm các sản phẩm giúp chăm sóc trí não có cơ chế giúp tăng khả năng lưu thông tuần hoàn máu lên não, các sản phẩm có chứa Blueberry và Ginkgo Biloba. Đây là nhóm chất có khả năng trì hoãn và đẩy lùi các xơ vữa thành mạch, ngăn ngừa tụ máu đông trong máu từ đó giúp bảo vệ và tăng cường cung cấp máu từ tim lên cho não hoạt động.
Tóm lại, để phòng ngừa và điều trị thiếu máu lên não một cách hiệu quả, bản thân mỗi người cần tìm hiểu và ý thức được sự nguy hiểm của bệnh. từ đó đưa ra kế hoạch luyện tập thể dục thể thao và chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để phòng bệnh ngay từ sớm. Bên cạnh đó việc mua thuốc bổ não tại nhà thuốc uy tín cũng cần được xem xét cân nhắc.
Nếu bạn đang muốn tìm mua các loại thuốc bổ não, tăng cường chức năng tuần hoàn máu não để hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu não. Hãy đến với Nhà thuốc Minh Châu 5, tại đây có bán tất cả các loại thuốc bổ não từ các thương hiệu nổi tiếng với chất lượng tốt nhất thị trường hiện nay. Bạn hãy ghé qua để được tư vấn và lựa chọn được sản phẩm phù hợp với tình trạng cụ thể của bệnh nhé!