Khớp gối là vùng phải vận động và làm việc nhiều nhất và cũng là vùng chịu lực của toàn bộ cơ thể, chính vì vậy nó rất dễ bị thoái hóa hơn các khớp khác. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối là gì, các triệu chứng và biện pháp điều trị khớp gối ra sao? Nhà thuốc Minh Châu 5 sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây.
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là một thuật ngữ trong y học chỉ ra tình trạng sụn khớp bị bào mòn, tổn thương, rách nứt. Khi lớp sụn không còn cơ thể vận động khớp sẽ va chạm, chà xát lên nhau, gây đau đớn, nóng rát, sưng và cứng khớp từ đó gây khó khăn khi vận động.
Thoái hóa khớp đầu gối ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Về lâu dài bệnh không được chữa trị sẽ dẫn đến hình thành các gai xương, ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp và có thể gây hư khớp. Cụ thể những biến chứng của thoái hóa khớp để lại có thể dẫn tới teo cơ, bại liệt và tàn phế.
2. Dấu hiệu của thoái hóa khớp gối
Ở giai đoạn đầu bệnh nhân đau khớp gối thường không có dấu hiệu rõ ràng do bệnh tiến triển chậm. Tuy nhiên nếu để lâu bệnh sẽ xuất hiện nhiều biến chứng và có những dấu hiệu rõ rệt, khiến người bệnh vận động khó khăn và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Sau đây là một số dấu hiệu phổ biến của bệnh thoái hóa khớp đầu gối.
Biểu hiện đầu tiên của người thoái hóa khớp đầu gối đó là hiện tượng đau nhức và đây là biểu hiện rõ nét nhất khiến người bệnh không thể vận động và di chuyển được. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở một số điểm hoặc đau xung quanh khớp gối và cơn đau sẽ liên tục và dày hơn theo thời gian.
Đặc biệt khi người bệnh càng vận động và làm việc nhiều các cơn đau lại trở nên nặng nề hơn. Hơn thế nữa vào những lúc đang ngủ, ban đêm các cơn đau nhức sẽ xuất hiện khiến người bệnh mất ngủ, ngủ chập chờn.
Thoái hóa khớp đầu gối sẽ có dấu hiệu đau nhức, sưng tấy và khô khớp
Một dấu hiệu tiếp theo chứng tỏ bạn đang bị thoái hóa khớp gối đó là ở vị trí khớp gối sẽ sưng to lên do bị tràn dịch khớp. Để giảm thiểu tình trạng sưng người bệnh nên tới bệnh viện để hút dịch khớp, nhưng nếu không điều trị không kịp thời bệnh cũng sẽ có nguy cơ tái phát rất cao.
Biểu hiện cơ bản nữa của thoái hóa khớp đầu gối là tình trạng cứng khớp, với tình trạng tê bì, khó vận động, cơ khớp và ổ khớp không còn hoạt động trơn tru và linh hoạt được. Tình trạng cứng khớp thường xảy ra lúc sáng sớm hoặc khi chuẩn bị đi ngủ.
Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác nữa như hiện tượng đi lệch lạc, khập khiễng chân, hoặc khó có thể đi lại được, từ đó gây nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn, kiệt sức. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, bệnh nhân nên chủ động đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Có thể nói thoái hóa khớp đầu gối ngày càng diễn ra ở nhiều người, đặc biệt là thoái hóa khớp gối ở người già. Và theo thống kê hiện nay cho thấy, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa vậy nguyên nhân do đâu, hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất là do tuổi tác, ở độ tuổi càng cao, sụn ngày càng suy giảm do quá trình tổng hợp dưỡng chất của cơ thể kém đi. Càng về già sụn cũng không có khả năng sinh sản và tự tái tạo được, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng kém hơn từ đó gây ra thoái hóa khớp.
Bên cạnh đó tình trạng thoái hóa khớp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, do dây chằng trước của khớp yếu, và thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn gây thoái hóa xương khớp gối. Điều này cũng một phần lý giải vì sao thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi.
Thoái hóa khớp đầu gối do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nguyên nhân tiếp theo phải nói đến là tình trạng thừa cân béo phì sẽ gây thoái hóa khớp đầu gối bởi lúc này trọng lượng cơ thể tăng lên, áp lực đè nặng lên hai khớp gối, sụn quanh khớp sẽ hao mòn và hỏng dần theo thời gian. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ béo phì ở độ tuổi ngoài 40 sẽ có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường. Và tình trạng này sẽ giảm đi một nửa nếu bạn thực hiện giảm được 5kg.
Bên cạnh đó bạn bị chấn thương do chơi thể thao hoặc tại nạn, những rủi ro này sẽ ảnh trực tiếp tới khớp gối như gãy xương bánh chè, giãn đứt dây chằng,… Trường hợp này khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây thoái hóa khớp nghiêm trọng.
Ngoài ra yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị thoái hóa khớp khi còn trẻ. Bởi trong gia đình bạn có nhiều người bị thoái hóa khớp gối thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao do yếu tố di truyền.
Hơn thế nữa, nhiều trường hợp thoái hóa khớp là do lao động và làm việc quá sức, vận động quá mức cho phép. Ví dụ như bưng vác vật nặng liên tục, chơi các môn thể thao dùng nhiều sức lực,… Điều này sẽ gây thoái hóa khớp nhanh chóng.
Chưa dừng lại ở đó nếu bạn là người lười vận động, không tập thể dục thường xuyên cũng khiến các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương thiếu linh hoạt, các cấu trúc xương khớp dễ bị sai lệch nếu bạn ngồi sai tư thế hoặc vận động trái tư thế. Những điều này sẽ khiến thoái hóa xương khớp trong dó có khớp gối.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa đó là hệ miễn dịch bị phá hủy. Chúng ta thường ít quan tâm tới sức khỏe sụn khớp, điều này dẫn đến sụn bị phá hủy dẫn tới thoái hóa khớp. Kèm theo đó là bạn bị biến dạng xương bẩm sinh, thì nguy cơ thoái hóa khớp là rất cao.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân chính gây ra thoái hóa xương khớp gối. Bạn không bổ sung đầy đủ dưỡng chất, khiến túi hoạt tiết ra ít dịch, ít chất nhờn sẽ khiến xương khớp bị khô cứng, vận động kém linh hoạt.
Còn một số nguyên nhân khác như bạn mắc phải các bệnh lý liên quan như gút, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, viêm khớp dạng thấp,…Các bệnh lý này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, làm giảm chức năng xương khớp, thoái hóa khớp.
4. Các biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Để thực hiện chẩn đoán khớp gối có thể sử dụng các biện pháp từ nền y học hiện đại với các cấp độ khác nhau. Tùy vào nhu cầu của bệnh nhân cũng như tình trạng bệnh mà sẽ có những biện pháp cụ thể sau đây.
Hình ảnh chụp X- quang khớp gối của bệnh nhân
- Căn cứ vào dấu hiệu và diễn biến của bệnh thì bệnh nhân sẽ thực hiện khám khớp gối và khám toàn thân.
- Sau đó dựa trên nhu cầu người bệnh hoặc mức độ diễn biến bác sĩ sẽ đưa ra một số biện pháp chẩn đoán như chụp X- Quang khớp gối, chụp cộng hưởng từ( MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT).
- Ngoài ra trong một số trường hợp mà sưng khớp sẽ tiến hành siêu âm khớp gối, hoặc có thể chọc hút thăm dò.
5. Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Thoái hóa khớp gối có chữa được không là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi lẽ những cơn đau nhức gây cản trở tới sinh hoạt cũng như sức khỏe người bệnh khiến họ không khỏi lo lắng.
Thoái hóa khớp đầu gối là căn bệnh sẽ làm tổn thương khớp gối, ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng hoạt động của sụn khớp gối. Và tình trạng này do yếu tố tự nhiên nên không thể tránh khỏi.
Bệnh thoái hóa khớp đầu gối sẽ được điều trị để giảm tình trạng sung đau
Theo khoa học của thời điểm hiện tại thì các bác sĩ đã khẳng định điều trị dứt điểm tận gốc thoái hóa khớp gối là không thể. Tuy nhiên người bệnh có thể phục hồi tổn thương, và ngăn ngừa sự phát sinh các cơn đau, giúp bệnh nhân có thể đi lại và sinh hoạt bình thường.
Và sự hiệu quả của quá trình điều trị phụ thuộc rất nhiều từ phía bệnh nhân đó là chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, tập luyện thể dục và bổ sung các loại thực phẩm chức năng tốt cho hệ xương khớp,…Cùng với tránh xa một số thói quen xấu thì sẽ nhanh chóng khắc phục được tình trạng đau nhức và thoái hóa.
6. Các phương pháp điều trị khớp gối hiện nay
Sau khi bệnh nhân được thăm khám cụ thể, bác sĩ đã nhận biết được mức độ nặng nhẹ, tình trạng bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Có thể đơn thuần là sử dụng các loại thuốc kết hợp theo dõi, hoặc có thể phải tiến hành phẫu thuật. Sau đây là các phương pháp cơ bản được sử dụng rộng rãi trong điều trị thoái hóa khớp.
6.1 Phẫu thuật nội soi làm sạch
Đối với trường hợp bệnh nhân hạn chế vận động khi bị đau khớp gối bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi. Những đối tượng bị thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ sẽ áp dụng phương pháp này. Khi bước sang giai đoạn nặng, bệnh tiến triển nhanh, kèm theo viêm khớp thì không thể phẫu thuật nội soi.
Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp
6.2 Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn
Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương là phương pháp được dành cho các đối tượng người bệnh còn trẻ mắc phải chấn thương. Phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành nội soi khớp gối để kích thích tủy xương phát triển và phục hồi. Để phương pháp này có hiệu quả cao hơn khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3 bác sĩ sẽ kết hợp với ghép tế bào gốc tự thân.
6.3 Ghép tế bào sụn tự thân
Đây là phương pháp thứ 3 được các bác sĩ ứng dụng để điều trị thoái hóa khớp. Phương pháp này được các bác sĩ sử dụng kết hợp với phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn. Đối với những trường hợp bị tổn thương với diện tích sụn bị tổn thương vừa và nhỏ mới áp dụng được biện pháp này. Lớp tế bào sụn này cũng có cấu trúc giống sụn thật, có tính bền vững cao nhưng cũng để lại nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Sử dụng phương pháp này rất phức tạp và mức chi phí cao. Bên cạnh đó người bệnh có nguy cơ bị bong mảng ghép, từ đó người bệnh bị hạn chế vận động khớp gối.
6.4 Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại
Phương pháp này được coi là phương pháp điều trị hiệu quả và có tiến triển tốt nhất đối với người bị thoái hóa khớp gối. Tại nơi ghép xương sụn thì xương sẽ nhanh chóng liền lại, sụn có khả năng phục hồi như ban đầu, để bảo đảm được chức năng hoạt động. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với bệnh nhân bị tổn thương với diện tích vừa và nhỏ.
6.5 Đục xương sửa trục
Phương pháp này yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cao từ phía bác sĩ, và vô cùng phức tạp. Bác sĩ sẽ thực hiện lấy bỏ đi một mảnh xương sau đó nắn lại và cố định xương. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có thể sử dụng đục xương sửa trục. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại biến chứng cho bệnh nhân đó là liệt dây thần kinh mác chung.
6.6 Thay khớp gối
Khi bệnh nhân đã có dấu hiệu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp thay khớp gối. Loại khớp gối nhân tạo có tuổi thọ từ 10- 15 năm, nếu người bệnh cò trẻ sẽ phải bỏ rất nhiều chi phí cho một vài lần thay khớp gối. Phương pháp này thường áp dụng cho người bệnh quá nặng và ở độ tuổi về già.
Thực hiện phương pháp nào cũng có những rủi ro nhất định. Tuy nhiên nhờ những phương pháp này bệnh nhân mới thoát khỏi những cơn đau nhức sung tấy khó chịu. Và quan trọng mới sinh hoạt làm việc hằng ngày một cách bình thường được.
Ngoài những phương pháp phổ biến trên bệnh nhân cũng nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Đồng thời cũng nên tìm hiểu một số loại thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp có chứa các thành phần như Glucosamin, SMS, canxi, Vitamin và khoáng chất, Glycerin, Acid Hyaluronic,… như các loại thuốc Glucosamin Abipha, Jex Max, Khớp Center,…
Hoặc ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu một số bài thuốc đông y gia truyền cũng có lợi cho hệ xương khớp, giúp tăng cường lưu thông máu, bổ khí huyết,…. Hiện nay các bài thuốc đông y đang được khá nhiều người sử dụng và cho hiệu quả tốt.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã nắm được hàng loạt các thông tin bổ ích về bệnh thoái hóa khớp gối. Bệnh thoái hóa khớp có tiến triển giai đoạn khác nhau, vì thế phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt.