Khả năng tập trung của trẻ nhỏ thường không cao, nhất là những bé trong giai đoạn từ 6 đến 10 tuổi. Việc mất tập trung, giảm chú ý này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập và phát triển về của bé sau này. Vậy ba mẹ nên làm gì khi trẻ mất tập trung, giảm chú ý?
1. Biểu hiện của trẻ mất tập trung, giảm chú ý
Thông thường, trẻ mất tập trung sẽ có nhiều kiểu biểu hiện khác nhau như:
1.1 Không thể tập trung lâu vào 1 việc
Trẻ rất khó có thể ở yên 1 vị trí để thực hiện bất cứ một việc gì cho đến lúc hoàn thành. Do đó, trẻ không thể hoàn thành xong công việc ở nhà, bài tập ở trường hoặc các công việc được giao mặc dù không phải do không có khả năng làm hoặc do cố tình chống đối.
Trẻ mất tập trung, giảm chú ý thường không thể tập trung lâu vào 1 việc
1.2 Không tuân theo các chỉ dẫn
Khi trẻ mất tập trung, giảm chú ý thường sẽ không tuân theo các chỉ dẫn hay hướng dẫn vì vậy sẽ hiểu không đúng hoặc làm sai. Trong giờ, các bé sẽ không tập trung nghe giáo viên giảng bài hoặc hướng dẫn làm bài. Khi ở nhà, bé cũng không chịu tập trung nghe bố mẹ hướng dẫn làm một việc gì đó hoặc hướng dẫn học bài.
1.3 Dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài
Dấu hiệu của trẻ mất tập trung còn biểu hiện ở việc trẻ dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài, từ đó khiến trẻ mất tập trung khi học bài. Những tiếng ồn, những bộ phim, trò chơi hay những cuộc nói chuyện của người khác rất dễ khiến trẻ bị phân tâm.
1.4 Hay quên
Một biểu hiện dễ thấy nhất ở các trẻ mất tập trung, giảm chú ý đó là hay quên. Các bé sẽ quên mất rằng mình sẽ phải làm gì, học gì cho dù trước đó bé có thể vừa phân công việc từ cha mẹ, thầy cô. Vì thực tế, trước đó trẻ không tập trung chú ý nghe lời.
1.5 Khó hòa nhập
Bệnh trẻ mất tập trung, giảm chú ý còn thể hiện ở điểm trẻ khó hòa nhập. Các bé sẽ cảm thấy khó hòa nhập, khó giao tiếp bạn bè, thầy cô hay mọi người xung quanh chỉ vì mặc cảm, thiếu tự tin về khả năng của bản thân, cảm thấy mình thua kém so với các bạn cùng trang lứa. Đặc biệt, nhiều trường hợp trẻ còn không chú ý học hành, cảm thấy chán học, thậm chí bỏ bê việc học và vụt mất cơ hội thành công.
Bệnh trẻ mất tập trung, giảm chú ý còn thể hiện ở điểm trẻ khó hòa nhập
2. Nguyên nhân khiến trẻ mất tập trung, giảm chú ý?
Sau khi nhận biết được các dấu hiệu của bệnh trẻ mất tập trung, giảm chú ý, cha mẹ cũng nên hiểu rõ các nguyên nhân gây nên loại bệnh này để có những phương pháp chữa trị thích hợp.
2.1. Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là một trong những tác nhân có gây ảnh hưởng lớn đến việc gây trẻ mất tập trung. Cụ thể là ba mẹ đã dần tạo cho con những thói quen mất tập trung từ khi còn nhỏ như: vừa ăn vừa xem tivi hoặc vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện…Chính những việc làm đó đã vô tình rèn luyện cho bé sự thiếu tập trung không cần thiết.
Phương pháp giáo dục là một trong những tác nhân có gây ảnh hưởng lớn đến việc gây trẻ mất tập trung
Thực tế có thể thấy rằng, một số trẻ mất tập trung, giảm chú ý do thiếu tính kỷ luật ngay từ nhỏ mà đa phần là do cha mẹ dù rằng những việc làm này đôi khi xuất phát từ những mục đích tốt như muốn con ngồi ngoan, muốn con ăn ngoan hơn, … Cách giáo dục này khiến trẻ dần hình thành thói quen không tập trung hoàn thành xong một việc từ đầu đến cuối và càng lớn sẽ càng khó cải thiện hơn.
2.2. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng là nguyên nhân gây nên chứng trẻ mất tập trung, giảm chú ý. Đa số trẻ em đều rất thích ăn ngọt do đó cha mẹ thường cho bé ăn nhiều đồ ngọt thay vì ăn cơm hay các thực phẩm tươi như trứng, sữa, rau xanh…gây ra sự thiếu hụt sắt. Một chế độ dinh dưỡng thiếu sắt sẽ khiến trẻ mệt mỏi về thể chất, làm trẻ mất tập trung, giảm chú ý và gây ra những vấn đề về trí nhớ.
Nếu bố mẹ chưa biết lựa chọn thực phẩm nào tốt cho bé thì nên xem qua 10 nhóm thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ ở ngay đây sẽ là gợi ý tốt nhất cho thực đơn hàng ngày, bố mẹ hãy note lại để dành cho con những bữa ăn hoàn hảo nhất nhé
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng là nguyên nhân gây nên chứng trẻ mất tập trung, giảm chú ý
2.3. Không ngủ đủ giấc
Trẻ nhỏ cần được ngủ đủ giấc từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày. Bởi vì nếu không được ngủ đủ giấc sẽ khiến các bé cảm thấy rất mệt mỏi, chán nản, uể oải trong những giờ học, thậm chí còn khiến trí nhớ giảm sút. Chính vì thế, trong giờ học bé có thể ngủ gật, không tập trung nghe giảng, hay làm bài.
2.4. Sử dụng các thiết bị công nghệ
Một số cha mẹ thường xuyên cho con em mình sử dụng các thiết bị công nghệ như smartphone, iPad…mà không giới hạn thời gian dùng. Nguồn ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, tivi, máy tính…có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như làm giảm khả năng phát triển của não bộ, khiến trẻ dễ bị xao nhãng và tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
2.5. Di truyền
Bên cạnh một số yếu tố tác động thường ngày, bệnh trẻ mất tập trung, giảm trí nhớ có thể còn xuất phát từ di truyền. Theo đó, yếu tố rối loạn di truyền có thể gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển. Bệnh lý này có thể gặp trong quá trình mang thai hoặc khiếm khuyết về não bộ trước khi sinh dẫn đến trẻ mất đi khả năng tập trung, chậm phát triển, .
3. Làm gì khi trẻ mất tập trung?
Tập trung là một kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của trẻ sau này. Do đó, nếu không quan tâm và có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ khiến trẻ tự ti, hạn chế khi giao tiếp, sống cô lập, gặp khó khăn trong thể hiện bản thân, phát triển chậm so với các bạn cùng lứa và dễ vụt mất cơ hội thành công. Để giúp trẻ tập trung hơn, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp dạy trẻ mất tập trung sau đây:
3.1 Chữa bệnh trẻ mất tập trung, giảm chú ý bằng phương pháp giáo dục
Trẻ mất tập trung phải làm sao? Các bé hoàn toàn có thể tự chữa bằng chính nguyên nhân gây ra căn bệnh này, đó chính là phương pháp giáo dục. Cha mẹ nên có cách dạy trẻ mất tập trung và rèn tính kỷ luật cho con em mình ngay từ còn nhỏ.
3.1.1 Thông cảm với trẻ
Để bé không cảm thấy áp lực trong học tập, ba mẹ không nên gò ép hay tạo áp lực bé. Không nên ép bé phải học nhanh hay học quá nhiều. Thực tế, bé vẫn đang trong độ tuổi thích ham chơi. Vì vậy, phụ huynh nên tạo cho bé một không gian học tập thoải mái và kết hợp với nghỉ ngơi giữa giờ. Nếu bé cảm thấy mệt mỏi thì nên động viên và thông cảm để bé có thể tiếp tục tập trung học bài.
3.1.2 Học cùng trẻ
Học bài cùng trẻ cũng là một trong những giải pháp dạy trẻ mất tập trung. Thay vì để bé học một mình, cha mẹ nên ngồi học cùng bé, gợi ý và đưa ra hướng giải quyết vấn đề. Điều này sẽ khiến bé rất hăng say, hứng thú và chú ý học hơn. Vì khi có gì không hiểu bé có thể hỏi ngay bố mẹ của mình.
3.1.3 Tạo không gian học tập yên tĩnh
Với những trẻ mất tập trung, cha mẹ nên tạo cho các bé một không gian học tập yên tĩnh và tách biệt với các tác nhân làm trẻ xao nhãng. Một không gian thoải mái, yên tĩnh sẽ giúp bé hoàn toàn tập trung hết khả năng của mình để giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất. Có thể ban đầu trẻ cần phải học trong môi trường yên tĩnh để rèn luyện khả năng tập trung nhưng dần dần về sau thì trẻ vẫn có thể thoải mái học bài trong môi trường có nhiều tiếng ồn hơn.
Cha mẹ nên tạo cho các bé một không gian học tập yên tĩnh
3.1.4 Từ từ tăng khả năng tập trung
Việc giúp bé tăng khả năng tập trung, chú ý cũng cần được thực hiện một cách bài bản, từ từ và khoa học. Cha mẹ không nên nóng vội mà yêu cầu các bé học hấp tấp, vội vàng, dẫn đến mất đi hiệu quả. Việc học hành hay thực hiện các phương pháp chữa bệnh trẻ mất tập trung cần được làm theo pháp đồ cụ thể.
3.1.5 Tìm phương pháp học tập hiệu quả
Cha mẹ nên tìm cho bé các phương pháp học tập hiệu quả để giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung. Cha mẹ có thể tìm hiểu thông qua bạn bè, mạng Internet hoặc thầy cô uy tín. Việc tìm được các phương pháp học phù hợp sẽ giúp trẻ rút ngắn được thời gian rèn luyện sự tập trung hơn.
3.1.6 Kết hợp các phương pháp nhằm tăng sự tập trung cho trẻ
Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ chơi những trò chơi giúp trẻ tăng khả năng tập trung như nhìn hình đố vật, tưởng tượng một hình khối, mê cung…Bên cạnh đó ba mẹ có thể cho bé nghe những bản nhạc không lời, nhẹ nhàng, …để bé cảm thấy thích thú, tập trung học hơn.
Bố mẹ nên cùng con khám phá các trò chơi phát triển trí não cho trẻ ngay từ sớm nhé
Cho trẻ chơi những trò chơi giúp trẻ tăng khả năng tập trung
3.2 Chữa bệnh trẻ mất tập trung bằng thuốc
Điều trị bệnh bằng thuốc là việc đã quá thông dụng đối với bất kỳ một loại bệnh nào. Để chữa bệnh trẻ trẻ mất tập trung khi học hay khi tham bất kỳ hoạt động nào đó cha mẹ nên đưa con em mình trực tiếp đến gặp bác sĩ để khám bệnh mất tập trung ở trẻ em và được kê thuốc. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra pháp đồ điều trị cũng như kê đơn thuốc phù hợp nếu cần thiết.
Một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng trẻ hay quên mất tập trung như viên uống Vương Não Khang, viên uống tăng cường trí nhớ DHA hay hoạt huyết bổ não Ginkgo Natto with Coenzyme Q10 Usa ,… Những loại thực phẩm chức năng này có khả năng giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung ở trẻ, cung cấp những dưỡng chất giúp não bộ được khỏe mạnh, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Hiện các loại thuốc kể trên đang được phân phối và bày bán tại nhà thuốc Minh Châu 5 bạn có thể đến các cơ sở của nhà thuốc để được tư vấn và hỗ trợ một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Nhà thuốc Minh Châu 5 là địa điểm phân phối các mặt hàng thuốc uy tín chính hãng và an toàn.
Bên cạnh đó, kết hợp với những phương pháp trị liệu bác sĩ đưa ra, trẻ có thể phần nào cải thiện được khả năng tập trung theo thời gian.
Trên đây đã cung cấp những thông tin bổ ích về tình trạng trẻ mất tập trung, giảm trí nhớ. Hiểu và nắm rõ nguyên nhân, biểu hiện để có phương pháp kịp thời điều trị. Giúp trẻ tập trung hơn trong học tập cũng như trong mọi hoạt động vui chơi hằng ngày.
Xem ngay: Thuốc bổ sung trí não cho trẻ em tốt nhất hiện nay