Ung thư vú đang trở thành nỗi ám ảnh và lo lắng của phụ nữ ở bất cứ quốc gia nào. Bệnh cướp đi cuộc sống hạnh phúc và sinh mệnh của người mắc, tuy nhiên nếu phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công lên đến 80%. Nhà thuốc Minh Châu 5 sẽ thông tin đến bạn tổng quan bệnh ung thư vú, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa bệnh để từ đó có thêm kiến thức hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân tốt nhất.
1. Thống kê về ung thư vú trên thế giới và tại Việt Nam
Hiện nay theo thống kê của Viện Ung thư Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 2.100 trường hợp ở nam giới và có khoảng 237.000 trường hợp được chẩn đoán ở phụ nữ. Số lượng tử vong khá cao ở nữ giới với con số là 41.000 và ở nam giới con số tử vong là 450.
Ở Việt Nam, mỗi năm bệnh làm tử vong 5.000 người và có đến 11.000 phụ nữ mắc mới. Dự tính trong tương lai con số này sẽ tăng lên khá nhiều nếu chị em không có định hướng chăm sóc thật tốt cho sức khỏe.
2. Các triệu chứng và dấu hiệu để nhận biết ung thư vú
Ở thời gian đầu của bệnh thường sẽ không có dấu hiệu hay đau đớn gì, tuy nhiên sau một thời gian khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Vú bị sưng to lên, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng nách.
- Khi bạn sờ vào vú thấy xuất hiện khối u cứng ở vú.
- Kích thước của vú bị thay đổi hoặc hình dạng khác so với bình thường.
- Màu sắc của vú thay đổi ở quầng vú và núm vú.
- Núm vú bắt đầu tiết ra chất dịch, có khi tiết dịch máu núm vú.
- Một biểu hiện nữa là núm vú co rút.
- Đặc biệt là bạn thấy đau bầu vú hoặc núm vú…
3. Nguyên nhân gây ung thư vú
Hiện nay theo nghiên cứu vẫn chưa có một nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến ung thư tuyến vú. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh ung thư tuyến vú xảy ra khi một số tế bào vú bất thường phát triển nhanh và mạnh hơn các tế bào khỏe khác. Các tế bào bất thường trên sẽ tích tụ tạo thành một khối u ở vú, xung quanh bầu vú hoặc những bộ phận khác của cơ thể.
3.1. Ung thư vú di truyền
Theo ước tính có khoảng 5–10% ca ung thư tại vú là do đột biến gen và mang tính di truyền từ các thế hệ trước trong gia đình. Hai loại gen là BRCA1 và BRCA2 đều làm tăng nguy cơ ung thư tại vú và ung thư buồng trứng. Vì vậy nếu gia đình bạn có tiền sử bị bệnhthì hãy liên hệ sớm cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi xem bạn có nằm trong hai loại gen kể trên không.
3.2. Các yếu tố chính gây nên nguy cơ mắc bệnh
Trong xu hướng phát triển hiện nay, thời đại bùng nổ kinh tế và ô nhiễm môi trường thì có rất nhiều yếu tố gây nên nguy cơ mắc bệnh ung thư vú:
- Độ tuổi cũng là yếu tố khiến tế bào ung thư tại vú phát triển, phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao nếu không được tầm soát, phòng ngừa.
- Có đột biến và sự thay đổi các gen liên quan đến ung thư vú như BRCA1 hoặc BRCA2.
- Ở nữ giới người có kinh nguyệt đầu tiên trước năm 12 tuổi.
- Phụ nữ không sinh con, hoặc sinh con muộn ở độ tuổi 30 tuổi trở về sau.
- Sau 55 tuổi mới bắt đầu mãn kinh, người có dấu hiệu này rất dễ nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
- Lạm dụng thuốc ngừa thai quá nhiều, phá thai nhiều lần.
- Gia đình có tiền sử về ung thư vú hoặc mắc các bệnh lý về vú như vú dày đặc và một số bệnh khác.
- Hiện tượng béo phì thừa cân, đặc biệt sau mãn kinh.
- Người mắc các bệnh về vú phải xạ trị ở vùng ngực….
- Thường khuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và hay thức khuya.
4. Các giai đoạn phát triển của ung thư vú
80% bệnh nhân được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu. Do đó việc sàng lọc và chẩn đoán sớm bệnh vô cùng ý nghĩa trong điều trị bệnh. Vậy ung thư vú có những giai đoạn phát triển như thế nào?
4.1 Ung thư vú giai đoạn đầu (giai đoạn 0)
Ở giai đoạn này là ung thư vú không xâm lấn (còn gọi là ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ). Các bác sĩ phát hiện tế bào ung thư trong các ống dẫn sữa. Sau đó sẽ tiến hành điều trị để ngăn chặn tế bào di căn, thông thường là cắt bỏ khối u và xạ trị.
4.2 Ung thư vú giai đoạn 1
Bệnh ung thư tuyến vú giai đoạn 1 được chia thành 2 giai đoạn nhỏ là 1A và 1B. Ở giai đoạn 1A, khối u tại vú mới chỉ có kích thước khoảng 2cm, khi này các hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên khi bệnh chuyển sang giai đoạn 1B, khối u được tìm thấy ngay tại vú và cả tại các hạch bạch huyết ở nách. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này, bệnh vẫn được coi là sớm, được áp dụng biện pháp phẫu thuật và một số liệu pháp khác để điều trị bệnh.
4.3 Ung thư vú giai đoạn 2
Giai đoạn 2 của bệnh được chia thành 2A và 2B. Ở giai đoạn này, kích thước của khối u là khoảng 2-5cm, có thể chưa di căn sang hạch nách hay hạch bạch huyết. Cụ thể:
- Ở giai đoạn 2A, chưa xuất hiện u nguyên phát và số lượng hạch bạch huyết là chưa đến con số 4. Kích thước khối u khi này nhỏ hơn 2cm, chưa đến số lượng hạch bạch huyết, hoặc đạt kích thước 2-4cm và chưa lan đến hạch dưới cánh tay và hạch bạch huyết.
- Ở giai đoạn 2B: Khối u khi này có kích thước từ 2-4cm và đã xuất hiện ở hạch bạch huyết (khoảng 1-3 hạch bạch huyết gần xương ức hoặc ở nách). Hoặc cũng có trường hợp khối u lên đến kích thước hơn 5cm nhưng chưa xâm lấn đến hạch bạch huyết.
Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách kết hợp điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và kích thích tố.
4.4 Ung thư vú giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3 của bệnh ung thư tuyến vú, các khối u gây phù hạch bạch huyết bên trong vú hoặc đã lan tới 4-9 hạch bạch huyết ở nách. Khi này bệnh nhân sẽ được điều trị với các phương pháp giống giai đoạn 2. Tuy nhiên nếu khối u nguyên phát quá lớn, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp hóa trị để làm teo nhỏ chúng trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
4.5 Ung thư vú giai đoạn cuối (giai đoạn 4)
Khi này các tế bào ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan khác như xương, phổi, não và gan. Cho đến giai đoạn này, phương pháp điều trị đối với bệnh nhân là điều trị toàn thân tích cực.
5. Các phương pháp chẩn đoán ung thư vú
Sau khi bệnh nhân khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán tổng quan về ung thư tại vú bao gồm:
5.1. Chụp X- quang
Tùy theo chỉ định của bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang tuyến vú một bên hoặc hai bên. Đây là phương pháp phổ biến giúp quan sát cấu trúc của vú, nhằm phát hiện ra dấu hiệu bất thường bên trong của vú. Chụp X-quang tuyến vú mang ý nghĩa khẳng định chẩn đoán u ác tính.
5.2. Siêu âm tuyến vú và vùng nách
Để nhận biết được mức độ lan rộng của tế bào ung thư thì siêu âm tuyến vú và vùng nách giúp bác sĩ xác định được mức độ và kiểm soát bệnh.
5.3. Tiến hành chụp cộng hưởng từ tuyến vú(MRI)
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp giúp bác sĩ phát hiện và phân biệt được những tổn thương lành tính hay ác tính và có di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, tụy, não…. Ngoài ra còn chọc hút tế bào bằng kim nhỏ nhằm xét nghiệm tế bào ung thư được chuẩn xác nhất.
Tất cả 3 phương pháp trên đều nhằm xác định tế bào ung thư phát triển và lây lan như thế nào giúp định hướng cho việc điều trị được hiệu quả.
6. Các biện pháp điều trị ung thư vú
6.1. Trị liệu tại chỗ: Phẫu thuật và chiếu xạ
Tiến hành phẫu thuật gồm cắt bỏ u vú, và cắt bỏ hạch bạch huyết ở nách, có thể là cả hai bên vú nếu bệnh nhân bị lan truyền tế bào ung thư. Hai là phẫu thuật chỉ loại bỏ khối u trong vú và một phần mô tuyến vú xung quanh.
Phẫu thuật sinh thiết hạch lính gác được thực hiện ở một số giai đoạn bệnh, giúp giảm bớt các biến chứng vùng tay, giúp xác định tế bào ung thư có di căn đến hạch nách hay chưa.
Phương pháp xạ trị sau khi tiến hành phẫu thuật thì sẽ dùng phương pháp xạ trị giúp hủy diệt bất cứ tế bào ung thư nào còn sót trong vú, tại thành ngực hoặc ở vùng nách. Xạ trị thường được thực hiện từ bên ngoài cơ thể.
6.2. Trị liệu toàn thân hóa học trị liệu (dùng thuốc để chống lại ung thư) và liệu pháp nội tiết tố
Hóa trị là khi tế bào ung thư đang phát triển rất nhanh phải sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trước khi phẫu thuật được loại bỏ thì phương pháp này được sử dụng để làm giảm sự phát triển của các khối u.
Ngoài ra hóa trị cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Khi sử dụng các loại thuốc hóa trị có để lại nhiều tác dụng phụ rất khó chịu đối với bệnh nhân.
Liệu pháp nội tiết tố là việc ngăn chặn ảnh hưởng của estrogen hay hạ thấp mức estrogen do cơ thể nữ tạo ra. Loại thuốc được sử dụng hàng ngày để ngăn chặn estrogen là Tamoxifen dạng viên.
6.3. Các phương pháp khác: tế bào gốc, vitamin, thảo dược, chế độ ăn uống đặc biệt, …
Ung thư vú là căn bệnh cũng rất khó điều trị dứt điểm, trong các phương pháp này, có phương pháp rất hữu ích. Nhưng nhiều phương pháp khác vẫn chưa được thử nghiệm, dẫn đến không phát huy hiệu quả, hay thậm chí còn gây hại thêm cho sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào.
Dẫu đang phải đối diện với căn bệnh ung thư nhưng không phải bệnh nhân nào cũng đủ kiên trì, lạc quan và vững vàng tâm lý và sức khỏe sau những lần điều trị là cảm giác buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, cơ thể xuống dốc trầm trọng.
7. Tiên lượng ung thư vú
Theo chẩn đoán và kết luận của hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống còn 5 năm của bệnh nhân ung thư vú như sau:
- Giai đoạn 0 – I: Xấp xỉ 100%
- Giai đoạn II: 93%
- Giai đoạn III: 72%
- Giai đoạn IV: 22%
Tùy vào tình trạng thể lực, sức khỏe, tinh thần và mức độ của bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định điều trị khác nhau.
8. Chế độ ăn uống cho người bị ung thư vú
Bệnh nhân ung thư nên chọn cho mình một chế độ ăn uống khoa học để kéo dài được tuổi thọ. Một số lời khuyên về thực đơn ăn uống đảm bảo lành mạnh, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.
8.1. Đậu nành thực phẩm an toàn
Thực phẩm được chế biến từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ đây là những món ăn không làm tăng nguy cơ ung thư, thậm chí còn làm giảm tỷ lệ mắc nhiều bệnh trong đó có ung thư vú.
8.2. Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
Chất xơ là chất vô cùng có lợi cho sức khỏe không chỉ cho người mắc ung thư vú mà còn có lợi cho tất cả mọi người nhất là những người có mong muốn giảm cân. Các loại rau họ cải cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi, bàng quang, tuyến tiền liệt… Rau họ cải rất cần có trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân để kiềm chế tế bào ung thư và những gì ăn vào sẽ tạo ra sức đề kháng cho cơ thể.
8.3. Khoai lang là món ăn làm giảm sự tái phát của tế bào ung thư vú
Cũng giống như rau xanh thì khoai lang cũng chứa hàm lượng chất xơ cao có tác dụng trong việc ổn định cân nặng và làm giảm lượng estrogen trong cơ thể để chống lại ung thư nguy hiểm. Với khoai lang, người bệnh có thể ăn đều đặn mỗi ngày không sợ bất kì tác dụng phụ không mong muốn, trong khoai lang còn chứa các thành phần có khả năng tái tạo và bảo vệ các tế bào để ngăn chặn sự trở lại của tế bào ung thư giúp cơ thể có thể trở lại bình thường.
8.4. Cá hồi cũng là món ăn hỗ trợ điều trị
Cá hồi là một trong những loại thực phẩm rất giầu chất dinh dưỡng bao gồm axit béo omega 3 và rất cần cho quá trình điều trị và hồi phục của người bệnh. Axit béo có trong cá hồi sẽ làm giảm tiến triển khối u bú đồng thời ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nên ăn 2-3 lần tuần để đủ chất dinh dưỡng kháng lại tế bào ung thư.
8.5. Những thực phẩm không nên sử dụng
Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt thì những bệnh nhân ung thư cũng nên tránh những loại thịt được chế biến dưới nhiệt độ cao như nướng, chiên, rán,… đồ ăn nhiều dầu mỡ bởi chúng sẽ tạo ra các chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
- Bệnh nhân kiêng ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt chó…
- Hạn chế thực phẩm ngọt như kẹo, đường bởi lượng đường carbohydrate làm bệnh tái phát.
- Tuyết đối nói không với các chất kích thích như rượu bia.
- Tránh xa các loại thức ăn gây dị ứng vì chúng làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể như: baba, tôm, cua, tươi…
Ung thư vú là bệnh ung thư hay gặp nhất ở nữ giới, tùy theo giai đoạn của bệnh mà có phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài việc điều trị theo y học thì bệnh nhân cũng nên có một lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao, và tinh thần chiến đấu lạc quan, kiên nhẫn, có thái độ sống tích cực, yêu đời hơn.
9 Phòng ngừa ung thư vú
Tế bào ung thư phát triển rất nhanh chính vì vậy bạn cần trang bị cho mình những kiến thức tổng quan về ung thư vú để nắm bắt tình hình để có phương pháp và hướng điều trị phù hợp.
9.1. Biện pháp phòng ngừa cho phụ nữ có nguy cơ ở mức trung bình
Những người có nguy cơ bị ung thư vú khi nhận được kết quả mình phải đối diện với ung thư đều suy sụp tinh thần, chính tâm lý này đã khiến sức khỏe của họ suy giảm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên chúng ta đừng quá suy nghĩ nặng về vấn đề đó mà hãy lạc quan hơn, tìm cho mình một số biện pháp tốt cho sức khỏe khi mới phát hiện ra bệnh:
- Thường xuyên tự khám vú ở các bệnh viện chuyên môn.
- Đến các trung tâm y tế để khám, chụp nhũ ảnh,…
- Hạn chế tối đa thức uống có cồn.
- Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Duy trì lối sống lành mạnh khoa học, chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý.
9.2. Biện pháp phòng ngừa cho phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú
Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú thì ngoài việc kết hợp thói quen sống hằng ngày cần phải ngừa bằng cách dùng thuốc ức chế nội tiết tố estrogen hay ức chế tổng hợp estrogen giúp giảm sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra còn tiến hành phẫu thuật có thể là cắt bỏ tuyến vú 2 bên, nguy hiểm hơn thì phải cắt bỏ buồng trứng 2 bên để giảm ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Tổng quan về ung thư vú sẽ khép lại với mong muốn tất cả mọi người hãy thường xuyên chủ động kiểm tra sức khỏe phòng bệnh hơn chữa bệnh. Quý bạn đọc muốn được tư vấn và chăm sóc sức khỏe hãy đến nhà thuốc Minh Châu 5 sẽ đem lại niềm tin và là nơi phục vụ tận tình chu đáo mọi người mọi nhà.