Biến chứng tiểu đường và nguy cơ sức khỏe người bệnh phải đối mặt

biến chứng tiểu đường

Tiểu đường vốn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó âm thầm phá hủy toàn bộ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người bệnh như tim mạch, mắt, thận, chân tay. Phần lớn khi phát hiện, đường trong máu đã tăng cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm gồm biến chứng cấp tính và biến chứng mãn tính. Bài viết dưới đây của nhà thuốc Minh Châu 5 sẽ cung cấp thông tin chi tiết tới bạn đọc về các biến chứng tiểu đường nguy hiểm.

biến chứng tiểu đường 1
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

1. Biến chứng tiểu đường cấp tính

1.1 Hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi chỉ số đường máu của người bệnh xuống dưới mức 3,6mmol/l (65mg/dl). Nguyên nhân chủ yếu là chế độ ăn uống kiêng khem quá mức, uống thuốc hạ đường huyết nhưng không ăn hoặc do sử dụng thuốc quá liều. Uống quá nhiều rượu hay tập luyện quá sức cũng là nguyên nhân gây ra hạ đường huyết cấp tính.

Khi hạ đường huyết, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, tay chân run, đói cồn cào, bủn rủn, choáng váng, vã mồ hôi. Khi thấy các dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ và trung bình xuất hiện,  phải nhanh chóng cho người bệnh ăn đồ ngọt hoặc uống nước đường kết hợp với nghỉ ngơi tại chỗ. Sau khi người bệnh đã ổn định trở lại thì nên ăn một bữa đầy đủ dinh dưỡng.

biến chứng tiểu đường 2
Hạ đường huyết rất nguy hiểm nếu không được kịp thời xử lý

1.2 Hôn mê

Tình trạng hôn mê có thể xảy ra khi người bệnh hạ hoặc tăng đường huyết. Hôn mê là dấu hiệu biến chứng cấp tính dưới dạng nặng có khả năng dẫn đến tử vong, do đó cần phải đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức.

1.3 Nhiễm toan ceton

Đây là tình trạng nhiễm độc máu do nồng độ acid máu trong máu tăng cao. Tình trạng này xảy ra là khi quá trình chuyển hóa bị ngưng đột ngột do thiếu insulin. Bệnh nhân nhiễm toan aceton nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

2. Biến chứng tiểu đường mãn tính

Biến chứng mãn tính xảy ra là điều không thể tránh khỏi đối với những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những trường hợp kiểm soát không tốt đường máu. Cơ thể người bệnh bị rối loạn chuyển hóa glucose, lipid và protein dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể.

2.1 Biến chứng tim mạch

Những bệnh như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim là những biến chứng nguy hiểm thường thấy ở bệnh tiểu đường. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra nhiều di chứng nặng như liệt, thậm chí là tử vong. Cholesterol, glucose trong máu cao đều là yếu tố làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch.

2.2 Biến chứng tiểu đường về mắt

Phần lớn những bệnh nhân bị đái tháo đường đều rất dễ bị mặc thêm một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực, gây mờ mắt, mù lòa. Lượng đường và cholesteron trong cao, cùng chỉ số huyết áp tăng cao là những nguyên nhân chính gây nên bệnh lý về võng mạc.

Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh cần được kiểm tra mắt thường xuyên và giữ ổn định chỉ số glucose máu và huyết áp. Và để phòng ngừa các biến chứng về mắt, ngoài sử dụng thuốc điều trị tiểu đường để kiểm soát đường huyết, người bệnh nên uống bổ sung thêm dầu cá và viên Nattokinase bảo vệ thành mạch.

biến chứng tiểu đường 3
Đường máu cao là một trong các nguyên nhân chính gây nên bệnh lý về võng mạc

2.3 Biến chứng thần kinh

Tổn thương dây thần kinh là biến chứng phổ biến có thể xảy ra sớm ở người bị tiểu đường. Đái tháo đường tuýp 2 có thể gây nên tình trạng tổn thương dây thần kinh khắp cơ thể. Biểu hiện của bệnh nhân khi bị tổn thương dây thần kinh là tê bì tay chân, teo cơ, liệt mặt, rối loại hoặc mất cảm giác, lác trong, sụp mi…Tổn thương thần kinh thực vậy còn có thể gây ra di chứng nguy hiểm như liệt dương, liệt bàng quang, nhồi máu cơ tim, rối loạn tiêu hóa,…

2.4 Nguy cơ nhiễm trùng

Đường máu cao sẽ tạo môi trường lí tưởng cho sự sinh và phát triển của vi khuẩn đồng thời còn làm suy giảm khả năng miễn dịch trong cơ thể. Do vậy, người bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng các bộ phận như răng lợi, sinh dục, tiết niệu,…

Tình trạng nhiễm trùng này rất khó điều trị và đều kéo dài dai dẳng. Nếu phát hiện những dấu hiệu như sốt,nước tiểu đục, khí hư âm đạo ra nhiều hay những vết thương nhỏ, trầy xước rất lâu lành thì cần báo ngay cho bác sĩ.

2.5 Biến chứng tiểu đường ở bàn chân dễ gây hoại tử

Biến chứng ở bàn chân thường xảy ra khi xuất hiện các biến chứng tổn thương về thần kinh. Dấu hiệu nhận biết là bệnh nhân cảm thấy ngứa, đau, khó chịu hoặc mất cảm giác ở bàn chân. Một vài triệu chứng bạn đầu ở người bị biến chứng bàn chân do tiểu đường như sưng đau bàn chân, mắt cá chân, vết lở loét ở bàn chân lâu lành hoặc chảy nước, xuất hiện các vết khô, nứt nẻ trên da. Có rất nhiều trường hợp bị loét chân dẫn đến hoại tử và phải tiến hành cắt bỏ phần chi bị hoại tử.

biến chứng tiểu đường 4
Nhiều trường hợp bị loét chân do tiểu đường dẫn đến hoại tử và phải tiến hành cắt bỏ phần chi này

2.6 Bị bệnh ở khoang miệng

Người bị tiểu đường thường dễ mắc bệnh về răng miệng như viêm nha chu,  cao răng ứ đọng, chân răng yếu,  răng lung lay và bị rụng. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

2.7 Suy giảm sinh lý nam

Nam giới bị đái tháo đường trong thời gian dài sẽ dẫn đến yếu sinh lý, giảm ham muốn, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thành mao mạch yếu, máu dồn về thể hang kém khiến bệnh nhân nam khó cương cứng và xuất tinh.

2.8 Biến chứng ở thận

Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể với chức năng chính là lọc và bài tiết các chất thải trong máu. Mắc bệnh đái tháo đường khiến chức năng thận bị suy giảm, dẫn đến thận mất khả năng lọc cũng như khả năng bài tiết. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường và cũng là nguyên nhân chính của các bệnh thận mãn tính.

2.9 Biến chứng tiểu đường trong thời kỳ mang thai

Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nhiều tai biến sản khoa cho cả mẹ và bé, đứa trẻ sinh ra sẽ bị thừa cân và có nguy cơ bị bệnh tiểu đường trong tương lai sẽ cao hơn các trẻ khác.

Ngoài những biến chứng đã nêu trên, bệnh tiểu đường còn có thể gây tổn thương các cơ quan khác như não bộ (suy giảm chức năng ghi nhớ của não bộ), xương khớp, hay các bệnh về da. Hơn nữa, người bị tiểu đường sẽ bị sút cân rất nhanh so với các bệnh khác.

3. Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường ở người bệnh?

Mặc dù đến nay đái tháo đường vẫn là căn bệnh chưa có thuốc điều trị đặc trị nhưng vẫn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh nếu như bệnh nhân tuân thủ đúng pháp đồ điều trị của bác sĩ.

Để kiểm soát được lượng đường huyết luôn ở mức cho phép, người bệnh thực hiện ăn kiêng, tập luyện kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường như viên uống ổn định đường huyết TĐ Care, Viên uống kiểm soát sường huyết T.Đ Kingphar, Viên uống Low-Glu Thái Minh. Mục đích của việc sử dụng các sản phẩm này nhằm giúp cơ thể khỏe hơn, nâng cao sức đề kháng vừa phòng được các biến chứng tiểu đường nguy hiểm có thể xảy ra. 

Người bệnh có thể tìm mua các thực phẩm trên tại các cơ sở của nhà thuốc Minh Châu ở địa chỉ Châu 5, 14 Châu Văn Tiếp, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương hoặc có thể đặt mua qua hotline 0274 6502 998 để tránh tình trạng phải hàng giả, hàng nhái trôi nổi trên thị trường.

Có thể thấy tiểu đường thường dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần phải tuân thủ phương pháp điều trị và chủ động phòng ngừa biến chứng tiểu đường cũng như thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt, tập luyện hợp lý để kiểm soát, đánh bại căn bệnh này.

Bài viết có liên quan
0909 407 570