Cảnh báo biến chứng nguy hiểm của đau xương khớp háng bên trái

đau xương khớp háng

Tình trạng đau xương khớp háng bên trái có các biểu hiện như đau ở vùng bẹn sau đó lan xuống đùi bên trái. Khi người bệnh cử động đột ngột hoặc đứng lâu sẽ khiến cho vùng khớp háng bị đau nhức, đặc biệt cơn đau sẽ dữ dội hơn khi ngủ dậy hoặc vào chiều tối sau khi vận động, nhất là khi thời tiết thay đổi. Bệnh lý này có nguy hiểm không? Có những biến chứng nào? Phương pháp chữa trị ra sao? Chi tiết sẽ có trong phần giải đáp của nhà thuốc Minh Châu 5 Bình Dương ngay sau đây.

1. Ai dễ bị mắc bệnh đau xương khớp háng bên trái?

Bệnh đau nhức xương khớp háng bên trái biểu hiện rõ khi đứng lên ngồi xuống, đặc biệt là khi ngồi xổm. Bệnh xảy ra không trừ một ai nhưng bị nhiều nhất là ở nam giới từ 35-50 tuổi, tỷ lệ cao gấp nhiều lần so với nữ giới. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và sau khi sinh nở cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Người chơi thể thao cường độ mạnh, lao động nặng cũng có khả năng mắc bệnh lý này nhiều hơn người khác.

đau xương khớp háng ở nam giới

Bệnh đau nhức xương khớp háng bị nhiều ở nam giới từ 35 – 50 tuổi

Ngoài ra, những người bệnh đang mắc các bệnh lý như thoát vị bẹn, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, tổn thương sụn khớp, tổn thương dây chằng cũng là nhóm đối tượng nguy cơ cao bị đau nhức xương khớp háng bên trái. Bệnh ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ mắc cao hơn nên mọi người đều cần đề phòng nguy cơ mắc.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau xương khớp háng bên trái

Như đã nói, tình trạng đau ở vùng xương khớp háng bên trái này có thể do vận động mạnh, lao động nặng, mang thai và sinh nở. Nếu do các nguyên nhân này, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi điều độ là có thể lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà người bị không thể chủ quan. 

Đau xương khớp háng bên trái có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm sau đây:

2.1 Thoái hóa khớp háng

Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới những cơn đau khớp háng, trong đó có tình trạng đau khớp háng bên trái. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, người lao động nặng, béo phì hoặc chấn thương khiến dịch khớp bị khô, tăng ma sát khi cử động, tăng áp lực cho khớp dẫn tới sưng, viêm, thoái hóa.

Ngoài ra bong sụn viền khớp háng cũng là nguyên nhân gây đau vùng háng bên trái. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có thói quen tập luyện thể thao cường độ cao, đặc biệt là ở các vận động viên, cầu thủ. Bệnh có biểu hiện là khi vận động, khớp háng phát ra tiếng lục cục và cảm giác đau nhói.

2.2 Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị giảm và thưa dần do tế bào mới không được sản sinh. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ sau sinh, dẫn đến tình trạng nứt/gãy xương, trong đó có tình trạng đau xương khớp háng bên trái khá phổ biến. Người bệnh cần bổ sung canxi và vitamin D để cải thiện mật độ xương.

đau xương khớp háng

Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị giảm và thưa dần do tế bào mới không được sản sinh

2.3 Viêm màng bao hoạt dịch

Màng bao hoạt dịch là một lớp màng mỏng bọc trên sụn khớp có tác dụng tiết ra chất nhầy đề giảm ma sát giữa các đầu xương khi vận động. Tình trạng viêm màng bao hoạt dịch xảy ra chủ yếu do bệnh lý rối loạn chuyển hóa hoặc do chấn thương không được điều trị dứt điểm. Người bệnh cần được điều trị nội khoa để giảm các triệu chứng sưng viêm của bệnh, tuy nhiên cần trì hoãn việc can thiệp ngoại khoa khi chưa cần thiết.

2.4 Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài và chi phối nhiều cơ quan của cơ thể nhất, bắt nguồn từ vùng thắt lưng, sau đó chạy dọc xuống hông và kéo dài xuống bàn chân. Khi rễ thần kinh bị chèn ép (thường do nhân nhầy của đĩa đệm thoát vị) sẽ gây đau nhức ở vùng lưng dưới, lan xuống hông và bàn chân. 

Khi đau thần kinh tọa ở bên nào sẽ gây đau khớp háng ở cùng bên. Do đó, đau xương khớp háng bên trái có thể chẩn đoán là do đau thần kinh tọa bên trái gây nên.

2.5 Hoại tử chỏm xương đùi

Nam giới có nguy cơ cao mắc phải bệnh này. Nguyên nhân là do vùng chỏm xương đùi bị thiếu máu nuôi dưỡng khiến cho tế bào xương và tủy xương bị hoại tử, thường do bệnh tự phát cấu trúc xương yếu, bệnh về xương và bệnh liên đới. Khi này tại vùng bị hoại tử sẽ sinh ra các vùng thưa xương và ổ khuyết xương dẫn tới xương dưới sụn bị gãy, làm xẹp chỏm xương đùi, thoái hóa và mất chức năng khớp háng.

2.6 Gout

Gout là tình trạng viêm khớp mãn tính do tăng tích tụ acid uric làm kết tủa muối urat tại khớp ở nhiều vị trí, trong đó có khớp háng. 

2.7 Lạc nội mạc tử cung

Nghe chừng không liên quan nhưng lạc nội mạc tử cung hoàn toàn có thể gây nên tình trạng đau xương khớp háng bên trái. Đây là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ngoài tử cung ở các vị trí như ống dẫn trứng, buồng trứng, ruột, ngoài thành tử cung, thậm chí là ở thận và bàng quang. Bệnh có thể gây nên các triệu chứng đau hông bên trái nếu gia tăng kích thước gây chèn ép các nhánh của dây thần kinh tọa.

2.8 Các nguyên nhân khác

  • Thoát vị bẹn: Khiến háng/bìu bị phình ra, gây đau vùng bẹn và háng.
  • Viêm tuyến tiền liệt: Gây sưng hoặc nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt, gây khó khăn khi đi tiểu và đau khớp háng.
  • Tinh hoàn viêm mào: Gây nhiễm trùng, đau ở vùng bìu, khớp háng, khó khăn khi đi tiểu.
  • Viêm khớp xương chậu: Đau nhức ở vùng xương chậu, lan xuống vùng háng, thường gặp ở người lao động nặng, phụ nữ sau sinh nở.
  • Sỏi thận: Gây đau vùng bụng, lưng, khớp háng, kèm theo máu gây đau đớn khi đi tiểu.

3. Đau xương khớp háng bên trái nguy hiểm đến mức nào?

Bất kỳ xương khớp ở vùng nào gặp phải vấn đề đều gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt là khớp háng, đây là vùng xương khớp nối liền thân trên và thân dưới, có vai trò nâng đỡ phần giữa cơ thể. Do đó khi xương khớp háng bị đau nhức sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

3.1 Gây đau đớn

Cảm giác đau đớn mà người bệnh phải chịu đựng làm giảm chất lượng cuộc sống. Những cơn đau có thể diễn biến từ đau ít, âm ỉ sang đau thường xuyên và dữ dội kể cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển, đau nhức kể cả khi đứng đâu, đi lại, ngồi xổm, leo cầu thang,…

3.2 Làm khớp yếu dần

Do đau nhức làm cản trở vận động, xương khớp lâu ngày không hoạt động dẫn tới kém linh hoạt, khó phối hợp hoạt động vùng hông – đùi. Kể cả vùng xương khớp khỏe mạnh cũng bị ảnh hưởng do thiếu vận động.

đau xương khớp háng

Vùng xương khớp khỏe mạnh cũng bị ảnh hưởng do thiếu vận động

3.3 Gây bại liệt

Với những người bị đau xương khớp háng nặng có thể gây nên hậu quả là bại liệt do khớp háng bị hoại tử, thoái hóa không thể chữa trị được.

3.4 Ung thư khớp háng

Biến chứng nặng nề này xảy ra do người bị viêm khớp háng có nguy cơ bị lymphoma ngoài hạch cao hơn. Lymphoma là loại ung thư có nguồn gốc huyết học nguy hiểm.

3.5 Loãng xương

Đau xương khớp háng bên trái còn kéo theo nguy cơ bị thoái hóa xương khớp và loãng xương, đặc biệt ở nam giới trên 60 tuổi và bà bầu. 

4. Phương pháp điều trị đau xương khớp háng bên trái dứt điểm

Các bệnh lý về xương khớp hầu như không thể tự khỏi. Chỉ có cách điều trị tích cực và đúng phác đồ mới có thể thuyên giảm, thậm chí còn cần phải can thiệp phẫu thuật để cải thiện bệnh. 

Nếu bệnh đang ở giai đoạn mới chớm, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị như sau:

4.1 Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm

Đau khớp háng khó điều trị, thường gây ra bởi các bệnh lý về xương khớp. Thuốc Tây y được coi là lựa chọn nhanh chóng giúp làm giảm cơn đau, chống viêm và hạn chế bệnh trạng.

thuốc điều trị đau xương khớp háng

Đau khớp háng khó điều trị, thường gây ra bởi các bệnh lý về xương khớp

Tuy nhiên với người lớn tuổi bị bệnh, nên hạn chế sử dụng thuốc Tây y vì có thể làm suy giảm thể trạng, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không thể áp dụng phương pháp này. Do đó lựa chọn điều trị bằng thuốc nam sẽ an toàn hơn nhưng cũng cần kiên trì hơn.

4.2 Bài thuốc nam chữa đau xương khớp háng bên trái

Bài thuốc 1 từ lá lốt:

Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, 1 nắm muối hột.

Cách làm: 

  • Rửa sạch lá lốt, mang đi giã nát.
  • Cho lá lốt vào chảo nóng sao cùng với muối hột.
  • Đựng hỗn hợp vào túi vải, chườm lên vùng háng 30 phút.
  • Mỗi ngày làm 1 lần.

Bài thuốc 2 từ lá lốt:

Nguyên liệu: 30g lá lốt tươi

Cách làm: 

  • Lá lốt tươi đem đi rửa sạch.
  • Sắc cùng với 2 bát nước ấm, đun đến khi còn 1/ 2 chén nước.
  • Uống khi còn ấm sau khi ăn tối liên tục trong 1 tuần.

Bài thuốc 3 từ cây cúc tần

Nguyên liệu: 100g cúc tần và 50ml rượu trắng (khoảng 40 đến 50 độ).

Cách làm: 

  • Cúc tần đem đi rửa sạch, để ráo, giã nát, trộn với rượu trắng.
  • Cho hỗn hợp vào chảo, đảo đến khi nóng, cho vào bọc vải, đắp lên vùng khớp háng bị đau.
  • Mỗi ngày dùng 1 lần đến khi bệnh thuyên giảm.

bài thuốc nam chữa đau xương khớp háng

Bài thuốc nam chữa đau xương khớp háng từ cây cúc tần

Bài thuốc 3 từ rễ cúc tần

Nguyên liệu: 1 nắm rễ cúc tần.

Cách làm: 

  • Rễ cúc tần đem đi rửa sạch rồi để ráo.
  • Cho vào ấm sắc cùng với 2 bát nước khoảng 20 phút.
  • Uống mỗi ngày sau khi ăn.

Bài thuốc 4 từ cỏ xước

Nguyên liệu: 30g rễ cỏ xước

Cách làm: 

  • Rễ cỏ xước đem đi rửa sạch, chặt thành từng khúc nhỏ, sắc cùng 3-4 bát nước đến khi cạn còn khoảng 1 nửa.
  • Chia nước thành nhiều phần bằng nhau, uống hết trong ngày.

4.3 Điều trị tại các cơ sở y tế

Nếu sau khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà mà bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời để tránh biến chứng. Khi này cần tuân thủ phác đồ điều trị để sớm có kết quả tích cực.

5. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau xương khớp háng bên trái

Đau khớp háng nói riêng và đau khớp nói chung ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, dẫn đến nhiều nguy cơ biến chứng thành bệnh lý nghiêm trọng. Để phòng ngừa và hỗ trợ làm giảm ảnh hưởng của bệnh, hãy áp dụng các biện pháp sau đây:

5.1 Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Người bị đau khớp háng bên trái cần hạn chế vận động nhiều để tránh tổn thương thêm cho khớp và xương chậu. Đồng thời cũng không nên quá căng thẳng, chú trọng nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý.

5.2 Ăn uống khoa học

Thực phẩm là nguồn bổ sung dưỡng chất lành mạnh và dễ hấp thu nhất cho cơ thể. Để giúp nạp thêm nguồn vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D, canxi giúp xương chắc khỏe, bạn nên chọn các loại thực phẩm như các loại rau lá xanh, sữa, trứng,… Người có nguy cơ bị gout nên hạn chế ăn thức ăn nhiều đạm, hải sản.

thực phẩm chữa đau xương khớp háng

Thực phẩm là nguồn bổ sung dưỡng chất lành mạnh và dễ hấp thu nhất cho cơ thể

5.3 Tập luyện mỗi ngày

Tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày là cách giúp xương khớp khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị khô cứng khớp. Nên chọn các bộ môn tập luyện nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội, không nên tập nặng, quá sức, bê vác nặng.

5.4 Tránh căng thẳng

Người bị bệnh xương khớp thường lo lắng căng thẳng, tuy nhiên điều này làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị bệnh. Hãy luôn vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng làm suy giảm sức khỏe.

5.5 Áp dụng vật lý trị liệu

Đơn giản nhất là chườm nóng bằng thảo dược thiên nhiên giúp làm giảm đau hiệu quả. Ngoài ra châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt cũng có tác dụng làm giảm cơn đau, giảm nguy cơ bị viêm đồng thời cải thiện tình trạng bệnh rất tốt.

Đau xương khớp háng bên trái có thể là biểu hiện đau cấp tính nhưng cũng có thể xuất phát từ việc mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó để điều trị chính xác, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa và tuân thủ phác đồ điều trị, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý để bình phục sức khỏe sớm nhất.

Hy vọng những chia sẻ trên đã mang đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích về bệnh đau xương khớp háng bên trái, từ đó có phương pháp điều trị để sớm khỏi bệnh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp bạn có thể ghé trực tiếp tại Nhà Thuốc Minh Châu 5 Bình Dương để được các dược sĩ tư vấn. Hoặc liên hệ Hotline 0909 407 570 để được hỗ trợ tốt hơn.

Bài viết có liên quan
0909 407 570