Đau xương mu, khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không?

đau nhức xương mu, khớp háng khi mang thai

Đau xương mu, khớp háng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của các mẹ bầu. Vậy tình trạng này có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để giảm đau? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Minh Châu 5 Bình Dương lý giải trong bài viết này, các mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

1/ Vì sao phụ nữ mang thai thường đau xương mu, khớp háng?

Về cơ bản, mẹ cần hiểu rằng. Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ sẽ giãn nở để đảm bảo thai nhi có thể phát triển mà không gặp trở ngại gì. Kéo theo đó, dây chằng và các cơ khớp vùng háng sẽ căng giãn để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Sự căng giãn này kéo dài khiến mẹ gặp phải các cơn đau nhức khó chịu, thường thấy ở xương mu và khớp háng bên trái, bên phải.

đau xương mu khớp háng

Đau xương mu, khớp háng thường gặp ở thai phụ

Tình trạng đau nhức khớp háng, xương mu ở các mẹ bầu thường kéo dài, trầm trọng hơn do những nguyên nhân sau:

    • Mẹ tăng cân nhanh: Khi mẹ bầu tăng cân nhanh chóng sẽ kéo theo áp lực đè lên các khớp háng khiến mẹ đau nhức.
    • Kích thước thai lớn: Trọng lượng thai nhi lớn, áp lực lên xương mu càng cao khiến xương mu của mẹ bầu rơi vào tình trạng đau nhức.
    • Phù nề: Hệ tuần hoàn của phần dưới cơ thể mẹ bầu hoạt động quá mức gây phù nề, chèn ép và đau xương mu.
    • Hormone (nội tiết tố) thay đổi: Khi mang thai, hormone relaxin trong cơ thể mẹ tiết ra nhiều để nới lỏng cơ vòng tử cung và các cơ vùng chậu, khiến khớp háng đau nhức. Đối với xương mu do hormone progesterone tác động.
    • Mẹ bầu nằm, ngồi nghiêng 1 bên: Lúc này trọng lượng dồn về 2 phía gây áp lực lên vùng xương chậu, xương mu, khớp háng gây đau nhức, có thể bên trái hoặc khớp háng bên phải.
    • Mẹ bầu có tiền sử bệnh lý xương khớp: Như thần kinh tọa, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp.., sẽ khiến tình trạng đau nhức trầm trọng hơn.
    • Đa thai, tiền sử sinh non nhiều lần: Sẽ có nguy cơ cao đau nhức xương mu khi mang thai nhiều, mức độ trầm trọng.
    • Tư thế thai nhi: Thường khi sắp chuyển dạ, thai nhi chuyển dịch trong tử cung sẽ khiến xương mu của mẹ chịu áp lực lớn, gây đau nhức.
    • Mẹ bầu ít vận động: Khi mẹ bầu ít vận động khiến cơ thể không còn linh hoạt, gây đau khớp háng vì các cơ không được thả lỏng, chịu áp lực lớn mỗi ngày.

Ngoài ra khi cơ thể mẹ phải cung cấp nguồn dinh dưỡng cho thai nhi phát triển người mẹ thường thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu trong đó có canxi, từ đó xương khớp của thai phụ không còn chắc khỏe thay vào đó là hiện tượng loãng xương và đau xương khớp.

2/ Đau xương mu khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, đau xương mu, khớp háng ở bà bầu là hiện tượng khá bình thường và dễ gặp phải do các ảnh hưởng, thay đổi khi mang thai. Tình trạng này có thể xảy ra ở tháng thứ 4 thai kỳ, thường xảy ra vào tháng cuối. Ngoài ra, cơn đau nhức còn có thể báo hiệu ngầm cho mẹ bầu sắp đến thời điểm chuyển dạ.  Nếu đau xương mu, khớp háng khi mang thai do sự thay đổi cơ thể về trọng lượng chèn ép thì thường không có gây nguy hiểm cho các mẹ bầu. Tình trạng này chỉ khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu, vận động và sinh hoạt khó khăn. Sau khi con xong triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất, cơ thể phục hồi bình thường nên không phải quá lo lắng.

đau nhức xương mu, khớp háng khi mang thai

Đau xương mu – khớp háng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày

Các trường hợp đau nhức xương mu, khớp háng kéo theo các triệu chứng như táo bón, tiểu không tự chủ, đi tiểu nhiều, ợ nóng thường xuyên, đau đầu dữ dội, sốt, thai nhi giảm cử động, không cảm nhận được thai nhi cử động thì mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. Bên cạnh đó, các mẹ bầu có tiền sử bệnh xương khớp, đa thai, sinh non, tăng cân quá mức, phù nề… cũng cần đặc biệt chú ý, chủ động thăm khám bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

3/ Các phương pháp làm giảm cơn đau xương mu, khớp háng

Tình trạng đau xương mu, khớp háng khiến mẹ bầu khó chịu, khó khăn khi sinh hoạt. Tuy nhiên mẹ hoàn toàn có thể giảm các cơn đau nhức, khó chịu nhờ một số biện pháp tự nhiên, áp dụng tại nhà như:

1/ Đầu tiên, mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu nên phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để xương cốt và cơ thể được thư giãn thoải mái. Bên cạnh đó cần quan tâm tới tư thế sinh hoạt, đi lại nhẹ nhàng, hạn chế làm việc nặng. Nên thay đổi tư thế đứng ngồi liên tục để trọng lượng cơ thể không đè lên khớp xương vùng chậu.

giảm đau xương mu khớp háng

Kết hợp các động tác thể dục nhẹ nhàng để giảm đau nhức mệt mỏi

2/Vận động nhẹ nhàng

Khi mang thai mẹ bầu cần hạn chế vận đồng nhiều chứ không phải là không vận động. Mẹ bầu nên có thể tập luyện thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga. Những biện pháp này không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ và bé mà còn giảm được tình trạng đau xương mu khớp háng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp massage, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt ở vùng eo, mông, hông, để giảm đau.

3/Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là bổ sung dưỡng chất có lợi cho sức khỏe xương khớp, điển hình là magie. Đồng thời bổ sung dưỡng chất đầy đủ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh và thai phụ phát triển toàn diện. Những thực phẩm bổ sung cho xương khớp giàu dưỡng chất như thịt bò, hải sản, ngũ cốc, sữa, các loại đậu, trứng, rau màu xanh đậm….

4/Tắm nước ấm

Tình trạng đau nhức hoàn toàn có thể giảm đi nếu mẹ tắm nước ấm. Nước ấm giúp giảm các cơn đau dây chằng tròn, đồng thời còn giúp giảm căng thẳng tâm lý cực tốt cho các mẹ.

5/Mang quần áo có tính đàn hồi

Lưu lượng máu ở vùng xương chậu tăng vô tình khiến các cơn đau khớp háng tăng cao. Do đó việc mẹ bầu sử dụng quần áo có tính đàn hồi tiêu chuẩn, dây đai bụng bầu cũng sẽ hỗ trợ giảm áp lực lên vùng xương chậu và các vùng lân cận như xương sống, hông, cổ tử cung.

6/Chú ý đến tâm trạng, hạn chế căng thẳng

Ngoài ra thai phụ cần chú ý hãy luôn giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn, tinh thần khỏe mạnh để có một kỳ thai sản khỏe mạnh. Nếu trường hợp bệnh nặng hơn cần thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ điều trị một cách tốt nhất.

Như vậy qua bài viết bạn đã nắm được toàn bộ thông tin về đau xương mu khớp háng. Từ đó biết được chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Chúc các mẹ bầu có kỳ thai sản khỏe mạnh và hạnh phúc để chào đón bé yêu, mẹ tròn con vuông. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mẹ bầu có thể chat trực tiếp với Minh Châu 5 Bình Dương hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Bài viết có liên quan
0909 407 570