Thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng

thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp ở người già, tuy nhiên cũng không ít trường hợp gặp ở người trẻ tuổi. Một trong số đó là thoái hóa khớp háng khiến nhiều người gặp phải các cơn đau kéo dài, thậm chí là tàn phế do cấu trúc khớp bị biến đổi. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ làm hạn chế những biến chứng của bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và nguy cơ tàn phế.

thoái hóa khớp háng

1. Thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng là tình trạng sụn khớp háng bị bào mòn, tổn thương do lão hóa hoặc bị tác động cơ học, lâu dần dẫn đến xương dưới sụn bị tổn thương, khớp bị mất chức năng và dẫn đến thoái hóa. Khớp háng là vị trí nâng đỡ phần lớn trọng lượng cơ thể, do đó khả năng bị thoái hóa tại vùng này cao hơn bất cứ vị trí nào khác. Thoái hóa gây đau, viêm, biến dạng khớp, có khả năng gây tàn phế.

thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là tình trạng sụn khớp háng bị bào mòn, tổn thương do lão hóa hoặc bị tác động cơ học

2. Các thể bệnh của thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng được chia thành 2 thể bệnh gồm:

  • Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Chiếm 50% tổng số ca, đối tượng thường gặp là người trên 60 tuổi.
  • Thoái hóa khớp háng thứ phát: Chia thành 2 loại gồm:
    • Thoái hóa khớp háng sau chấn thương: Trật khớp háng, gãy cổ xương đùi, vỡ ổ cối.
    • Mắc bệnh trên nền dị dạng cũ: Thiểu sản khớp háng, trật khớp háng.
    • Thoái hóa khớp háng sau biến dạng do mắc phải chỏm xương đùi bị hoại tử vô khuẩn hoặc coxa plana.

3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng

Mỗi thể bệnh đều gây nên bởi những nguyên nhân cụ thể. Đó là:

Nguyên nhân nguyên phát:

Nguyên nhân của thể bệnh nguyên phát 50% gây nên bởi sự lão hóa do cao tuổi. Càng lớn tuổi, các sụn khớp bị bào mòn do màng hoạt dịch không còn sản xuất đủ dịch để bôi trơn sụn. Điều này khiến cho người già khó khăn trong việc di chuyển và dẫn đến nguy cơ bị thoái hóa khớp háng.

thoái hóa khớp háng

Mỗi thể bệnh đều gây nên bởi những nguyên nhân cụ thể

Nguyên nhân thứ phát:

  • Chấn thương: Do lao động, chơi thể thao, tập luyện, ngã,… khiến khớp háng bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp háng.
  • Bẩm sinh: Do bẩm sinh các khớp bị bất thường cấu tạo tại khớp háng hoặc lồi ổ cối, chân thấp chân cao, sai khớp,… khiến khớp háng chịu nhiều áp lực, bị chèn ép, tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp háng.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Cơ thể thiếu các chất cần thiết cho chức năng của xương khớp như Omega-3, vitamin D, canxi,… Bên cạnh đó, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia cũng thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn cùng nhiều bệnh lý khác.
  • Do mắc bệnh nền: Những người đã hoặc đang mắc các bệnh tại khớp háng như viêm thấp khớp, viêm khớp, viêm khớp do lao, viêm cột sống dính khớp, biến chứng tiểu đường, mắc bệnh huyết sắc tố,…sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp háng cao hơn.
  • Do lao động nặng trong thời gian dài: Khi mang vác, bưng bê vật nặng thường xuyên, không đúng tư thế sẽ khiến cho khớp háng bị chịu áp lực, sai lệch và dễ bị thoái hóa hơn.
  • Do hoại tử chỏm xương đùi: Nếu bệnh không được điều trị khỏi sẽ dẫn đến nguy cơ bị thoái hóa khớp háng.
  • Các yếu tố nguy cơ khác đó là béo phì, giới tính, thay đổi thời tiết, sinh nở, di truyền…

4. Triệu chứng của thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng diễn ra với mức độ khác nhau theo từng giai đoạn. Các giai đoạn của bệnh và triệu chứng cụ thể đó là:

Giai đoạn khởi phát:

  • Cảm giác đau nhói ở vùng bẹn, sau đó không đỡ mà cơn đau lan dần xuống đùi và cẳng chân.
  • Cơn đau nhẹ khi nghỉ ngơi nhưng tăng lên khi vận động.
  • Người bệnh có cảm giác khó duỗi, chân tê mỏi.
  • Cảm giác đau đớn tăng dần khiến người bệnh khó khăn hơn khi di chuyển, khó đứng vững và khập khiễng khi đi lại.

Giai đoạn thứ phát:

  • Cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, đặc biệt là vào buổi sáng và chiều tối. Dù nghỉ ngơi, không vận động thì cơn đau vẫn dai dẳng không bớt.
  • Khi đi lại nghe tiếng lạo xạo trong các khớp xương tại háng. Khi này các gai xương xuất hiện xung quanh khớp khiến suy giảm chức năng vận động.
  • Các cơ quanh háng bị teo lại, làm mất chức năng vận động, người bệnh không thể dạng háng, xoay người, gập người,…

thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng diễn ra với mức độ khác nhau theo từng giai đoạn

5. Chẩn đoán thoái hóa khớp háng X quang

Để chẩn đoán chính xác tình trạng thoái hóa khớp háng, các bác sĩ sẽ tiến hành khám triệu chứng lâm sàng sau đó chỉ định chụp X quang hoặc chụp CT scanner hoặc MRI, nhưng phổ biến nhất vẫn là chụp X-quang. Hình ảnh trên film sẽ cho thấy các dấu hiệu sau:

  • Mọc gai xương: Tất cả các vị trí đều bị tình trạng này, kể cả xương chậu và chỏm xương đùi khiến vận động khó khăn hơn.
  • Hẹp khe khớp: Do sụn khớp bị mòn.
  • Xương dưới sụn bị đặc: Do vị trí này phải chịu lực tỳ đè rất lớn.
  • Khuyết xương: Kích thước từ nhỏ đến lớn.

6. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng tùy theo tình trạng bệnh sẽ được chỉ định với các phương pháp khác nhau. Cụ thể là:

6.1 Điều trị nội khoa

Bằng thuốc tây:

Thuốc tây là phương pháp được chỉ định đầu tiên khi người bệnh bị thoái hóa khớp háng. Mục đích của việc này là khắc phục các triệu chứng lâm sàng, giảm đau và giảm tiến triển của bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm có:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Co-codamol,… có tác dụng giảm nhanh các cơn đau do bệnh gây nên.
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm… có tác dụng hỗ trợ làm giảm tình trạng co cứng cơ, co rút cơ bắp.
  • Thuốc kháng viêm: Aspirin, Ibuprofen,… ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, viêm nhiễm lan rộng sang các vị trí xung quanh.

Một số các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe như  Glucosamin Abipha, Jex Max, Khớp Center,… sử dụng các dược liệu tốt cho sụn và khớp, góp phần bảo vệ và tăng cường chức năng vận động.

Bài tập vật lý trị liệu:

Ngoài ra còn có các bài tập vật lý trị liệu giúp hồi phục chức năng vận động. Tác dụng của các bài tập này là giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ vận động các khớp và tăng cơ bắp. Tuy nhiên người bệnh cần được hướng dẫn bởi bác sĩ để đảm bảo an toàn. 

Các bài tập này gồm có:

  • Bài tập nâng cao chân: Nằm sấp, 2 tay chống thẳng lên, 2 mũi chân chạm sàn. Đặt hai đầu gối chạm đất rồi nâng 2 chân lên từ từ đến khi tạo với sàn một góc 90 độ. Giữ trong 10 giây rồi lặp lại 10 phút mỗi ngày.
  • Bài tập kéo gối: Nằm ngửa, 2 đầu gối co lại. Dùng tay kéo đầu gối sát vào ngực, giữ trong vòng 10 giây, tập mỗi ngày.

thoái hóa khớp háng

Các bài tập vật lý trị liệu giúp hồi phục chức năng vận động

6.2 Điều trị ngoại khoa

Người bệnh sau khi can thiệp phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả  và suy giảm khả năng vận động sẽ được chỉ định khi điều trị ngoại khoa. Mục đích của phương pháp này cũng là giảm đau và cải thiện chức năng vận động. 

Các phương pháp gồm có:

  • Cắt bỏ xương: hạn chế hình thành gai xương và biến dạng khớp, giúp vận động bình thường trở lại.
  • Thay một phần khớp háng: Khi người bệnh chỉ bị hao mòn một phần sụn hoặc hư một phần khớp háng.
  • Thay toàn bộ khớp háng: Áp dụng trong trường hợp người bệnh bị nặng, bệnh nhân đau đớn nhiều và cao tuổi (>60 tuổi)khi này khớp háng sẽ được thay bằng khớp háng nhân tạo nhưng có chức năng tương đương với khớp tự nhiên. Bệnh nhân mắc các bệnh lý sau sẽ được chỉ định thay toàn bộ khớp háng:
    • Viêm xương khớp: Do mặt sụn bao bọc đầu xương bị tổn thương.
    • Viêm khớp dạng thấp: Do hệ miễn dịch phản ứng quá mức dẫn đến ăn mòn xương, biến dạng khớp.
    • Hoại tử xương: Do khớp háng không được nuôi dưỡng và cung cấp đầy đủ máu nên dễ bị lún, gây biến dạng khớp.
    • Thoái hóa khớp nặng, kéo dài, dùng thuốc giảm đau không có tác dụng.
    • Người bị cơn đau hành hạ khiến việc đứng lên ngồi xuống khó khăn, đau nhức về đêm gây mất ngủ, suy sụp sức khỏe, phải sử dụng gậy, nạng,…

thoái hóa khớp háng

Thay khớp háng là phương pháp điều trị cuối cùng cho bệnh nhân nặng

Thay khớp háng toàn phần được xem là biện pháp cải thiện bệnh tối ưu, giúp lấy lại chức năng vận động nhưng cũng gây nên không ít biến chứng như:

  • Chảy máu sau khi phẫu thuật.
  • Nứt xương đùi.
  • Nhiễm trùng khớp háng.
  • Lỏng khớp, trật khớp.
  • Tổn thương dây thần kinh quanh khớp háng.
  • Chiều dài 2 chân không bằng nhau.

Do biến chứng của phương pháp này là không ít, vậy nên bệnh nhân cần lựa chọn nơi phẫu thuật uy tín. Cùng với đó là trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện điều trị.

6.3 Điều trị bằng y học cổ truyền

Trong các tài liệu của Đông y, thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng gây ra bởi các yếu tố ngoại nhân (như phong, hàn, thấp) xâm nhập vào cơ thể. Khi này các yếu tố nội nhân (cơ địa, phủ tạng) bị suy yếu, khí huyết tắc nghẽn, đau nhức. 

Nguyên tắc trị liệu bằng y học cổ truyền đó là loại bỏ căn nguyên gây bệnh, bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc, can thận. Từ các bài thuốc nam với nguyên liệu là các thảo dược quý có tác dụng chữa trị thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, khớp háng,… Các vị thuốc thường có đó là:

  • Dây đau xương: Giảm đau, giảm co thắt cơ, ức chế hoạt động của hệ thần kinh.
  • Gối hạc: Lưu thông khí huyết, giảm sưng tấy.
  • Tơ hồng xanh: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp.
  • Đỗ trọng: Giãn mạch, tăng lưu lượng máu, mạnh gân cốt.

thuốc trị thoái hóa khớp háng

Nguyên tắc trị liệu bằng y học cổ truyền là loại bỏ căn nguyên gây bệnh, bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc, can thận

Ngoài ra thì các phương pháp như bấm huyệt, châm cứu để tác động vào các huyệt đạo, kinh mạch cũng giúp tăng hiệu quả điều trị. Chữa bằng thuốc nam và y học cổ truyền có ưu điểm đó là hiệu quả cao và an toàn, ít gây nên tác dụng phụ nhưng cần phải kiên trì trong thời gian dài.

Người bị thoái hóa khớp háng gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ tăng cơ hội chữa lành, phục hồi chức năng vận động và tránh được nguy cơ bị tàn phế. Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Nhà thuốc Minh Châu 5 qua số hotline 0909 407 570 – 0274 6502 998.

Bài viết có liên quan
0909 407 570