Thoái hóa khớp lưng là là một bệnh mãn tính khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa xương phát triển trên đốt cột sống. Bệnh này khiến người bệnh có cảm giác đau đớn và bị hạn chế vận động do các dây thần kinh chức năng bị ảnh hưởng. Hãy cùng bài viết sau đây hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thoái hóa khớp lưng.
1. Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp lưng
Theo số liệu thống kê của viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon) có đến hơn 85% những người cao tuổi trên 60 tuổi bị thoái hóa khớp lưng. Thoái hóa khớp lưng diễn ra ở các phần khác nhau của xương cột sống:
- Bị gai cột sống ngực ảnh hưởng đến phần giữa cột sống.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến phần thắt lưng dưới
- Các ngạnh của phần khớp xương nhô ra là ảnh hưởng đến phần cột sống gây ra cảm giác đau đớn khó chịu cho người bệnh.
Thoái hóa khớp lưng gây nhiều đau đớn và khó khăn trong vận động
Thoái hóa khớp lưng có tác động và biểu hiện khác nhau giữa các cá nhân. Tuy nhiên điểm chung của bệnh này là thường gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng kiến người bệnh đau đớn, khó khăn trong vận động.
2. Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp lưng
Bệnh thoái hóa khớp lưng gây đau đớn và khó khăn trong vận động cho người bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu một áp lực lớn và thường xuyên trong một thời gian dài. Từ đó dẫn tới việc sụn và phần xương dưới sụn bị tổn thương bị tổn thương, làm giảm hoặc mất tính đàn hồi của phần đĩa đệm và làm dây chằng bị xơ cứng. Bệnh thường do:
- Do tuổi tác: Nguyên nhân chính dẫn tới thoái hóa cột sống. Tuổi cao dẫn tới cấu trúc xương khớp bị suy yếu, sụn khớp dễ bị vỡ, khung cung cấp đủ chất bôi trơn là các vận động trở nên khó khăn.
- Do chấn thương ở vùng cột sống: Những tác động trực tiếp vào cột sống có thể làm khu vực này bị tổn thương và gây ra tình trạng thoái hóa nếu không được phát hiện kịp thời.
- Ít vận động: Ngồi lâu một chỗ, ít vận động và luyện tập thể chất, ngủ gối quá cao, hoặc quá thấp cũng dẫn tới nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp lưng.
- Thường xuyên làm những công việc nặng nhọc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Lâu ngày gây áp lực lớn lên cột sống gây tổn thương cho phần sụn khớp và đĩa đệm.
- Do ăn uống thiếu chất đặc biệt là canxi khiến hệ thống xương khớp không đủ nhiên liệu để tái tạo các tế bào sụn khớp mới.
- Do di truyền: Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh thoái hóa khớp lưng thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải vấn đề này.
Thoái hóa khớp lưng nguyên nhân chính thường do tuổi cao cấu trúc xương suy giảm
3. Các triệu chứng biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp lưng
Hầu hết những bệnh nhân bị thoái hóa khớp lưng có liên quan đến tuổi tác ở giai đoạn đầu không gặp bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Một số người khác có triệu chứng bệnh trong một thời gian dài nhưng sau đó biến mất. Và đôi khi chỉ cần người bệnh di chuyển đột ngột thì có thể làm xuất hiện lại các triệu chứng. Các triệu chứng thường thấy của bệnh thoái hóa khớp lưng đặc biệt là khi bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng, đó là:
- Cứng khớp và đau nhẹ trở nặng hơn sau khi không cử động hay người bệnh hạn chế vận động trong thời gian dài như ngồi quá nhiều.
- Yếu ở tay chân.
- Sự kết hợp giữa tay và chân kém linh hoạt.
- Co thắt cơ bắp và cảm giác đau đớn.
- Mất thăng bằng, đi lại khó khăn.
- Đau đầu.
- Mất kiểm soát bằng quan hoặc ruột.
4. Đường lây truyền và biến chứng của bệnh khớp lưng.
Bệnh thoái hóa khớp lưng không phải căn bệnh truyền nhiễm nên không lây truyền từ người này qua người khác. Nếu để bệnh tiến triển nặng có thể dẫn tới một số biến chứng sau:
- Gây biến dạng xương cột sống: Những cơn đau kéo dài của thoái hóa khớp lưng có thể khiến cột sống của người bệnh bị cong vẹo hay gù…không chỉ gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động.
- Gây ra các chèn ép lên rễ thần kinh: Thoái hóa khớp lưng gây chèn ép lên các dây thần kinh từ đó dẫn đến các cơn đau. Chúng có xu hướng lan dần theo các dây thần kinh từ lưng xuống hông, chân, cẳng chân, bàn chân gây ra các hiện tượng gây tê bì tay chân thậm chí nặng hơn có thể bị liệt.
- Thị lực giảm: Một số người bị thoái hóa khớp lưng còn thường bị biến chứng dẫn tới suy giảm thị lực, sợ ánh sáng, tầm nhìn bị thu hẹp, mắt sưng đau nặng hơn có thể bị mù…
- Gây tổn thương đĩa đệm và cột sống: Nếu diễn bệnh ra trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cho phần đĩa đệm dẫn tới thoát vị đĩa đệm cũng như bị gai cột sống vùng thắt lưng.
Thoái hóa khớp lưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
5. Đối tượng nguy cơ bệnh thoái hóa khớp lưng
- Những người có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp lưng (thoái hóa cột sống) bao gồm:
- Có người thân trong gia đình bị thoái hóa khớp lưng.
- Những người thừa cân, béo phì.
- Người ít vận động, ít tập thể dục thể thao.
- Bị chấn thương cột sống hay đã từng trải qua phẫu thuật cột sống.
- Hút thuốc lá nhiều.
- Làm việc hay có nghề nghiệp yêu cầu phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại thường xuyên làm tăng áp lực lên phần cột sống.
- Có các vấn đề về sức khỏe tâm thần như căng thẳng, trầm cảm.
- Bị bệnh viêm khớp vẩy nến.
6. Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp lưng
Để xác định tình trạng thoái hóa khớp lưng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thực hiện các chẩn đoán lâm sàng. Để chẩn đoán thoái hóa cột sống bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chức năng vận động của các cơ. Test mức độ đau tại những vị trí bị tổn thương kết hợp với những triệu chứng bệnh nhân gặp phải để đưa ra những kết luận ban đầu.
Sau khi đã có những kết luận một cách sơ bộ tùy vào tình trạng của bệnh mà bệnh nhân sẽ được là thêm các xét nghiệm khác như:
- Chụp X quang các tư thế thẳng, nghiêng để phát hiện các hiện tượng bất thường của cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ hình ảnh để biết chính xác vị trí và mức độ của những tổn thương và tình trạng thoái hóa khớp lưng mà người bệnh gặp phải. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp cụ thể bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm máu toàn phần.
Chụp X quang xác định vị trí và mức độ thoái hóa khớp lưng
7. Các biện pháp điều trị bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng
Để điều trị bệnh thoái hóa khớp lưng có thể áp các phương pháp điều trị cơ bản sau:
7.1. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Những trường hợp thoái hóa khớp lưng ở giai đoạn nhẹ thường không có biểu hiện đối khi chỉ là hiện tượng co cứng vì vậy người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà như sau:
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID.
- Thường xuyên vận động và thực hiện các hoạt động thể chất, tập thể dục ở mức độ nhẹ như bơi lội, đi bộ đúng cách có thể mang đến sức mạnh cho cơ bắp, duy trì sự dẻo dai để gánh bớt gánh nặng dồn lên cột sống.
- Thực hiện đúng cách các tư thế ngồi, đi, đứng.
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi ngay khi có triệu chứng đau nhức.
7.2. Phương pháp điều trị thay thế
Để giảm triệu chứng và kiểm soát các cơn đau người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tiến hành châm cứu.
- Nắn chỉnh cột sống.
- Xoa bóp.
- Điều trị bằng siêu âm.
- Kích thích điện.
Nếu đau nhiều và kéo dài bác sĩ có thể thể chỉ định:
- Uống thuốc giảm đau.
- Thuốc giảm co thắt, giãn cơ.
- Thuốc giảm đau thần kinh.
- Thuốc steroid dạng tiêm hoặc uống. Những do thuốc có nhiều tác dụng phụ nên bác sĩ sẽ hạn chế dùng thuốc này cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật: Nếu bệnh nhân có các triệu chứng đau đớn nặng và kéo dài mà các biện pháp khác không điều trị hiệu quả. Hoặc trong trường hợp phòng tránh việc chèn ép các dây thần kinh dẫn đến tê liệt gây hậu quả nghiêm trọng, yếu hoặc mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, các tổn thương khác có thể trở nên tồi tệ thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
7.3. Các loại thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp lưng
Để giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp lưng bệnh nhân có thể sử dụng những loại thước dưới đây:
Gai Xương Kingphar 40 Viên
Gai xương Kingphar là sự kết hợp các bài thuốc quý trong đông y của Việt Nam dựa trên nguyên lý bổ thận, mạnh gân cốt, giúp hoạt huyết, hành khí, giảm đau. Đây là bài thuốc giúp điều trị gai xương và thoái hóa khớp cực kỳ hiệu quả.
Gai Xương Kingphar 40 Viên
Thành phần chính có trong sản phẩm gồm có hoa hồng khô còn gọi là cây Rum hoặc Carthamus tinctorius có tác dụng hạ huyết áp, mỡ máu, tăng cường miễn dịch, chống viêm. Vị cay và tính ôn của hoa hồng các tác dụng hoạt huyết, thông kinh chỉ thống, cải thiện tốt tình trạng đau nhức xương khớp do chèn ép dây thần kinh.
Bạch chỉ hay còn được gọi là chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược…Có tác dụng hiệu quả trong tán phong trừ thấp, giảm đau, thông khiếu, tiêu thũng trừu mủ. Ngoài ra, bạch chỉ còn có tác dụng kiện cơ, nhuận cơ, giúp tăng cường chức năng của hệ vận động
Bên cạnh đó, trong thành phần của Gai xương Kingphar còn được bổ sung MSM (Methylsulfonylmethan) và HA(acid Hyaluronic) có tác dụng duy trì sự liên kết bình thường của các mô trong cơ thể. Chống viêm trong các trường hợp bị dị ứng, viêm khớp, thoái hóa khớp lưng…Đồng thời HA có tác dụng giữ nước rất tốt, có chức năng là chất đệm và lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào. HA là chiếc đệm êm ái cho các mấu nối ở xương khớp giữa những dây thần kinh.
Cách dùng:
- Người lớn uống 2 viên/ngày chia 2 lần.
- Dùng 1 liệu trình từ 3 -6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thuốc trị viêm khớp Nhật Bản Glucosamine Orihiro
Glucosamine Orihiro là sản phẩm của công ty Orihiro- Nhật Bản. Thuốc có các thành phần từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, thoái hóa khớp xương hiệu quả, lành tính và an toàn. Chính vì vậy sản phẩm được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Thuốc trị viêm khớp Glucosamine Orihiro của Nhật
Thành phần chính có trong sản phẩm này là những thành phần tốt cho xương, khớp xương gồm có các nguyên tố vi lượng Mg, Zn, Chondroitin, MSM. Và đặc biệt là hoạt chất Glucosamine có trong thành phần cấu tạo của xương khớp. Chính vì vậy, mà sản phẩm này mang tới tác dụng lớn trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp lưng. Hỗ trợ xương chắc khỏe tái tạo sụn, tăng cường dịch nhầy bôi trơn ổ khớp. Từ đó giúp giảm đau và các chức năng vận động linh hoạt hơn, dễ dàng hơn.
Những người mắc bệnh thoái hóa khớp lưng sử dụng thuốc sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị các cơn đau kéo dài. Giúp bệnh nhân vận động dễ dàng và linh hoạt hơn
Cách sử dụng:
- Uống 2 lần /ngày mỗi lần 5 viên.
- Dùng 1 liệu trình từ 3 -4 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai đang cho con bú và người bị bệnh tiểu đường.
8. Phòng ngừa bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng
Hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp lưng cũng như cải thiện sức khỏe cột sống như sau:
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và thực hiện kế hoạch vật lý trị liệu tại nhà.
- Ngồi đứng và đi lại đúng cách.
- Không làm việc quá sức, cường độ cao trong thời gian dài và thường xuyên.
- Duy trì cân nặng của cơ thể ở mức phù hợp.
- Ăn uống lành mạnh bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi.
- Bỏ thuốc lá, rượu bia.
- Tăng cường vận động, luyện tập thể tạo thường xuyên đều đặn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp.
Thoái hóa khớp lưng là bệnh về xương khớp thường gặp đặc biệt là người cao tuổi. Hiểu được tình trạng, nguyên nhân sẽ giúp cho bệnh nhân có những biện pháp chữa trị đúng cách nhằm giảm tình trạng đau đớn khó chịu cũng như có cách chăm sóc và phòng bệnh hiệu quả.
Nếu bạn muốn mua các loại thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp lưng có thể liên hệ tới Nhà thuốc Minh Châu 5. Tại đây có bán rất nhiều loại thuốc điều trị xương khớp, thoái hóa khớp lưng… có chất lượng tốt đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh. Bạn có thể đặt thuốc trên website của nhà thuốc ngoài ra bạn có thể chat trực tiếp với tư vấn viên hoặc liên hệ qua Hotline 0909.047570 để được tư vấn cụ thế.