Triệu chứng thoái hóa khớp vai là gì? Cách điều trị hiệu quả

xương khớp vai

Thoái hóa khớp vai thường xuyên gây ra những cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Tuy bệnh lý này không quá nguy hiểm, nhưng nếu như phớt lờ đi những triệu chứng và không điều trị kịp thời. Tình trạng này sẽ khiến cho sức khỏe xuống cấp nhanh chóng. Cùng tìm hiểu về bệnh lý thoái hóa xương khớp vai và cách điều trị hiệu quả qua những thông tin sau đây.  

Thế nào là thoái hóa khớp vai?

Thoái hóa khớp vai là tình trạng mà sụn khớp đã bị bào mòn, các đầu xương khớp cọ xát với nhau. Tình trạng này dễ dẫn đến sưng đau và khó chịu, có thể gây ra tình trạng suy giảm chức năng vận động. Những người dễ mắc bệnh lý này phổ biến ở những người trên 50 tuổi, nhưng tình trạng này cũng xuất hiện ở người trẻ do nhiều yếu tố.  

Điển hình đó là việc thường xuyên là, những công việc nặng, khuân vác, do chấn thương. Một số người thường xuyên phải nâng vật trên cao, ném, hoạt động mạnh đến vai cũng gây ra những chấn thương ở bộ phận này và làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp vai.

xương khớp vai
Thoái hóa khớp vai gây bào mòn sụn khớp

Những triệu chứng điển hình khi mắc xương khớp vai

Bị thoái hóa  khớp vai thường là bệnh khởi phát âm thầm, có thể là từ vài tháng hoặc vài năm mà không có nhiều biểu hiện rõ ràng. Thỉnh thoảng, người bệnh có cảm giác, đau cứng.  Việc nhận biết sớm những dấu hiệu thoái hóa xương khớp rất quan trọng, giúp người bệnh điều trị hiệu quả bệnh: 

Đau vai

Bệnh thoái hóa khớp thường khiến cho người bệnh có cảm giác căng, đau cơ sâu bên trong. Những cơn đau cũng khởi phát kể cả khi người bệnh chỉ cử động cường độ nhẹ, không gắng sức. Cơn đau có thể âm ỉ, từng cơn kéo dài gây ra tình trạng trằn trọc và mất ngủ.  Đau xương khớp vai là tình trạng khó phổ biến, nên người bệnh cần nhận biết sớm. 

Khớp vai bị cứng

Sau một thời gian không vận động, khớp vai thường cứng lại, không linh động, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Đi kèm với dấu hiệu này là xương khớp vai bị giảm phạm vi hoạt động, kể cả khi có sự hỗ trợ của người khác, việc cử động khớp vai cũng trở nên khó khăn.  

xương khớp vai
Cử động khó, kém linh hoạt là triệu chứng điển hình

Cử động vai có tiếng “lộp cộp”

Thoái hóa khớp vai khiến cho lớp sụn bọc quanh xương vai bị hao mòn, các đầu xương cọ xát với nhau tạo ra âm thanh lạo xạo, lộp cộp khi hoạt động. Đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình có liên quan đến thoái hóa xương khớp vai.  Bên cạnh đó, bệnh còn có dấu hiệu khác là sưng đỏ, nóng rát do ma sát giữa các mô mềm.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp vai 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xương khớp vai bị tổn thương và thoái hóa, cụ thể: 

Do chấn thương

Tình trạng chấn thương, va đập mạnh, gãy xương, trật khớp cũng là nguyên nhân gây tổn thương xương khớp cho vai. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai. Bên cạnh đó, những biến chứng do phẫu thuật cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thoái hóa này.  

Tuổi cao

Tình trạng xương khớp dần thoái hóa ngày càng tăng do vấn đề tuổi tác, đặc biệt là tỷ lệ cao ở những người trên 50 tuổi. Theo quá trình lão hóa tự nhiên, xương khớp sẽ dần hao mòn, trở nên mỏng đi và kém linh hoạt, khiến cho quá trình thoái hóa xảy ra.  

xương khớp vai
Tuổi cao là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp

Di truyền và bệnh lý

Những người có người thân trong gia đình bị thoái hóa xương khớp vai sẽ có nguy cơ cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Bên cạnh đó, các bệnh lý do viêm, nhiễm trùng, gout, chuyển hóa rỗi loạn cũng để nhanh quá trình bào mòn sụn khớp vai.  

Điều trị xương khớp vai thoái hóa như thế nào?

Để điều trị bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên đi thăm khám sớm để có những chỉ định chuẩn xác từ bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị hiệu quả:

Phẫu thuật

Những phương pháp điều trị bảo tồn ít khi mang đến hiệu quả cho người mắc thoái hóa khớp nặng, khi đó bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Người bệnh nên cân nhắc trước khi thực hiện phẫu thuật bởi sau mổ bệnh nhân cần luyện tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ. 

Dùng thuốc

Một số loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng để nhanh chóng giảm tạm thời những cơn đau khó chịu ở khớp vai, điển hình là:  

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Gồm có các loại thuốc chống viêm như ibuprofen, naproxen,  aspirin, …
  • Thuốc kê theo đơn ức chế COX-2 (Celebrex).
  • Thuốc bôi ngoài da để giảm đau tại chỗ.  

Thực phẩm chức năng

Sử dụng các loại thực phẩm chức năng sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả. Điển hình có GLUCOSAMINE gold. Đây là loại thuốc có tác dụng làm chậm quá trình viêm khớp, giảm đau hiệu quả và bổ sung chất nhờn quanh khớp được nhiều người sử dụng. 

glucosamine gold
GLUCOSAMINE gold hiệu quả được tin dùng

Xem sản phẩm chi tiết: tại đây

Qua những thông tin mà bài viết chia sẻ về xương khớp vai cũng như cách điều trị. Nên đi thăm khám sớm và áp dụng phương pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân.  

Bài viết có liên quan
0909 407 570